Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Techcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 102 - 103)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƢỢNG TÍN DỤNG DNNVV TẠ

3.2.8 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát

a) Tăng cƣờng kiểm tra tín dụng:

Sau khi giải ngân tiền cho vay, Chi nhánh thƣờng chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Chi nhánh sẽ không nắm bắt đƣợc thời điểm khi doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy Chi nhánh luôn phải đảm bảo nắm chắc đƣợc các khoản cho vay đó đang sử dụng thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay.

Bên cạnh việc thẩm tra khách hàng, Chi nhánh cần kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thƣờng xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Chi nhánh cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ ... thƣờng xuyên kiểm tra và đánh giá phân loại các khoản vay, chú trọng đến những khoản vay dễ xẩy ra rủi ro để kịp thời phát hiện ngăn ngừa từ xa, tránh tình trạng vụ việc xảy ra mới kiểm tra xử lý những vi phạm. Muốn vậy, phải hoàn thiện các văn bản quy định hoạt động kiểm tra, kiểm soát, phải quy định rõ mức độ xử lý đối với từng vi phạm.

b) Tăng cường công tác giám sát khách hàng:

- Để giảm tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra thì hoạt động giám sát khách hàng phải là một trong những hoạt động không thể thiếu của Ngành ngân hàng nói chung cũng nhƣ chi nhánh nói riêng. Do đó, để làm tốt nhiệm vụ này, nhân viên tín dụng cần phải tiến hành một số hoạt động sau:

+ Thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

+ Đối chiếu với mục đích vay ghi trong hợp đồng tín dụng.

- Kiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng:

+ Đánh giá tiến độ thực hiện phƣơng án.

+ Đánh giá, phân tích hiệu quả tình hình tài chính: Theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; theo dõi các hình thức, tài sản đảm bảo tín dụng.

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tƣ đảm bảo nợ: để làm nhiệm vụ này cần tiến hành các bƣớc:

+ Thu thập thông tin, chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của khách hàng.

+ Kiểm tra thực tế nơi sử dụng vốn.

+ Đối chiếu với mục đích vay ghi trong hợp đồng tín dụng thì Chi nhánh phải giao cho các Chuyên viên phải bám sát, đánh giá chất lƣợng các

nguồn thu từng công trình, từng Dự án mà khách hàng đã đầu tƣ để kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, đánh giá đúng khả năng trả nợ của các khách hàng này để có những biện pháp kịp thời trong công tác thu hồi nợ. Quan trọng trên hết vẫn phải “bám khách hàng” và để khách hàng thấy đƣợc Techcombank là cần thiết phải ƣu tiên trả nợ đầu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Techcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)