Lãi suất cho vay dài hạn có mối quan hệ nghịch biến với khả năng thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 78)

CHƢƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

4.1 Phân tích và thảo luận về kết quả của mô hình

4.1.4 Lãi suất cho vay dài hạn có mối quan hệ nghịch biến với khả năng thanh

khoản của NHTM.

Khả năng thanh khoản của NH không chỉ phụ thuộc vào các biến nội tại của NHTM mà còn chịu ảnh hƣởng bởi các biến kinh tế vĩ mô, cụ thể là biến lãi suất cho vay dài hạn. Lãi suất cho vay dài hạn có tƣơng quan thuận với NLDST nên sẽ có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng thanh khoản của NH với mức ý nghĩa 1%. Khi lãi suất cho vay dài hạn tăng, các NH sẽ có xu hƣớng tích cực huy động từ tiền gửi ngắn hạn và trung hạn để cho vay dài hạn, mà cho vay dài hạn là tài sản kém thanh khoản nhất trong bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, khi NH cho vay dài hạn nhiều hơn sẽ làm giảm dự trữ thanh khoản. Lƣợng tiền mặt có trong NH sẽ bị giảm hoặc NH thay vì đầu tƣ vào tài sản của tính thanh khoản cao hơn thì NH cho vay dài

hạn - Tài sản kém thanh khoản hơn. Chính vì vậy, khi lãi suất cho vay dài hạn tăng thì khả năng thanh khoản của NH kém hơn.

Theo báo cáo của NHNN, lãi suất cho vay dài hạn từ tháng 1/2015 đến những tháng đầu năm 2016 vẫn còn ở mức khá cao. Các NHTM nhà nƣớc áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ƣu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thƣờng ở mức 9.3-10.5%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với các NHTM cổ phần, lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với các lĩnh vực ƣu tiên là 10-10.5% còn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thƣờng lãi suất cho vay dài hạn là 10-11% (Ngân hàng Nhà nƣớc, 2016).

Bảng 4.2: Lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối với khách hàng từ ngày 18/01/2015-22/01/2016

Đơn vị: %/năm

Đối tƣợng Ngắn hạn Trung, dài hạn

NHTM Nhà nƣớc

Sản xuất kinh doanh thông thƣờng 6.8 - 8.8 9.3 - 10.5

Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao

6.0 - 7.0 9.0 - 10.0

NHTM cổ phần

Sản xuất kinh doanh thông thƣờng 7.8 - 9.0 10.0 - 11.0

Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao

7.0 10.0 - 10.5

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn ở NHTM Nhà nƣớc cũng nhƣ NHTM cổ phần ở mức lãi suất cho vay dài hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực ƣu tiên ở mức 9% - 10%/năm, còn các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thƣờng 9.5% - 11%/năm cho vay dài hạn. Lãi suất cho vay trung dài hạn tại Việt Nam cao hơn

nhiều so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan vay đầu tƣ chỉ 5% - 6%/năm (Vũ Phong, 2015). Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các NHTM mà còn giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc.

Từ cuối tháng 4/2016, các NHTM Nhà nƣớc đã chính thức giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10% đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh (Kỳ Duyên, 2016). Để hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay dài hạn, từ ngày 26/9/2016, một số tổ chức tín dụng lớn (nhƣ BIDV, Vietcombank,…) đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam ở các kỳ hạn dƣới một năm với mức giảm 0.3-0.5%/năm. Đây là biện pháp tích cực để giảm lãi suất cho vay dài hạn, qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.Tuy nhiên, sau động thái dẫn dắt của các ngân hàng lớn, những ngân hàng nhỏ chỉ giảm từ từ lãi suất cho vay dài hạn vì không dám giảm mạnh lãi suất huy động. Các NHTM này lo ngại mất đà huy động khi hiện nay nhiều khách hàng sẵn sàng chuyển tiền gửi sang những ngân hàng có lãi suất huy động nhỉnh hơn. Hơn nữa, từ ngày 1/1/2017, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn phải giảm từ mức quy định hiện nay là 60% về còn 50% - đây cũng là một trong các áp lực để các ngân hàng tăng huy động cả tiền gửi nên các NHTM rất khó khăn để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay (Thu Giang, 2016). Chính vì vậy, dù NHNN có động thái khuyến khích các NHTM giảm lãi suất cho vay dài hạn nhƣng để thực hiện điều này thực sự khó khăn đối với các NH, đặc biệt là các NH cổ phần nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)