CHƢƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1 Phân tích và thảo luận về kết quả của mô hình
4.1.2 Cho vay/Huy động tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản của NH
Biến độc lập LDR đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa Tổng cho vay trên Tổng huy động ngắn hạn, biểu hiện bằng tỷ lệ % các khoản cho vay của NH đƣợc tài trợ thông qua huy động ngắn hạn. Kết quả hồi quy cho thấy LDR có mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc NLDST nên nó có tƣơng quan nghịch với khả năng thanh khoản của NH với ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu ở Anh của các tác giả Aspachs, Nier và Tiesset (2005), nghiên cứu về các nhân tố nội tại ảnh hƣởng NHTMVN của Vũ Thị Hồng (2012). Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ cho vay và huy động ngắn hạn với khả năng thanh khoản của NHTM đƣợc xét theo hai khía cạnh sau. Thứ nhất, nếu ngân hàng cho vay nhiều trong tổng nguồn vốn ngắn hạn thì NH sẽ tài trợ cho các tài sản thanh khoản ít hơn. Hơn nữa, cho vay của các NHTM chủ yếu là cho vay khách hàng, đây đƣợc xem là tài sản kém thanh khoản nhất trên BCĐKT. Chính vì vậy, tỷ lệ này càng cao thì tính lỏng của NH càng kém.
Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam, tác giả nhận thấy mối tƣơng quan nghịch chiều giữa LDR với tính thanh khoản của NH, đƣợc biểu thịqua hình 4.2
Hình 4.2 là minh chứng rõ ràng cho mối quan hệ nghịch giữa tính thanh khoản của NHTM với tỷ lệ Cho vay/Huy động. Trạng thái thanh khoản của NH đƣợc đo lƣờng bằng chênh lệch giữa huy động tiền gửi và tín dụng. Ta nhận thấy tỷ lệ LDR tại tháng 4 năm 2012 ở mức rất cao, lên tới 95%. Nếu xem xét quy định trong thông tƣ 36/2014/TT-NHNN là một giới hạn về an toàn thì rõ ràng tỷ lệ LDR này cao hơn 5% so với tỷ lệ LDR mà Ngân hàng Nhà nƣớc “áp” cho NHTM. Tại thời điểm này, thƣớc đo thanh khoản là chênh lệch giữa huy động tiền gửi và tín dụng cho vay -300000 tỷ đồng, thanh khoản toàn hệ thống rất kém. Từ tháng 4/2012 đến tháng 4/2013, tỷ lệ LDR giảm mạnh xuống còn 86%, ta dễ dàng nhận thấy tính thanh khoản ngân hàng cũng đƣợc cải thiện và biến động theo xu hƣớng ngƣợc lại với LDR. So với các năm trƣớc, thanh khoản NH đƣợc duy trì ở mức cao trong năm 2015, chênh lệch giữa huy động tiền gửi và tín dụng đạt trung bình 443426 tỷ đồng trong khi năm 2014 con số này là 410658 tỷ đồng. Tuy nhiên, do yếu tố mùa vụ, tín dụng tăng mạnh trong quý IV khiến cho thanh khoản NH sụt giảm khá nhanh. Nếu trong nửa đầu năm 2015, hệ số cho vay/huy động chỉ dao động quanh mức 84% thì trong 6 tháng cuối năm đã tăng dần và đạt 89% vào cuối tháng 12 (VCBs, 2016). Nhƣ vậy, LDR và trạng thái thanh khoản của NH có những biến động khác nhau trong từng giai đoạn nhƣng xu hƣớng chung là thay đổi trái ngƣợc nhau. Khi tỷ lệ LDR của NH thấp thì tính thanh khoản của NH đƣợc cải thiện và ngƣợc lại.
Từ đầu năm 2016 đến tháng 10/2016, tỷ lệ cấp tín dụng so với tổng nguồn vốn huy động (LDR) toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm xuống còn 86.57%. Tuy nhiên, con số này ở từng loại hình TCTD nói chung và từng loại hình NHTM nói riêng có sự khác nhau rõ rệt.
Hình 4.4: Tỷ lệ LDR của các loại hình tổ chức tín dụng tháng 8/2016
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Tỷ lệ Cho vay/Huy động ở khối các NHTM Nhà nƣớc là 93.24%, khối các ngân hàng TMCP ở mức 78.82%. Khối các NH liên doanh nƣớc ngoài có tỷ lệ LDR là 66.62%.Trƣớc đây vào năm 2010, NHNN ban hành Thông tƣ 13 giới hạn tỷ lệ LDR không quá 80%, đến tháng 9/2011 giới hạn trên đƣợc gỡ bỏ và đƣợc giải thích là giải pháp góp phần khơi thông nguồn vốn trong hệ thống NH tới nền kinh tế. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ tỷ lệ LDR đã tạo ra những bất ổn về thanh khoản, do đó trong Đề án 254 của Chính phủ về tái cơ cấu hệ thống NHTM có đặt ra giải pháp kiểm soát tăng trƣởng tín dụng của các NHTM có vốn nhà nƣớc phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn, từng bƣớc giảm tỷ lệ LDR về mức không quá 90% đến năm 2015 (Yên Lam, 2016). Nhƣ vậy, nếu xem tiêu chuẩn trong đề án 254 là giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản thì số liệu về tỷ lệ LDR của khối NHTM Nhà nƣớc không đƣợc thực hiện đúng. Tuy nhiên, tỷ lệ LDR của toàn hệ thống là 86.57% thấp hơn 90% theo yêu cầu cầu của NHNN và giảm gần 2.43% so với năm 2015. Vì vậy, thanh khoản của toàn hệ thống NHTM VN đƣợc đánh giá có chiều hƣớng biến động tốt.
4.1.3 Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ có tương quan thuận chiều với tính lỏng của NH
Biến DPRRTD/ Tổng dƣ nợ có mối quan hệ nghịch chiều với biến phụ thuộc NLDST. Vì vậy, biến độc lập này có tƣơng quan thuận với khả năng thanh khoản của NH với mức ý nghĩa 1%. Khi NH trích lập nhiều hơn cho dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ thì khả năng thanh khoản của NH đƣợc cải thiện. Bài nghiên cứu xem xét rủi ro thanh khoản của NHTM trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng. Rủi ro thanh khoản có thể bị kích hoạt bởi các loại rủi ro khác, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Nếu NH có rủi ro tín dụng gia tăng, khi niềm tin trong NH bị đổ vỡ, khách hàng cảm thấy bất an với lƣợng tiền gửi của mình và rút tiền hàng loạt thì rủi ro thanh khoản của NH trở nên nghiêm trọng. Khi tỷ lệ DPRRTD/Tổng dƣ nợ càng cao, NH trích lập dự phòng, hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng càng nhiều thì NH càng an toàn trƣớc rủi ro tín dụng. Khi đó, rủi ro thanh khoản của NH sẽ ít bị ảnh hƣởng bởi rủi ro tín dụng, tính thanh khoản của NH cũng hạn chế đƣợc tác động khi ngƣời vay không có khả năng trả nợ.
Trong thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòngrủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, NHNN đã đƣa ra các hƣớng dẫn chi tiết về việc trích lập dự phòng. Cụ thể, khi bắt đầu cho vay, NH phải trích 0.75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ). Khoản trích lập dự phòng “nặng” nhất khi ứng với mức độ rủi ro từng món nợ, NH phải trích lập dự phòng tăng dần. Cụ thể, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%; nhóm 3 (dƣới tiêu chuẩn) 20%; nhóm 4 (nghi ngờ) 50%; nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%. Tuy có hƣớng dẫn cụ thể nhƣng công tác trích lập dự phòng rủi ro của nhiều NH còn nhiều sai sót. Do trích lập dự phòng nhiều sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của NHTM nên các NH có xu hƣớng giảm thiểu việc trích lập hay cố tình phân loại sai nhóm nợ để giảm mức trích lập dự phòng.
Nhƣ trƣờng hợp NHTMCP Á Châu, sau khủng hoảng vụ án Bầu Kiên và Huyền Nhƣ đã hé lộ khối nợ xấu, nợ quá hạn rất lớn. Từ năm 2012, nợ xấu của ACB bất ngờ tăng mạnh lên 2571 tỷ đồng, chiếm 2.5% dƣ nợ, trong đó có 1150 tỷ đồng nợ nhóm 5 – nhóm có khả năng mất vốn mà ACB phải trích lập dự phòng 100%. Nhƣng ACB chỉ trích thêm 515 tỷ đồng dự phòng cụ thể trong năm so với năm 2011. Năm 2013, nợ xấu của ACB tăng lên tới 3242 tỷ đồng, riêng nợ nhóm 5 tăng gấp đôi lên 2122 tỷ đồng, mà tổng dự phòng trích lập chỉ là 1548 tỷ đồng. Cuối năm 2015, nợ xấu giảm nhanh xuống còn 1770 tỷ đồng nợ xấu, trong đó nợ nhóm 5 là 1066 tỷ đồng và trong năm ACB chỉ trích thêm 411 tỷ đồng dự phòng, nâng số dƣ dự phòng cuối kỳ lên 1540 tỷ đồng. (Hải Hà, 2016).
Tƣơng tự, tại Eximbank, nợ xấu tại ngày 31/12/2014 là 2144 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 tăng lên 1343 tỷ đồng. Tuy nhiên, Eximbank chỉ trích lập DPRRTD là 1023 tỷ đồng. Năm 2014, Eximbank đã bán gần 4056 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC và thu về 3882 tỷ đồng trái phiếu, phải trích lập rủi ro 20% cho trái phiếu. Tại ngày 31/12/2014, tổng trái phiếu VAMC là 4784 tỷ đồng, tuy nhiên, Eximbank chỉ trích lập dự phòng thêm là 184 tỷ đồng, thấp hơn mức quy định. Năm 2015, Eximbank có dƣ nợ nhóm 2 là 494 tỷ đồng, dƣ nợ nhóm 3 là 182 tỷ đồng, dƣ nợ nhóm 4 là 591 tỷ đồng, dƣ nợ nhóm 5 là 802 tỷ đồng. Nếu trích lập dự phòng theo thông tƣ 02/2012/TT-NHNN thì Eximbank phải trích lập 1159 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong BCTC năm 2015 Eximbank chỉ trích lập 870 tỷ đồng, thấp hơn 289 tỷ đồng so với quy định của NHNN. (Hải Hà, 2016)
Không chỉ vậy, một loạt các NH lớn nhƣ BIDV, Vietinbank, Vietcombank phân loại nhóm nợ chƣa phù hợp, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng không đúng quy định và bị kiểm toán nhà nƣớc điều chỉnh lại. Cụ thể, tính đến 31/12/2014, Vietcombank trích lập dự phòng thiếu 41.3 tỷ đồng, BIDV trích lập thiếu 36.5 tỷ đồng, Vietinbank trích lập thiếu 20.5 tỷ đồng. Những NH này phải điều chỉnh nhóm nợ dựa trên kết quả của kiểm toán nhà nƣớc. Vietcombank phải điều chỉnh giảm dƣ nợ nhóm 1 là 142 tỷ đồng, nhóm 3 là hơn 1 tỷ đồng, nhóm 4 là 14 tỷ đồng, tăng dƣ nợ nhóm 2 là 145 tỷ đồng, tăng dƣ nợ nhóm 5 thêm 19 tỷ đồng. BIDV điều chỉnh
giảm dƣ nợ nhóm 1 là 380 tỷ đồng, tăng dƣ nợ nhóm 2 và nhóm 3 lần lƣợt là 188 tỷ đồng và 133 tỷ đồng, nhóm 4 là 27.5 tỷ đồng và nhóm 5 – nhóm nợ có khả năng mất vốn là 9.5 tỷ đồng. Vietinbank phải giảm dƣ nợ nhóm 1 là 142 tỷ đồng; tăng dƣ nợ nhóm 2 là 107 tỷ đồng và nhóm 5 là 35.5 tỷ đồng (Mai Ngọc, 2016).
Hiện nay, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm về tỷ lệ nhƣng quy mô của nợ xấu không thay đổi nhiều. Tính đến tháng 9 năm 2015, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2.9%. Tuy nhiên, số nợ xấu mới phát sinh trong năm 2015 là 45000 tỷ đồng. Theo Phó Chủ tịch Uỷ Ban Giám sát Tài chính Quốc gia - ông Trƣơng Văn Phƣớc, mặc dù con số này chƣa bộc lộ rõ ở thời điểm hiện nay nhƣng là nguy cơ tiềm ẩn cho các năm tiếp theo khi tín dụng tiếp tục tăng tạo nguồn thu ngắn hạn không đảm bảo (Hoàng Yến, 2016).
Hình 4.5: Nợ xấu toàn hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2015
(Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia)
Dù tỷ lệ nợ xấu giảm nhƣng quy mô nợ xấu ở một số NH tăng. BIDV là một điển hình. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.62% nhƣng tổng nợ xấu lại tăng
lên. Tính đến cuối năm 2015, tổng số nợ xấu của Ngân hàng là 9697 tỷ đồng, tăng mạnh so với tổng nợ xấu năm 2014 là 8563 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tiếp tục tăng cao, tăng từ 3266 tỷ đồng hồi cuối năm 2014 lên 5193 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng số nợ xấu. Tại Sacombank, tính đến cuối năm 2015, nợ xấu của Sacombank tăng từ 1.19% hồi đầu năm lên 1.87% vào cuối năm. Tổng nợ xấu cũng tăng 1927 tỷ đồng (từ 1521 tỷ đồng cuối năm 2014 lên 3448 tỷ đồng vào cuối năm 2015). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt từ 1005 tỷ đồng năm 2014 lên 3029 tỷ đồng vào cuối năm 2015. Vì vậy, dù tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng giảm trong năm 2016 nhƣng trích lập dự phòng năm 2016 đƣợc dự báo tăng mạnh lên khoảng 91374 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với con số 74828 tỷ đồng năm 2015 và 59287 tỷ đồng năm 2014. Trong đó, dự phòng nợ xấu trong năm 2016 là 53098 tỷ đồng, trái phiếu VAMC khoảng 38276 tỷ đồng (VCBs, 2016).
Chính vì quy mô nợ xấu có xu hƣớng tăng nên việc quản lý trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM rất cần thiết. Quản trị rủi ro tín dụng tốt mang lại những tác động tích cực trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản cùa các NHTM VN.
4.1.4 Lãi suất cho vay dài hạn có mối quan hệ nghịch biến với khả năng thanh khoản của NHTM. khoản của NHTM.
Khả năng thanh khoản của NH không chỉ phụ thuộc vào các biến nội tại của NHTM mà còn chịu ảnh hƣởng bởi các biến kinh tế vĩ mô, cụ thể là biến lãi suất cho vay dài hạn. Lãi suất cho vay dài hạn có tƣơng quan thuận với NLDST nên sẽ có mối quan hệ nghịch chiều với khả năng thanh khoản của NH với mức ý nghĩa 1%. Khi lãi suất cho vay dài hạn tăng, các NH sẽ có xu hƣớng tích cực huy động từ tiền gửi ngắn hạn và trung hạn để cho vay dài hạn, mà cho vay dài hạn là tài sản kém thanh khoản nhất trong bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, khi NH cho vay dài hạn nhiều hơn sẽ làm giảm dự trữ thanh khoản. Lƣợng tiền mặt có trong NH sẽ bị giảm hoặc NH thay vì đầu tƣ vào tài sản của tính thanh khoản cao hơn thì NH cho vay dài
hạn - Tài sản kém thanh khoản hơn. Chính vì vậy, khi lãi suất cho vay dài hạn tăng thì khả năng thanh khoản của NH kém hơn.
Theo báo cáo của NHNN, lãi suất cho vay dài hạn từ tháng 1/2015 đến những tháng đầu năm 2016 vẫn còn ở mức khá cao. Các NHTM nhà nƣớc áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ƣu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thƣờng ở mức 9.3-10.5%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với các NHTM cổ phần, lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với các lĩnh vực ƣu tiên là 10-10.5% còn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thƣờng lãi suất cho vay dài hạn là 10-11% (Ngân hàng Nhà nƣớc, 2016).
Bảng 4.2: Lãi suất cho vay phổ biến của các TCTD đối với khách hàng từ ngày 18/01/2015-22/01/2016
Đơn vị: %/năm
Đối tƣợng Ngắn hạn Trung, dài hạn
NHTM Nhà nƣớc
Sản xuất kinh doanh thông thƣờng 6.8 - 8.8 9.3 - 10.5
Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao
6.0 - 7.0 9.0 - 10.0
NHTM cổ phần
Sản xuất kinh doanh thông thƣờng 7.8 - 9.0 10.0 - 11.0
Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao
7.0 10.0 - 10.5
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn ở NHTM Nhà nƣớc cũng nhƣ NHTM cổ phần ở mức lãi suất cho vay dài hạn bằng VNĐ đối với lĩnh vực ƣu tiên ở mức 9% - 10%/năm, còn các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thƣờng 9.5% - 11%/năm cho vay dài hạn. Lãi suất cho vay trung dài hạn tại Việt Nam cao hơn
nhiều so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan vay đầu tƣ chỉ 5% - 6%/năm (Vũ Phong, 2015). Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của các NHTM mà còn giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc.
Từ cuối tháng 4/2016, các NHTM Nhà nƣớc đã chính thức giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10% đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh (Kỳ Duyên, 2016). Để hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay dài hạn, từ ngày 26/9/2016, một số tổ chức tín dụng lớn (nhƣ BIDV, Vietcombank,…) đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền đồng Việt Nam ở các kỳ hạn dƣới một năm với mức giảm 0.3-0.5%/năm. Đây là biện pháp tích cực để giảm lãi suất cho