Nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Techcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 99 - 101)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƢỢNG TÍN DỤNG DNNVV TẠ

3.2.6 Nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tín dụng

Thông tin luôn là một yếu tố không thể thiếu trong mọi quyết định đầu tƣ, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng, ai nắm đƣợc thông tin sớm nhất sẽ có cơ hội chớp thời cơ tốt nhất và cơ hội thắng trong cạnh tranh là rất lớn. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại, thông tin càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro nhƣ rủi ro thị trƣờng, rủi ro chính sách và rủi ro lựa chọn đối nghịch... Hơn nữa, thông tin đầy đủ còn rút ngắn thời gian thẩm định, đẩy nhanh tốc độ cho vay tạo lợi thế trong cạnh tranh.

Thông tin còn là cơ sở của hoạt động tín dụng ngân hàng, thông tin đầy đủ là phƣơng tiện trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định đánh giá, phân tích, dự báo và đƣa ra nhận định chính xác hơn về doanh nghiệp và phƣơng án vay vốn, từ đó tránh đƣợc những rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Vì vậy, Công tác thông tin phải đƣợc chú trọng đúng mức nhằm cập nhật đƣợc nó một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời về khách hàng, về thị trƣờng. Muốn thu đƣợc các nguồn thông tin có giá trị ngân hàng phải thực hiện một số các giải pháp sau:

 Thành lập ban chuyên trách về thông tin, tăng cƣờng đội ngũ chuyên viên, đặc biệt là đào tạo những cán bộ chuyên viên thị trƣờng, thu thập thông tin; phân tích thông tin về mội trƣờng kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp lý; tình hình ngành… trên cơ sở đó mới dự báo khả năng hoạt động của khách hàng; rủi ro tiềm ẩn khách hàng có thể xảy ra đối với khách hàng, từ đó Ngân hàng sẽ có những biện pháp ứng phó kịp thời cũng nhƣ có những định hƣớng hợp lý đối với chính sách cho vay khách hàng DNNVV.

 Thành lập kênh thông tin liên hệ giữa cán bộ tham gia thẩm định, phát triển kinh doanh tại các trung tâm SME với các phòng ban hỗ trợ nhƣ phòng pháp chế, phát triển sản phẩm, phòng kinh doanh doanh nghiệp sản xuất, phòng kinh doanh doanh nghiệp thƣơng mại, phòng phân tích kinh doanh…nhằm có những tham chiếu kịp thời về thông tin thị trƣờng đối với các cán bộ của trung tâm kinh doanh SME.

 Đào tạo tập huấn cho các cán bộ tham gia thẩm định; đánh giá khoản vay những phƣơng pháp thu thập, xử lý và khai thác, lƣu trữ thông tin hiệu quả và khoa học

 Thực hiện việc thu thập, lƣu trữ các thông tin, tài liệu một cách có khoa học để thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng.

 Liên kết với những đơn vị cung cấp thông tin tín dụng, thông tin doanh nghiệp để có kế hoạch tiếp thị và thẩm định khách hàng một cách hiệu quả; nhƣ trung tâm CIC của Ngân hàng nhà nƣớc….

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Techcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)