CHƢƠNG IV : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1 Phân tích và thảo luận về kết quả của mô hình
4.1.1 Sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài làm khả năng thanh khoản của ngân
hàng được cải thiện
Sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa tổng lƣợng vay liên ngân hàng với tổng nguồn vốn của NHTM. Sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc NLDST nên nó có
tƣơng quan thuận với khả năng thanh khoản của NH, với mức ý nghĩa thống kê 1% trong mô hình. Mối quan hệ thuận chiều chỉ ra rằng nếu NH phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài thì khả năng thanh khoản của NH càng đƣợc cải thiện. Kết quả nghiên cứu này trái ngƣợc với nghiên cứu của Vodova (2012) khi tiến hành nghiên cứu các NHTM tại Slovak. Sự khác nhau trong kết quả nghiên cứu có thể là do sự khác nhau về thị trƣờng liên ngân hàng giữa các nƣớc. Vodova cho rằng vay trên thị trƣờng liên ngân hàng sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản khi phải vay với mức lãi suất cao để bù đắp các nghĩa vụ có lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, thực tế tại các NHTM VN, vay trên thị trƣờng liên ngân hàng là cách thức nhanh chóng để bù đắp thanh khoản. Lãi suất trên thị trƣờng này thấp hơn so với chi phí phải bỏ ra để huy động và phần lãi suất có đƣợc từ cho vay. Ta có thể thấy rõ thông qua sự so sánh lãi suất huy động, lãi suất cho vay và lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng vào giai đoạn năm 2015 trong hình 4.1 và bảng 4.1.
Hình 4.1: Lãi suất huy động và cho vay của các NHTMVN từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2015
Bảng 4.1: Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn chủ chốt từ T1-T12/2015
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Lãi suất huy động 3 tháng của NH vào tháng 12/2015 là 5.8% trong khi lãi suất bình quân thị trƣờng liên ngân hàng ở kì hạn 3 tháng là 5.09%, lãi suất cho vay luôn ở trên mức 7%. Do lãi suất vay trên thị trƣờng liên ngân hàng thấp hơn so với lãi suất huy động và lãi suất cho vay cùng kì hạn nên vay trên thị trƣờng liên ngân hàng là một trong những cách thức nhanh chóng và hiệu quả để các NHTM cải thiện trạng thái thanh khoản. Thực tế đã chứng minh khối lƣợng giao dịch trên thị trƣờng liên NH có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tính thanh khoản của hệ thống NHTMVN. Theo tổng hợp khối lƣợng giao dịch theo ngày trên thị trƣờng liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), quý I/2015,khối lƣợng giao dịch của các kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó, kỳ hạn qua đêm đạt 476018 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 41%, kỳ hạn 1 tuần đạt 418109 tỷ đồng, chiếm 36%. Các ngân hàng linh hoạt vay mƣợn các kỳ hạn ngắn qua liên ngân hàng để đáp ứng yêu cầu về dự trữ bắt buộc và thiếu hụt thanh khoản trong ngắn hạn. Đầu năm 2015, thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam dồi dào. Tuy nhiên, vào cuối năm 2015, do yếu tố mùa vụ tín dụng, hoạt động cho vay liên ngân hàng kém sôi động. Các NHTMVN gặp khó khăn hơn trong việc vay các NH khác, vì vậy theo báo cáo ngành ngân hàng của Vietconbank, tính thanh khoản của NHTMVN giảm sút nhƣng vẫn trong mức có thể kiểm soát đƣợc.
Hiện nay, lãi suất liên ngân hàng tuần qua tiếp tục đà giảm ở cả ba kỳ hạn. Từ mốc quanh 5% ở cả ba kỳ hạn hồi đầu năm 2016, đến nay mặt bằng lãi suất liên
0.8% ở cả ba loại kỳ hạn).Cụ thể, tuần qua lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm và một tuần giảm nhẹ 0.02-0.06% lần lƣợt xuống mức 0.57% và 0.61%/năm. Lãi suất kỳ hạn hai tuần giảm mạnh hơn (giảm 0.13%) về mức 0.79%/năm (Phƣơng Diệp, 2016).
Hình 4.2: Diễn biến lãi suất liên ngân hàng từ 01/07/2016 đến 26/08/2016
(Nguồn: BVS, Bloomberg)
Lãi suất liên ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong 3 năm gần đây, có nhiều thời điểm mức lãi suất qua đêm trên thị trƣờng liên ngân hàng đã giảm mạnh nhƣng vẫn xoay quanh ngƣỡng 1%. Có rất ít giao dịch mà lãi suất giảm sâu xuống dƣới 1% nhƣ hiện nay. Lãi suất liên ngân hàng giảm một phần nhờ tác động lớn từ chính sách tiền tệ linh hoạt của NHNN. NHNN liên tiếp mua ngoại tệ để tranh thủ diễn biến thuận lợi của tỷ giá cũng nhƣ tăng thêm nguồn dự trữ ngoại tệ. Cụ thể, NHNN đã mua vào khoảng 8 tỷ USD, đồng nghĩa với việc đã có hơn 150 nghìn tỷ đồng đƣợc bơm ra thị trƣờng. Diễn biến này đã giúp lãi suất liên ngân hàng giảm, thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng trở nên dồi dào hơn.