CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Chiến lƣợc của Viettel tại mỗi thị trƣờng
3.2.3. Chiến lược đầu tư tại Lào
3.2.3.1. Giới thiệu về Lào
Nƣớc cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm ở trung tâm tiểu vùng sông Mê Công, đồng thời là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không có đƣờng thông ra biển. Nhìn chung, Lào có nền chính trị ổn định, có mối quan hệ tốt với các nƣớc láng giềng, các nƣớc ASEAN, đặc biệt là mối quan hệ và hợp tác toàn diện với Việt Nam. Đây là yếu tố thuận lợi tạo sức hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong đó có Việt Nam vào đầu tƣ tại Lào.
Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến khích kinh tế tƣ nhân từ năm 1986. Nhờ những cải cách đổi mới đó mà kinh tế Lào những năm gần đây đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể.
Hình 3.4: GDP, tốc độ tăng trƣởng và tỷ lệ lạm phát của Lào
Nguồn: Worldbank 3.2.3.2. Thị trường viễn thông tại Lào
Với dân số trên 6 triệu ngƣời, Lào là một thị trƣờng có nhu cầu lớn, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến viễn thông. Tuy nhiên nhìn chung, so với các nƣớc khác trong khu vực ASEAN, sự phát triển của lĩnh vực viễn thông tại Lào vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu, mức tiêu thụ còn thấp và giới hạn chủ yếu ở các thành phố lớn. Nguyên nhân là do trình độ dân trí, dân số không đông, sức mua và thu nhập của ngƣời dân Lào chƣa cao. Bên cạnh đó, Lào cũng thiếu các chuyên gia trong lĩnh vực
này, trƣờng cung cấp các khóa học chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông ở Lào hiện rất ít, các trƣờng hầu hết chƣa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Bắt đầu từ năm 2008, với sự xuất hiện của các nhà cung cấp liên doanh với nƣớc ngoài, tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tiếp cận với các dịch vụ viễn thông nhƣ Internet, điện thoại tăng lên đáng kể. Cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu của Lào về các dịch vụ viễn thông có xu hƣớng tăng nhanh, đòi hỏi các nhà cung cấp phải áp dụng các công nghệ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời dân. Dựa vào nguồn viện trợ của World Bank và các nƣớc khác, Chính phủ Lào đã bắt đầu xây dựng hạ tầng viễn thông hiện đại với sự trợ giúp của Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU) và một số nƣớc.
Lào tham gia vào thị trƣờng viễn thông tƣơng đối muộn, sự cạnh tranh mới chỉ bắt đầu có từ năm 2002 với một số lƣợng nhà khai thác hạn chế. Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng trên thị trƣờng viễn thông Lào rất nhanh chóng. Từ đầu năm 2003, do sự tham gia và nguồn vốn đầu tƣ của các nhà khai thác nƣớc ngoài, thị trƣờng viễn thông Lào bắt đầu phát triển, số thuê bao tăng gấp 7 lần chỉ trong hai năm sau đó. Đến cuối tháng 06/2012, tổng chiều dài cáp quang thông tin viễn thông Lào đã lên tới 51 nghìn km, có 6,780 trạm thu phát sóng điện thoại di động, che phủ 138 huyện thuộc 17 tỉnh thành trong cả nƣớc Lào, trong đó mạng 3G đã che phủ 2 thôn làng. Hiện nay, cả nƣớc Lào đã có 5,402 triệu thuê bao điện thoại, mức độ che phủ 88%.
Cùng với sự bùng nổ của thị trƣờng điện thoại di động trên thế giới, thị trƣờng điện thoại di động tại Lào có những bƣớc phát triển nhanh chóng. Hiện nay, Lào đã có 4 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động: ETL, Lao Telecom, Star Telecom và Millicom với thị phần lớn nhất thuộc về Star Telecom (chiếm 42.2%).
3.2.3.3. Một số quy định của Lào về đầu tư nước ngoài và kinh doanh ngành viễn thông
Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tƣ của Lào đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, chƣa thật sự minh bạch và khó tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc chƣa thật sự đồng bộ làm ảnh hƣởng đến việc thực thi chính sách.
Lực lƣợng lao động tại Lào rất hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu về lao động của nhà đầu tƣ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, ý thức, kỷ luật của lao động. Một số ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi lao động trình độ cao rất khó tuyển dụng, phần lớn các doanh nghiệp phải đƣa lao động từ Việt Nam sang, dẫn đến phải tăng chi phí đầu tƣ.
Hiến pháp Lào đƣợc thông qua năm 1991 và đƣợc sửa đổi gần đây nhất là vào năm 2003. Hệ thống pháp luật của Lào đƣợc hình thành chủ yếu từ tập quán và truyền thống của đất nƣớc Lào. Tuy nhiên kể từ giữa những năm 1980, hệ thống pháp luật này cũng đã có ảnh hƣởng bởi sự chuyển giao kinh tế và pháp luật của các nƣớc láng giềng là Việt Nam và Trung Quốc. Để đáp ứng các nhu cầu tăng cƣờng hợp tác với các quốc gia trên thế giới, Lào đang xem xét các văn bản pháp luật của một loạt các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới và soạn thảo nhiều nghị định và văn bản pháp luật mới. Lào đã ban hành một số luật mới trong những năm gần đây, nhƣng việc điều hành đất nƣớc vẫn chủ yếu dựa vào việc ban hành các nghị định. Từ năm 2000, Lào đã ban hành và sửa đổi hơn 90 bộ luật, quy định, nghị định (trong đó có 20 bộ luật và 70 quy định, nghị định) liên quan đến thƣơng mại và đang tiếp tục sửa đổi các quy định về pháp luật theo đúng cam kết đã ký với Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO).
Hiện nay, nhà nƣớc Lào đã xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật với: luật Doanh nghiệp, luật Thuế, luật Hải quan, luật Đầu tƣ nƣớc ngoài, luật Viễn thông, các văn bản dƣới luật của chính phủ, Bộ Thƣơng mại, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khác, …. Hệ thống pháp luật trên đã tạo môi trƣờng và hành lang pháp lý an toàn cho các hoạt động kinh tế diễn ra trên thị trƣờng Lào trong đó có hoạt động cung ứng các dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và chính sách của Lào hiện còn nhiều điểm bất cập và chƣa đồng bộ, thống nhất.
Trong lĩnh vực viễn thông, các cơ quan nhà nƣớc tại Lào chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và quy định liên quan đến lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, bao gồm: cơ quan quốc gia về bƣu chính viễn thông (NAPT), cơ quan quốc gia về khoa học công nghệ (NAST) và Bộ Văn hóa thông tin (MIC), Bộ
Truyền thông, bƣu chính, vận tải và xây dựng (MCTPC). Sở Bƣu chính Viễn thông là đơn vị chức năng trong MCTPC có nhiệm vụ quản lý điều hành các chính sách, chiến lƣợc phát triển dài hạn; cấp giấy phép và các quy định liên quan đến bƣu chính và viễn thông.
NAPT đã đƣợc thành lập theo Nghị định 375/PM ngày 22 tháng 1 năm 2007. NAPT chịu trách nhiệm hoạch định chính sách trong lĩnh vực viễn thông, quy định về bƣu chính, viễn thông và công nghệ thông tin và xây dựng các chiến lƣợc cho việc lập kế hoạch phát triển dài hạn của ngành viễn thông. NAST thiết lập các chính sách về công nghệ thông tin và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các quán cà phê Internet và các trung tâm thông tin tại Lào. Bộ Văn hóa thông tin (MIC) chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và quy định liên quan đến văn hóa, phƣơng tiện truyền thông, thông tin và các vấn đề liên quan đến dịch vụ Internet. Sự phân chia trách nhiệm quản lý của các cơ quan trên chƣa có sự thống nhất và minh bạch do vậy vẫn còn sự chồng chéo trách nhiệm giữa NAPT, NAST và MIC trong việc cấp giấy phép cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet.
Mặc dù tốc độ phát triển của Lào trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin khá nhanh chóng, tuy nhiên khung pháp lý để hỗ trợ sự phát triển của các lĩnh vực này vẫn còn thiếu chi tiết và không đủ để tạo ra một môi trƣờng kinh doanh hiệu quả và cạnh tranh bình đẳng. Khuôn khổ pháp lý và các quy định hiện hành trong lĩnh vực viễn thông của Lào hiện nay bao gồm các công cụ cơ bản sau đây:
Luật Viễn thông, số 2/NA (ban hành ngày 1 tháng 4 năm 2001) (Luật Viễn thông); Nghị định xây dựng cơ quan quốc gia về Bƣu chính Viễn thông (NAPT) số 375/PM (ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2007) (Nghị định 375);
Luật Lao động, số 2/NA (ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2004) (Luật Lao động); Luật Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, số 11/NA (ban hành ngày 22 tháng mƣời năm 2004) (Luật Đầu tƣ );
Nghị định về hƣớng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, số 3 1/PM (ban hành ngày 12 tháng mƣời năm 2005) (Nghị định 301);
Nghị định về cạnh tranh thƣơng mại (Nghị định Cạnh tranh), số 15/PMO (ban hành ngày 4 tháng 2 năm 2004).
Nghị định về quản lý ngoại hối và kim loại quý (Nghị định về ngoại hối), Nghị định số 1/OP ban hành ngày tháng 8 năm 2002.
Hiện ở Lào vẫn chƣa có các Quy định, Nghị định hƣớng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật trên.
Các hoạt động kinh doanh viễn thông của các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Lào cơ bản chịu sự điều chỉnh trực tiếp của 2 bộ luật: luật Viễn thông và luật Đầu tƣ nƣớc ngoài.
Luật Viễn thông
Quốc hội Lào đã thông qua Bộ luật Viễn thông vào tháng 4 năm 2001. Luật Viễn thông công nhận tầm quan trọng tối cao của viễn thông trong sự phát triển của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cũng nhƣ vai trò của khu vực tƣ nhân trong việc phát triển ngành dịch vụ này. Trong điều 4 chƣơng 1 của Bộ luật, Chính phủ Lào khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cạnh tranh và hợp tác đầu tƣ, xây dựng phát triển, mở rộng mạng lƣới và các dịch vụ viễn thông phù hợp với hệ thống pháp luật của Chính phủ. Điều 14, chƣơng 4 trong Luật Viễn thông quy định trách nhiệm của các nhà khai thác các dịch vụ viễn thông, tuy nhiên chƣa đƣa ra chính sách chính thức hoặc mục tiêu cụ thể cho các dịch vụ phổ cập hoặc truy cập tại Lào. Luật cũng quy định về việc thành lập một quỹ phát triển viễn thông cho sự phát triển tiến bộ của một hệ thống viễn thông năng động thông qua việc nguồn ngân sách của chính phủ, các khoản đóng góp của các cơ quan tài trợ, viện trợ nƣớc ngoài và một phần doanh thu đƣợc tạo ra bằng việc cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên cho đến nay trên thực tế quỹ này vẫn chƣa đƣợc thành lập. Trong Luật cũng không đề cập đến trách nhiệm của các nhà khai thác mạng viễn thông khi hết hạn giấy phép. Nhìn chung, Luật Viễn thông Lào hiện nay còn rất ngắn gọn, nhiều điểm mơ hồ, chƣa rõ ràng và chƣa đầy đủ.
Chính phủ Lào đã ban hành một số luật liên quan:
Luật phòng chống tội phạm mạng (số 61/NA, ngày 15 tháng 7 năm 2015); Luật Công nghệ thông tin và truyền thông (số 02/NA, ngày 7 tháng 11 năm 2016); Luật bảo vệ dữ liệu điện tử (số 25/NA, 12/5/2017).
Luật Đầu tƣ
Hiện nay, ở Lào đang tồn tại 2 Bộ Luật Đầu tƣ: Luật Đầu tƣ áp dụng cho doanh nghiệp nƣớc ngoài và Luật Đầu tƣ với doanh nghiệp trong nƣớc.
Luật Khuyến khích đầu tƣ số 14/NA (LIP) có hiệu lực tại Lào ngày 19/4/2017 và thay thế Luật Khuyến khích đầu tƣ số 02/NA ngày 8 tháng 7 năm 2009 và Nghị định của Chính phủ về việc thực hiện Luật đầu tƣ mới (2009) số 119/PM, ngày 20 tháng 4 năm 2011. LIP mới nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ tƣ nhân trong nƣớc và quốc tế bằng cách cung cấp một quy trình liền mạch hơn cho các ứng dụng kinh doanh, cấp phép và phê duyệt của chính phủ. Mức độ rõ ràng hơn đƣợc mong đợi cho các quyền và ƣu đãi đủ điều kiện cho các nhà khai thác kinh doanh, cũng nhƣ khung thời gian xử lý các ứng dụng kinh doanh. Các thay đổi trong LIP đƣợc áp dụng cho tất cả các nhà đầu tƣ, bất kể quốc tịch. Tuy nhiên, LIP mới không có ý định có hiệu lực hồi tố đối với các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong nƣớc. Thật vậy, LIP mới quy định rõ ràng rằng mọi quyền lợi đƣợc cấp và mọi hợp đồng đƣợc ký kết, theo luật cũ sẽ không bị ảnh hƣởng cho đến khi kết thúc các điều khoản hợp đồng hiện có. Cùng một điều khoản tiếp tục xây dựng thêm rằng các nhà đầu tƣ hợp pháp hiện đƣợc phép yêu cầu các quyền lợi đƣợc cấp theo LIP mới, bằng cách gửi đề xuất cho các cơ quan liên quan trong vòng 120 ngày kể từ ngày ban hành.
Có thể thấy dù đã gia nhập WTO nhƣng hệ thống chính sách của Lào về viễn thông còn chƣa đầy đủ, hợp lý và minh bạch, rõ ràng. Hiện chính phủ Lào đang cố gắng trong việc hoàn thiện hơn nữa chính sách về thƣơng mại, trong đó đặc biệt chú trọng đến các quy định, chính sách liên quan đến viễn thông.
3.2.3.4. Chiến lược đầu tư của Viettel tại Lào
Năm thành lập: 2007
Khai trƣơng dịch vụ: 11/2009
Triết lý: Uni có nghĩa là United, đoàn kết là một giá trị mà ngƣời dân Lào rất coi
trọng. Chính vì vậy, Unitel muốn trở thành mạng viễn thông kết nối ngƣời dân Lào, để cùng nhau đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn của ngƣời dân Lào.
Tổng số nhân viên: 1540 nhân viên.
Dịch vụ cung cấp: Di động, cố định, Internet
Giải thƣởng quốc tế
Năm 2012: Unitel đoạt giải “Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trƣờng đang phát triển” - World Communications Awards, Vƣơng Quốc Anh.
Năm 2013: Unitel vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao động hạng 3 của Nhà nƣớc Lào. [55]
Trong số các doanh nghiệp nhà nƣớc Việt Nam thực hiện FDI vào Lào, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là muộn nhất nhƣng sự thành công của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Vietel với thƣơng hiệu Unitel tại Lào sẽ là những kinh nghiệm quý cho các doanh nghiệp Việt Nam khác. Ngày 07/02/2008, Viettel Global chính thức nhận giấy phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài của chính phủ Việt Nam để thực hiện dự án tại Lào. Ngày 21/02/2008, doanh nghiệp nhận giấy phép đầu tƣ và thành lập Công ty Star Telecom tại đƣờng Nongbone, phƣờng Phonesay, quận Saysettha, thành phố Vientiane, CHDCND Lào.
Chiến lƣợc đầu tƣ
Lựa chọn hình thức đầu tư
Hình thức đầu tƣ là liên doanh với Công ty Laos Asia Telecom (LAT), trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào theo cơ cấu vốn góp Viettel Global đóng góp 49% (vốn bằng thiết bị trong thời gian 1 năm kể từ khi thành lập liên doanh); LAT góp 51% vốn bằng giá trị tài sản và mạng lƣới hiện có (sau khi đƣợc định giá lại) ngay sau khi liên doanh đƣợc thành lập. Tổng mức đầu tƣ của dự án là 83.77 triệu USD (844,478 triệu Kip Lào, 1,344.1 tỷ VND) bao gồm:
Thiết bị mạng và truyền dẫn đầu tƣ mới: 61.34 triệu USD, trong đó Viettel đóng góp 15 triệu USD.
Tài sản thiết bị của LAT chuyển sang: 16.55 triệu USD.
Hướng tiếp cận phát triển thị trường
Unitel đã chọn cách tiếp cận phát triển thị trƣờng theo hƣớng “Door to door”, tức là tung đội ngũ nhân viên, cộng tác viên đến các địa phƣơng, thậm chí là đến các mƣờng ở vùng sâu vùng xa để truyền thông dịch vụ, sản phẩm. Công ty cũng đã mua hàng trăm chiếc xe máy cho hàng trăm điểm kinh doanh trên toàn quốc, mỗi chiếc xe máy đƣợc trang bị loa, ampli có thể kết nối USB, để mỗi khi có chƣơng trình khuyến mãi mới sẽ ghi âm nội dung phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa các vùng miền để phát cho các nhân viên, cộng tác viên bán hàng lƣu động. Với hình thức này, Unitel có thể đi vào các vùng sâu, vùng xa với dân cƣ thƣa thớt để truyền thông đến đúng đối tƣợng khách hàng. Đây cũng là những cách làm mới, đƣợc thực hiện theo hƣớng vừa làm vừa điều chỉnh trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thực tế.
Kết quả kinh doanh
Năm đầu tiên sau khi khai trƣơng hoạt động (10/2009-2010), Unitel đã có lãi với với doanh thu 60 triệu USD và lợi nhuận sau thuế gần 12 triệu USD.
Đến năm 2011, chỉ sau hai năm hoạt động tại thị trƣờng Lào, Unitel đã đứng đầu