Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (Trang 102 - 104)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của tập đoàn

đoàn Viettel

4.1.1. Bối cảnh quốc tế

Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang bƣớc vào bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thƣơng mại, làn sóng ký kết các FTA đang trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, tái cơ cấu kinh tế, hƣớng tới tăng trƣởng xanh dựa trên nền kinh tế tri thức đang và vẫn sẽ là nội dung quan trọng, có tính chất định hƣớng đối với các quốc gia trên thế giới. Tăng trƣởng xanh với mục tiêu giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực cho tăng trƣởng kinh tế, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng thân thiện hơn với môi trƣờng qua việc phát triển các ngành kinh tế xanh, sản xuất hàng hoá, phát triển dịch vụ môi trƣờng, phát triển năng lƣợng sạch, … là điều mong muốn của nhiều quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực ngày càng cạn kiết và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu. Các quốc gia phát triển có xu hƣớng tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp cuối cùng có hàm lƣợng công nghệ cao, giá trị công nghệ trong các sản phẩm đƣợc đặt lên hàng đầu, ngƣời tiêu dùng đang hƣớng đến việc ủng hộ các sản phẩm công nghiệp đảm bảo sức khỏe, thân thiện với môi trƣờng. Đây là một thách thức lớn cho sản phẩm Viettel khi muốn tham gia vào các thị trƣờng này cũng nhƣ là vƣợt qua đƣợc các hàng rào kỹ thuật mà các nƣớc phát triển áp dụng để bảo vệ ngƣời tiêu dùng của họ.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu phục hồi đầy khả quan thì ngành viễn thông đƣợc đánh giá là ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp, là một ngành không thể thiếu ở bất kỳ quốc gia nào vì nó liên quan không chỉ đến di động, truyền thông mà nó gắn liền với các hoạt động trọng trong một quốc gia nhƣ an ninh quốc gia, kinh tế, chính trị, luật pháp, giáo dục, …. Chính

vì thế nó đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài muốn mở rộng thị trƣờng đầu tƣ.

Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, thị trƣờng viễn thông nhìn chung có 3 loại: thị trƣờng chƣa phát triển (với độ phủ dƣới 20% dân số); thị trƣờng đang phát triển (với độ phủ dƣới 60%); thị trƣờng đi vào bão hòa (với độ phủ trên 60%). Trừ thị trƣờng chƣa phát triển, thì dù ở đâu, viễn thông cũng là lĩnh vực cạnh tranh cao và khá rủi ro. Trên thế giới có 1,500 công ty đang nắm giữ giấy phép, nhƣng chỉ 500 công ty có lãi. Thị trƣờng dƣới 20% hiện chỉ còn Myanmar, Cuba, Triều Tiên. Trong khi đó, thị trƣờng có độ phủ 20-60% còn khá nhiều, nhất là tại châu Phi. Nhƣ vậy, để đầu tƣ vào các thị trƣờng nƣớc ngoài, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam không thể lựa chọn các thị trƣờng phát triển vì hết giấy phép trong khi các thị trƣờng chƣa phát triển thì khả năng thu hồi vốn không cao; cạnh tranh và rủi ro lớn (vấn đề ổn định chính trị; chính sách bao vây cấm vận, khả năng đổi mới của nền kinh tế các thị trƣờng này).

Việc xác định thị trƣờng mục tiêu là các thị trƣờng đang phát triển đang là xu hƣớng của các doanh nghiệp viễn thông thế giới và đây cũng sẽ là hƣớng đi của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nếu muốn mở rộng ra đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, việc triển khai đầu tƣ bằng hoạt động M&A (mua-bán sáp nhập doanh nghiệp) cũng là một cửa hẹp cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải tính toán nếu muốn thâm nhập vào các thị trƣờng phát triển. Một thách thức khác đó là chuẩn bị nhân lực cho việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Viettel. Với đòi hỏi phải am hiểu địa bàn đầu tƣ; phong tục, tập quán; môi trƣờng pháp luật và đầu tƣ, … thì rõ ràng việc chuẩn bị nhân lực để đƣa ra nƣớc ngoài từ giai đoạn tìm hiểu đến giai đoạn triển khai là một thách thức không dễ vƣợt qua của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nói chung, Viettel nói riêng so với các đối thủ là các doanh nghiệp viễn thông thế giới. Những bài học về thành công và thất bại của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam suốt thời gian qua cần đƣợc đúc rút; chia sẻ để cùng hƣớng đến sự thành công.

4.1.2. Bối cảnh trong nước

hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này mở ra khả năng cho Việt Nam tận dụng mọi nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, kinh tế tăng trƣởng vừa có tác động thúc đẩy, vừa có tác động cản trở đến hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tập đoàn Viettel nói riêng.

Mô hình kinh tế mới tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động nguồn lực, sức sáng tạo của toàn dân để đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong vùng. Các cơ chế, chính sách tiếp tục đƣợc đổi mới mạnh mẽ là tiền đề để phát huy hơn nữa việc sử dụng các nguồn lực, các tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội và đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Chƣơng trình hành động của Chính phủ Việt Nam trong những năm tới tập trung chủ yếu vào việc thay đổi mô hình tăng trƣởng, chuyển từ tăng trƣởng theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào các yếu tố lợi thế so sánh sẵn có sang khai thác các yếu tố cạnh tranh trên cơ sở công nghệ cao, chất lƣợng cao của nguồn nhân lực và tính hiện đại của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Đây là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trƣởng của các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực viễn thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)