Chiến lược đầu tư tại Campuchia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (Trang 60 - 71)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Chiến lƣợc của Viettel tại mỗi thị trƣờng

3.2.1. Chiến lược đầu tư tại Campuchia

3.2.1.1. Giới thiệu về Campuchia

Campuchia là một nƣớc nằm ở khu vực Đông Nam Á, có diện tích 181 nghìn km2, đƣờng biên giới trên bộ tiếp giáp với Thái Lan, Việt Nam và Lào; có đƣờng biển dài trông ra vịnh Thái Lan.

Những năm gần đây, Campuchia liên tục tăng trƣởng về GDP (Hình 3.1). Năm 2007, GDP Campuchia chỉ đạt 8.6 tỷ USD, thì chỉ sau 8 năm, tức năm 2016, GDP đã đạt hơn 20 tỷ USD, tăng hơn 2.3 lần. Trong suốt giai đoạn 2007-2016, tốc độ tăng trƣởng GDP tuy có nhiều biến đổi nhƣng thƣờng xuyên duy trì ở mức cao, cao nhất đạt 19.82% giai đoạn 2007-2008, hay 14.12% giai đoạn 2010-2011. Con số tăng trƣởng trên thể hiện rằng, tuy hiện tại Campuchia vẫn là quốc gia chƣa phát triển, nhƣng tiềm năng của đất nƣớc này trong tƣơng lai là rất lớn.

Hình 3.1: GDP và tốc độ tăng trƣởng của Campuchia giai đoạn 2007-2016

Nguồn:Worldbank

Quan hệ Việt Nam - Campuchia đang phát triển về mọi mặt theo phƣơng châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, là nền tảng quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp hai nƣớc tận dụng các cơ hội tăng cƣờng đầu tƣ và thúc đẩy thƣơng mại. Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính mở cửa, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thƣơng mại, tăng cƣờng đầu tƣ từ nƣớc ngoài nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của ngƣời dân. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tƣ vào Campuchia hơn Thái Lan, Trung Quốc, do vị trí địa lý gần, vận

nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho di chuyển nhân sự, hàng hoá qua lại giữa hai nƣớc một cách nhanh chóng. Đến nay, đã có trên 500 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kinh doanh chính thức tại Campuchia.

Thị trƣờng Campuchia đƣợc doanh nghiệp Việt Nam đánh giá là một thị trƣờng mới, nhiều tiềm năng nhƣng vẫn còn có những rủi ro bởi phƣơng thức thanh toán còn phức tạp, chƣa an toàn; kỹ năng ngƣời lao động yếu; cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém, …. Tuy vậy, chính những điểm yếu và thiếu này sẽ tạo ra các cơ hội đầu tƣ thực sự tốt cho doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực có liên quan nhờ lợi thế nhƣ đã nói trên.

3.2.1.2. Một số quy định cơ bản của pháp luật Campuchia về đầu tư nước ngoài và kinh doanh viễn thông

Các chính sách kinh tế của nhà nƣớc Campuchia hƣớng tới xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng và thực hiện chính sách tự do kinh tế. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp của Campuchia còn chƣa hoàn thiện, còn thiếu nhiều đạo luật.

Luật đầu tư

Năm 2003, Quốc hội Campuchia đã thông qua Luật đầu tƣ sửa đổi (đã đƣợc áp dụng từ 8/1994) với một số quy định mới nhƣ sau: Không bị kiểm soát giá cả; Không có sự phân biệt giữa các nhà đầu tƣ trong nƣớc và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; Thực hiện dịch vụ một cửa ở Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) nhằm tạo thuận lợi và thúc đầy quá trình đầu tƣ; Tất cả các lĩnh vực đều đƣợc mở cho đầu tƣ nƣớc ngoài, trừ những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia.

Luật đầu tƣ nƣớc ngoài hiện hành khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào các dự án xuất khẩu, du lịch, các ngành sản xuất nông nghiệp, xây dựng, cơ sở hạ tầng, năng lƣợng và khai thác mỏ.

Luật thuế

Luật pháp Campuchia quy định các nhà đầu tƣ không phải đóng thuế trong 3 năm đầu và đƣợc hƣởng thêm 3 năm tiếp theo tuỳ thuộc vào hoạt động hoặc lĩnh vực đầu tƣ. Đƣợc miễn thuế nhập khẩu 100% đối với các mặt hàng là nguyên vật liệu xây

dựng, trang thiết bị sản xuất, máy móc, các sản phẩm trung gian, nguyên liệu thô và các loại phụ tùng. Đƣợc bảo đảm không bị quốc hữu hoá.

Hầu hết các đầu tƣ nƣớc ngoài và các nhà đầu tƣ ở Campuchia đều phải chịu các thuế sau:

Thuế lợi nhuận: 0% đến 20%. Thuế lợi nhuận sẽ có mức khác nhau, phụ thuộc vào loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan.

 Thuế tối thiểu: 1% đối với tổng lợi nhuận đạt đƣợc một năm.  Thuế giá trị gia tăng chung: 10% thuế doanh thu: từ 1% đến 10%.  Thuế nhập khẩu: 7% 15% 20% 35% hay 50%.

 Thuế lƣơng của những ngƣời không phải cƣ dân: 15%.  Thuế lợi nhuận gia tăng: 20%.

 Thuế đặc biệt đối với các hàng hóa và dịch vụ: 5% đến 15%.

Thuế doanh thu: là loại thuế đánh vào tổng doanh thu đạt đƣợc. Mức khác nhau tùy thuộc các loại hình hoạt động kinh doanh. Trong đó:

 Hàng hóa nhập khẩu: 4%.

 Công nghiệp, thủ công hay khai khoáng là1%.

 Phòng khách sạn, dịch vụ, câu lạc bộ và nhà hàng: 10%.  Khác là 4%.

Đặc biệt, đầu tƣ vào Campuchia sẽ đƣợc nhận đƣợc nhiều ƣu đãi khác về thuế, vì hiện Campuchia còn nhận đƣợc các ƣu đãi từ GPS về ƣu đãi thƣơng mại tối huệ quốc (MFN) từ hơn 40 quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Bên cạnh đó, quan hệ giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia đã có bề dày truyền thống, nhất là về quân đội nên Viettel Campuchia nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp lãnh đạo.

Quy định trong ngành viễn thông

Luật viễn thông chƣa đƣợc ban hành, do vậy Bộ Bƣu chính viễn thông Campuchia (MPTC - Ministry of Posts and Telecommunications) đồng thời đóng vai trò nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và giám sát, bao gồm cả trách nhiệm

Trƣớc khi thành lập Telecom Cambodia năm 2005, MPTC còn tham gia trực tiếp vào ngành với vai trò nhà độc quyền cung cấp dịch vụ cố định. Gia nhập WTO Cambodia cam kết cung cấp tiếp cận thị trƣờng và đối xử quốc gia với nhiều loại dịch vụ, bao gồm: voice telephone, truyền dữ liệu, fax, email, thƣ thoại, trao đổi dữ liệu dịch vụ điện tử. Campuchia có rất ít hạn chế đối với đầu tƣ nƣớc ngoài và không có hạn chế đặc biệt nào đối với đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông.

Chính sách tự do hóa kinh tế nói chung và sự không hạn chế đối với đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông đã thu hút một lƣợng lớn đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành. Với 9 nhà khai thác đã đƣợc cấp giấy phép và đi vào hoạt động, thị trƣờng viễn thông Campuchia đã trở nên một thị trƣờng có mức cạnh tranh hết sức gay gắt.

3.2.1.3. Thị trường viễn thông Campuchia

Campuchia là thị trƣờng di động đầy tiềm năng vì ngƣời dân chủ yếu dùng di động (chỉ có 5% dân số sử dụng điện thoại cố định).

Cơ sở hạ tầng viễn thông của Campuchia vốn rất kém phát triển lại bị phá hủy hầu nhƣ hoàn toàn dƣới thời Khơ me đỏ. Mặc dù Campuchia đã đƣợc Liên Hiệp Quốc đã tài trợ 21.5 triệu USD cho dự án tái lập lại mạng truyền dẫn quốc gia năm 1990 (trong khuôn khổ của chƣơng trình trợ giúp Campuchia phục hồi sau chiến tranh), song trình độ phát triển còn yếu, tỷ lệ thâm nhập là rất thấp và tốc độ tăng trƣởng là không đáng kể. Tính tới năm 2008, tổng số thuê bao dịch vụ cố định chỉ đạt con số là 40,000. Tuy nhiên, năm 2009 và 2010 đã chứng kiến xu hƣớng đi lên khá mạnh của thị trƣờng với số thuê bao đạt tƣơng ứng là 54,200 và 60,000 (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Một số chỉ số chủ yếu của thị trƣờng viễn thông Campuchia (2008-2010)

2008 2009 2010 Dịch vụ cố định Tổng số thuê bao 40,000 54,200 60,000 Tăng trƣởng hàng năm 5% 26% 11% Mức thâm nhập/ dân số 0.30% 0.36% 0.40% Mức Penetration/ hộ gia đình 1.50% 2.00% 2.20% Internet

Tổng số thuê bao 16,000 34,000 175,000

Mức tăng trƣởng hàng năm 10% 112% 514%

Mức thâm nhập/ dân số 0.10% 0.20% 1.19%

Mức thâm nhập/ hộ gia đình

Dịch vụ di động

Tổng số thuê bao 3.9 triệu 7.9 triệu 9.9 triệu

Tăng trƣởng hàng năm 56% 103% 25%

Mức thâm nhập/ dân số 28% 54% 67%

Nguồn: Budde Communication Pty Ltd (2009), p. 1-2; Bill Thompson (2011), Cambodia doanh nghiệp viễn thông Laos Telecommunications Report Q2 2011

Trái với sự phát triển trì trệ của thị trƣờng viễn thông cố định, việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông với công nghệ số hóa đã đƣợc triển khai với những bƣớc phát triển nhảy vọt.

Áp dụng công nghệ không dây (vô tuyến) đã giúp Campuchia triển khai nhanh chóng mạng viễn thông, thay thế mạng cố định bị tàn phá sau 20 năm chiến tranh. Đƣợc đƣa vào khai thác cuối năm 1992, chỉ trong một năm, số thuê bao điện thoại di động đã vƣợt quá số thuê bao cố định. Sự tăng trƣởng vƣợt trội của dịch vụ di động cùng với sự trì trệ của dịch vụ cố định trong suốt thời kỳ dài dẫn đến dịch vụ di động áp đảo hoàn toàn thị trƣờng viễn thông Campuchia, chiếm hơn 99% dịch vụ điện thoại trong cả nƣớc. Đây cũng là phân đoạn thị trƣờng có mức tăng trƣởng cao nhất, với tốc độ tăng trƣởng trung bình hơn 50%/năm. Tính đến cuối năm 2010, số thuê bao điện thoại di động ƣớc đạt tới con số 9. 9 triệu, chiếm 67% trên tổng số 14, 7 triệu dân (Bảng 3.4).

Bên cạnh sự phát triển nhảy vọt của các mạng di động, WLL (Wireless Local Loop - vòng vô tuyến nội hạt) là sự lựa chọn tốt cho việc mở rộng tiếp cận viễn thông, giúp cung ứng nhanh một lƣợng giới hạn các dịch vụ cố định (limited number of fixed-line services) trong điều kiện kết cấu hạ tầng cố định còn yếu kém. Tuy nhiên, tiềm năng của công nghệ này vẫn chƣa đƣợc Campuchia khai thác triệt để.

sức thấp, Campuchia đƣợc xếp vào một trong số các nƣớc có mức thâm nhập Internet thấp nhất trong khu vực. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cố định là một nguyên nhân chủ yếu cản trở việc triển khai dịch vụ Internet dial-up và ADSL. Thị trƣờng Internet bắt đầu có sự thay đổi kể từ năm 2007 khi các dịch vụ không dây băng thông rộng bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn này thị trƣờng chứng kiến sự nổi lên của một loạt các nhà khai thác quan tâm tới hình thức băng thông rộng đặc biệt là WiMAX. Đến đầu năm 2010, số lƣợng sử dụng dịch vụ Internet dựa trên sự gia tăng thâm nhập băng thông rộng đã tăng lên đáng kể. Số liệu trong Bảng 3.4 cho thấy, năm 2010 tốc độ tăng trƣởng số thuê bao Internet (ƣớc tính) đạt mức kỷ lục là 514%. Tuy nhiên, mức thâm nhập chung của dịch vụ Internet vẫn còn rất thấp (1.19% trên tổng số dân).

3.2.1.4. Chiến lược đầu tư của Viettel tại Campuchia

Tên công ty: Viettel (Campuchia) Pte, Ltd Thƣơng hiệu: Metfone

Thành lập: 2006

Khai trƣơng dịch vụ: Tháng 2 năm 2009 Dịch vụ cung cấp: Di động, cố định, Internet

Metfone hiện là nhà mạng hàng đầu Campuchia với 50% thị phần và 4.3 triệu thuê bao. Metfone đồng thời sở hữu hệ thống mạng lƣới lớn nhất:

 Hạ tầng mạng cáp quang kéo dài 18,000 km và 5,212 trạm thu phát sóng (2G và 3G).

 Kênh phân phối với 185 cửa hàng, 339 đại lý, 35,908 điểm bán hàng và 2,044 nhân viên bán hàng.

 Hệ thống chăm sóc khách hàng với 250 nhân viên/ca làm việc.  Giải thƣởng quốc tế đạt đƣợc:

+ Giải thƣởng “Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất trong năm tại thị trƣờng đang phát triển” - Giải thƣởng Frost doanh nghiệp viễn thông Sullivan Asia Pacific ICT (2009).

+ Giải thƣởng “Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trƣờng đang phát triển” - Giải thƣởng World Communications Awards (2011). [55]

(1) Mục tiêu

 Trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông số 1 tại Campuchia.

 Xây dựng hệ thống cáp quang lớn nhất Campuchia, có mặt ở tất cả các tỉnh, huyện của Campuchia.

 Đứng đầu về số trạm BTS tại Campuchia.

 Phát triển các dịch vụ mang lại nhiều tiện ích, nhiều lựa chọn cho khách hàng với giá cả tốt nhất.

 Số lƣợng khách hàng nhiều nhất.

 Chăm sóc khách hàng với chất lƣợng tốt nhất. [3333]

(2) Chiến lƣợc đầu tƣ

Hình thức đầu tư

Tháng 5/2006, Viettel đầu tƣ 100% vốn thành lập Viettel Campuchia. Đây là dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài đầu tiên của Viettel.

Cũng giống nhƣ khi bắt đầu gia nhập thị trƣờng viễn thông ở Việt Nam, dịch vụ đầu tiên mà Viettel lựa chọn khi đầu tƣ vào Campuchia là dịch vụ VoIP, đây là dịch vụ vẫn còn độc quyền ở đất nƣớc này, cũng là dịch vụ ít phải đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhất và khả năng thu lời cũng cao nhất. Ngày 10/8/2006, Bộ Kế hoạch Đầu tƣ cho phép Viettel thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ VoIP tại Campuchia.

Sau đúng 2 tháng nhận đƣợc giấy phép, Viettel đã chiếm tới gần 20% thị trƣờng điện thoại quốc tế tại Campuchia, một thị trƣờng có tới gần 10 giấy phép VoIP. Trên cơ sở những kinh nghiệm từ khi triển khai dịch vụ VoIP, Viettel lại tiếp tục nghiên cứu thị trƣờng và quyết định sẽ đầu tƣ thêm hai dịch vụ nữa là di động (sử dụng công nghệ GSM) và Internet. Ngày 29/11/2006, Bộ Bƣu chính Viễn thông Campuchia đã cấp phép cho Viettel cung cấp dịch vụ di động trong thời hạn 30 năm và cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và dịch vụ truy nhập Internet (ISP) trong thời hạn 35 năm.

Ngày 19/2/2008, tại Phnompenh, Viettel Cambodia Pte. (VTC) đã tổ chức lễ khai trƣơng mạng Metfone. Campuchia trở thành thị trƣờng đầu tiên Metfone nhắm tới

Các lĩnh vực kinh doanh chính của Viettel tại Campuchia:

 Dịch vụ viễn thông

Viettel thiết lập và khai thác các dịch vụ viễn thông sau:

 Thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt và kết nối với các mạng viễn thông công cộng quốc tế khác để cung cấp các dịch vụ điện thoại, fax trên toàn quốc.

 Thiết lập mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi toàn quốc.

 Cung cấp dịch vụ điện thoại đƣờng dài trong nƣớc và quốc tế sử dụng công nghệ VOIP.

 Internet băng thông rộng

 Cung cấp ADSL, FTTHM WiMAX.

 Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng và kết nối Internet.

Viettel đầu tƣ vốn khá lớn vào thị trƣờng Campuchia (Bảng 3.5). Trong giai đoạn 2009- 2014, số vốn góp đầu tƣ đã tăng từ 711,93 lên 11,500,000 VNĐ, tăng 161.5 lần, tổng số vốn góp trong toàn giai đoạn đạt 39,577,683 VNĐ.

Bảng 3.5: Tình hình vốn đầu tƣ qua các năm của Viettel tại Campuchia

Vốn đầu tƣ 151,445,689 Vốn VTG đăng ký góp 151,445,689 Vốn VTG đã góp Tổng giai đoạn 2009- 2014 39,577,683 2009 711,93 2011 9,697,683 2013 18,380,000 2014 11,500,000

Nguồn : Viettel, Báo cáo thường niên 2016

Chiến lược thâm nhập thị trường

Viettel thâm nhập thị trƣờng Campuchia với phƣơng thức đầu tƣ 100% vốn - phƣơng thức tốt nhất để giảm thiểu rủi ro do việc mất khả năng kiểm soát và giám

sát công nghệ cạnh tranh. Việc thành lập công ty con cũng giúp Viettel có thể tự chủ động, hoạch định mọi chiến lƣợc, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động ở các thị trƣờng khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là phƣơng thức tốn kém nhất: công ty phải đầu tƣ 100% vốn, công ty mẹ phải chịu toàn bộ rủi ro của việc thành lập công ty con ở nƣớc ngoài trƣớc những biến động kinh tế - chính trị - xã hội.

Triết lý: Mạng Metfone là mạng của ngƣời Campuchia. Mạng Metfone đƣợc xây

dựng dựa trên lực lƣợng chính là ngƣời dân Campuchia, đƣợc xây dựng trên đất nƣớc Campuchia, đƣợc hƣởng quyền và nghĩa vụ tuân thủ luật pháp Campuchia, theo văn hóa, phong tục tập quán của Campuchia. Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những ngƣời Campuchia đƣợc hƣởng. Nếu không xác định đƣợc Metfone là mạng của ngƣời Campuchia, phục vụ ngƣời dân Campuchia thì sẽ không phát triển đƣợc. Ngoài ra, những chƣơng trình khuyến mãi, an sinh xã hội và đóng góp cho ngân sách chính phủ cũng nằm trong kế hoạch đầu tƣ của doanh nghiệp, khiến Viettel thành công nhiều hơn trên thị trƣờng này.

Chiến lược giá - Chiến lược chi phí thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)