Bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 31)

1.4.1 Rủi ro thanh khoản từ Ngân hàng Northern Rock (Anh) năm 2007

Northern Rock là NHTM lớn thứ 5 ở Anh trong lĩnh vực chuyên cho vay thế chấp nhà ở. Northern Rock đƣợc thành lập năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tổ chức tín dụng là Northern Counties Permanent Building Society và Rock Building Society, Northern Rock có trụ sở chính ở Newcastle (Anh). Tuy nhiên, chỉ sau 10 năm hoạt động, NH này trong tình cảnh khó khăn vì bị dính vào cuộc khủng hoảng tín dụng liên quan đến vay thế chấp nhà ở đối với đối tƣợng thu nhập thấp ở Mỹ (subprime mortgage), cuối cùng, sau hơn nửa năm (kể từ giữa tháng 9/2007 đến tháng 3 năm 2008) số phận của Ngân hàng Northern Rock (Anh) đã đƣợc định đoạt.

Vào đầu tháng 3 năm 2008, Northern Rock đã chính thức đƣợc Chính phủ Anh quốc hữu hoá (Hải Đăng, 2008).

Những năm trƣớc khủng hoảng, cho vay thế chấp một cách dễ dãi bùng nổ ở Mỹ. Các khoản nợ đƣợc cho đi một cách dễ dàng, đến tay những ngƣời đi vay dƣới chuẩn với hồ sơ tín dụng nghèo nàn. Những khoản vay chứa đầy rủi ro đƣợc các “kiến trúc sƣ tài chính” tại các ngân hàng thông qua. Kể từ năm 2006, giá nhà đã sụt giảm. Khi thị trƣờng nhà đất Mỹ chao đảo, một chuỗi phản ứng tiếp theo xảy ra và sự mong manh của hệ thống tài chính bộc lộ. Niềm tin – “chất keo” gắn kết mọi hệ thống tài chính – bắt đầu tan rã vào năm 2007. Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dƣới chuẩn ở Mỹ ảnh hƣởng đến nguồn cung thanh khoản của Northern Rock do NH có 150 triệu USD trong các khoản cho vay trên thị trƣờng Mỹ. Tháng 9/2007 Northern Rock sử dụng biện pháp cuối cùng – đó là đề nghị NHTW Anh cho vay 3 tỷ Bảng Anh để chi trả cho các nghĩa vụ tài chính của mình.

Sƣ̣ viê ̣c bắt đầu tƣ̀ nhƣ̃ng thông tin cho rằng Northern Rock cho vay thế chấp tràn lan và đang khan hiếm tiền mặt . Hâ ̣u quả là hàng ngàn ngƣời gƣ̉i tiền tiết kiê ̣m tại Ngân hàng Northern Rock đã xếp hàng tƣ̀ sáng đến tối ta ̣i toàn bô ̣ 76 chi nhánh

của Ngân hàng này để rút ra bằng đƣợc tất cả tiền gửi của mình (Walters, 2009).

Ngay lâ ̣p tƣ́c trên thi ̣ trƣờng chƣ́ng khoán giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm 31,46% và kéo theo đồng Bảng Anh bị sụt giảm nghiêm trọng . Trƣớc tình hình khó khăn, Northern Rock đã phải kêu go ̣i sƣ̣ giúp đỡ của Ngân hàng Trung ƣơng Anh (BOE) bằng cách bơm tiền để ng ân hàng này chi trả cho ngƣời gƣ̉i tiền . Sƣ̣ hỗ trợ của NHTW Anh đã giúp Northern Rock thoát khỏi tình trạng thiếu tiền mặt , nhƣng không giúp giảm số ngƣời đến rút tiền . Trong khi đó, các ngân hàng bắt đầu nghi ngờ về khả năng tồn tại của các đối tác. Họ và các nguồn cung cấp vốn khác bắt đầu từ chối cho vay ngắn hạn. Northern Rock đứng trên bờ vực phá sản, Bộ Tài chính ở Anh phải đứng lên kêu gọi sự hỗ trợ để NH này thoát khỏi tình cảnh phá sản nhƣng không một tập đoàn nào dám mạo hiểm trong cuộc khủng hoảng tín dụng nhƣ vậy. Một cách miễn cƣỡng, Chính phủ Anh đành quốc hữu hóa Northern Rock.

Northern Rock đã gặp rủi ro thanh khoản mà nguyên nhân của rủi ro này bắt nguồn từ rủi ro tín dụng. NH đã cho vay cầm cố dƣới chuẩn ở Mỹ với số tiền lớn và khi thị trƣờng Mỹ bị khủng hoảng, NH rơi vào trạng thái thâm hụt thanh khoản nghiêm trọng. Sự sụp đổ của Northern Rock chính là sự sụp đổ trong niềm tin của khách hàng. Northern Rock không phải là NH duy nhất ở Anh chịu ảnh hƣởng bởi khủng hoảng ở Mỹ, tuy nhiên, sự quản lý rủi ro thanh khoản kém cùng với sự thổi phồng của giới truyền thông đã tác động đến niềm tin của khách hàng và đẩy NH đến bờ vực phá sản, buộc phải quốc hữu hóa.

Cuộc đổ vỡ của Ngân hàng Northern Rock (Anh) năm 2007 là minh chứng cho mối liên kết giữa các loại rủi ro trong hoạt động NHTM. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng không hề tách biệt nhau. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đến các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của NHTM, tác giả không chỉ xét các biến độc lập phản ánh hiệu quả hoạt động của NHTM, những yếu tố tác động trực tiếp đến tính thanh khoản mà còn nên xem xét thêm các chỉ số ảnh hƣởng đến các loại rủi ro khác của NHTM, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

1.4.2 Cuộc khủng hoảng thanh khoản ở Trung Quốc năm 2013

Cuộc khủng hoảng thanh khoản diễn ra trên toàn bộ hệ thống tài chính ở Trung Quốc bắt đầu từ tháng 6 năm 2013. Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt đã khiến thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc lao dốc. Nhà đầu tƣ thì lo ngại ngân hàng cạn tiền khi nhiều trƣờng hợp ATM rỗng đƣợc ghi nhận và hệ thống thanh toán điện tử không thể hoạt động.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là do Trung Quốc thả nổi lãi suất và tỷ giá. Việc cởi trói này có thể khiến các tổ chức tín dụng cạnh tranh gay gắt để dành tiền gửi của khách hàng (Thùy Linh, 2013). Trƣớc tình cảnh lãi suất tăng mạnh, Trung Quốc lại thắt chặt tín dụng mạnh nhất trong một thập kỷ với mục đích đƣa nền kinh tế tăng trƣởng bền vững hơn ở mức gần 7% mỗi năm, so với trên 9% những năm gần đây. Sở dĩ Trung Quốc cần thắt chặt tín dụng là vì bùng nổ tín dụng tại Trung Quốc đã là vấn đề kéo dài nhiều năm qua. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài

chính 2008, để bảo vệ nền kinh tế khỏi suy giảm nhƣ Mỹ và châu Âu, nƣớc này liên tục tung kích thích dƣới dạng các khoản cho vay khổng lồ.Hệ quả là tỷ lệ tín dụng trên GDP của nƣớc này đã tăng từ 120% lên gần 200% trong gần 5 năm qua. Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu cao khi tín dụng tăng vọt lên 17 500 tỷ NDT giai đoạn 2009 - 2010. Trung Quốc lo ngại tình trạng bong bóng tín dụng sẽ xảy ra nhƣ ở Mỹ trong khủng hoảng 2008, khi đó, nó sẽ kéo cả nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sụp đổ. Vì vậy, Trung Quốc bắt đầu tăng trƣởng chậm lại thông qua việc Ngân hàng Trung ƣơng Trung Quốc (PBOC) đã bắt đầu cắt giảm nguồn cung tiền trên thị trƣờng liên ngân hàng. Việc này đã đẩy lãi suất vay qua đêm lên kỷ lục 25%. Lãi suất này thông thƣờng chỉ vào khoảng 2% - 3% (Thùy Linh, 2013).

Trƣớc sự thiếu hụt trầm trọng về tiền mặt, nền tài chính Trung Quốc bƣớc vào “cơn khát tiền” thực sự. Nhiều NH ở Trung Quốc đã ngừng cho vay(Thùy Linh, 2013). Một số chi nhánh của hai ngân hàng Bank of China và Ngân hàng Công Thƣơng Trung Quốc (ICBC) - hai trong bốn nhà băng hàng đầu Trung Quốc đã ngừng cho vay vì cạn kiệt thanh khoản. CITIC Bank và Huaxia Bank đều đã ngừng cho vay thế chấp. Trong khi đó, Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc cũng dừng cho vay và thanh toán hối phiếu. Đối mặt với tình cảnh này, PBOC buộc phải can thiệp để điều chỉnh thanh khoản, giữ bình ổn trên thị trƣờngtiền tệbằng nhiều biện pháp, nhƣ nghiệp vụ thị trƣờng mở, cho vay lại, tái chiết khấu hay công cụ điều tiết thanh khoản ngắn hạn(Thùy Linh, 2013). PBOC đã bơm 17 tỷ Nhân dân tệ (2,7 tỷ USD) vào thị trƣờng tiền tệ thông qua các thỏa thuận repo kỳ hạn 7 ngày để xoa dịu lo ngại về sự tái diễn của tình trạng khủng hoảng thanh khoản(Hải, 2013).

Khủng hoảng thanh khoản đã khiến cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng và kinh tế Trung Quốc gặp nhiều rủi ro. Cổ phiếu Ngân hàng Công thƣơng Trung Quốc (ICBC) và ba đại gia khác là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Bank of China giảm trung bình 12% tháng trƣớc tại sàn chứng khoán Hong Kong (Thùy Linh, 2013). Theo khảo sát của Bloomberg, tín dụng cung ứng ra nền kinh tế giảm 750 tỷ NDT (122 tỷ USD)(Thùy Linh, 2013). Cho vay chậm lại sẽ kéo tụt tăng trƣởng kinh tế.

Nhƣ vậy, những chính sách của Chính phủ ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh NH, thậm chí có thể đẩy NH đến bờ vực phá sản. Điển hình là trƣờng hợp của NH Everbright, đầu tháng 6/2013 ngân hàng này bị phá sản vì không thanh toán nổi một khoản nợ đáo hạn trị giá tƣơng đƣơng với 980 triệu đô la (Nguyễn Xuân Nghĩa và Thanh Hà, 2013). Cuộc khủng hoảng thanh khoản của Trung Quốc 2013 là “đòn thức tỉnh” cho cả nền tài chính của Trung Quốc, Chính phủ phải cân nhắc, xem xét kĩ lƣỡng hậu quả trƣớc khi đƣa ra các chính sách và phản ứng nhanh nhạy để hạn chế bất ổn, không thể để cơn khát tiền lên đến đỉnh điểm và khủng hoảng thanh khoản diễn ra trầm trọng rồi mới can thiệp.

Cuộc khủng hoảng thanh khoản Trung Quốc năm 2013 đã khiến cho toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng và kinh tế nƣớc này gặp nhiều rủi ro. Nó minh chứng cho sự ảnh hƣởng của các chính sách của Chính phủ đến tính thanh khoản của NHTM thông qua các công cụ của mình nhƣ lãi suất, tỷ giá, cung tiền … Nếu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của NHTM mà không xét đến những biến số vĩ mô thì kết quả nghiên cứu chƣa thực sự chính xác và hữu dụng đối với NHTM cũng nhƣ Chính phủ trong việc đƣa ra các quyết định.

Kết luận chƣơng 1:

Việc tìm hiểu các khái niệm, lý luận cơ bản giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan nhất về rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng thƣơng mại. Từ đó, ta nhận định rõ vai trò quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chƣơng 1 của bài luận văn cũng đã tổng hợp đƣợc nhiều phƣơng pháp đánh giá trạng thái thanh khoản đƣợc sử dụng. Đồng thời, tác giả xem xét bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng Northern Rock ở Anh vào năm 2007 và cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc năm 2013 để làm rõ hơn các nhân tố ảnh hƣởng đến thanh khoản. Đây cũng chính là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình trong chƣơng 2 và là căn cứ để đƣa ra các giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc nghiên cứu trong chƣơng 4 của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)