Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng dƣ nợ 346.476 393.554 686.218 868.747 749.867 2 Giải ngân 189.789 286.131 415.404 409.541 464.610 3 Nợ xấu 17.844 46.833 39.801 47.347 42.667 4 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ 5,15% 11,90% 5,80% 5,45% 6% 5 Dự phòng rủi ro 7.008 9.147 20.872 22.251 21.148 6 Thu nợ 174.822 180.916 358.434 437.515 358.935
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Techcombank Chương Dương từ 2007-2011)
Bảng 2.10 cho thấy: công tác thu hồi nợ đƣợc Chi nhánh chú ý và giá trị các khỏan nợ thu hồi qua các năm đều tăng (năm 2008 thu hồi đƣợc 180.916 triệu đồng, năm 2009 thu hồi đạt 358.434 triệu đồng, năm 2010 số tiền thu hồi đƣợc tăng mạnh và đạt 437.515 triệu đồng. Năm 2011, số nợ thu hồi có sự giảm sút so năm 2010, nhƣng vẫn cao hơn so các năm trƣớc và đạt 358.935 triệu đồng).
Bên cạnh việc tăng cƣờng đôn đốc thu hồi nợ, Chi nhánh cũng chú ý công tác trích lập dự phòng rủi ro. Nhìn chung, việc trích lập cho từng nhóm nợ đƣợc thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 493/QĐ- NHNN. Các khoản trích lập dự phòng đều tăng qua từng năm cho ngoài việc do dƣ nợ tăng thì còn cho thấy NH đã chú tâm hơn tới phƣơng thức dự phòng này, đã thực hiện đúng quy định để bảo đảm an toàn cho các khoản vay. Tuy nhiên, các khoản dự phòng tăng lên thì chi phí cũng tăng lên, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy, để giảm thiểu khoản mục này thì chi nhánh cần giảm mạnh các khoản nợ xấu (tỷ lệ trích lập nợ nhóm 3 là 20%, nợ nhóm 4 là 50%, nợ nhóm 5 là 100%).
Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu tại NH chƣa thực sự đa dạng. Các biện pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu đƣợc NH sử dụng hiện nay là đẩy mạnh thu nợ trực tiếp, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, dùng biện pháp
pháp lý, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Trong giai đoạn 2007-2009, Techcombank Chƣơng Dƣơng vì tập trung chạy theo chỉ tiêu khoán kinh doanh theo kế hoạch do Hội sở giao phó, mở rộng dƣ nợ,...đã lơ là việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đến năm 2010 và năm 2011 thì NH đã rất quan tâm đến vấn đề này, trong thời gian qua, cùng với việc không ngừng hoàn thiện các biện pháp quản trị điều hành phù hợp với diễn biến thực tiễn, tăng cƣờng kiểm soát nợ xấu, kiềm chế sự gia tăng các khoản nợ xấu mới, xử lý nợ tồn đọng một cách triệt để, quyết liệt, do vậy tỷ lệ nợ xấu của NH đã giảm trông thấy trong năm 2010 và năm 2011 (cả số tƣơng đối và số tuyệt đối) và cố gắng giảm tỷ lệ này xuống dƣới 5% vào Quý II/2012.
Mức độ tập trung khách hàng
Mặc dù, dƣ nợ của Techcombank Chƣơng Dƣơng là khá lớn nhƣng chủ yếu chỉ tập trung vào một số ngành , một số công ty. Bảng 2.10 cho thấy thực trạng này.
Bảng 2.11: Một số khách hàng có dư nợ tín dụng cao tại Chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
STT Ngành nghề Tên Khách hàng Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1 Lắp ráp ô tô Công ty CP Coneco
Thƣơng mại 25.000 38.000 40.000 70.000 90.000 2 Thép xây dựng Công ty CP Nam Vang 85.000 91.500 51.000 10.000 8.000
3 Thép tiền chế Công ty TNHH Xây lắp
và Vật liệu công nghiệp 75.000 85.000 115.000 100.000 50.000 4 Thức ăn chăn nuôi Công ty CP RTD 35.000 42.000 55.000 90.000 150.000 5 Thức ăn chăn nuôi Công ty TNHH Minh Hiếu Hƣng Yên 30.000 35.000 45.000 82.000 115.000 6 Vận tải Biển Công ty CP Vận tải biển
Việt Nam 0 0 200.000 160.000 120.000
Tổng dƣ nợ các khách hàng lớn 250.000 291.500 506.000 512.000 533.000 Tổng dƣ nợ các KH DNNVV 346.476 393.554 686.218 868.747 749.867 Tỷ trọng các KH lớn/ tổng dƣ nợ KH DNNVV 72,16% 74,07% 73,74% 58,94% 71,08%
Bảng 2.11 cho thấy mức độ tập trung trong cho vay khách hàng là khá cao tại Chi nhánh trong giai đoạn đƣợc khảo sát. Cụ thể: 6 khách hàng lớn trong số các DNNVV có quan hệ TD tại Chi nhánh chiếm trỷ trọng tới 72,16% tổng dƣ nợ trong năm 2007, năm 2008 tỷ trọng tăng lên chiếm tới 74,057, năm 2009 giảm chút ít nhƣng vãn chiếm 73,74% tổng dƣ nợ. Năm 2010 tỷ trọng này có giảm xuống và chỉ còn chiếm xấp xỉ 59%. Nhƣng đến năm 2011 lại tăng lên và chiếm 71,08% tổng dƣ nợ TD của Chi nhánh. Trong 6 DN này, thì có một số DN có mức dƣ nợ lớn, vƣợt tỷ lệ qui định 15% bao gồm: Công ty CP Nam Vang 23,25% (2008); Công ty TNHH Xây lắp và Vật liệu công nghiệp 18,36% (2009); Công ty CP RTD 20,84% (2011); Công ty TNHH Minh Hiếu Hƣng Yên 15,98% (2011); Công ty CP Vận tải biển Việt Nam 19,54% (2010) và 16,67% (2011).
Khả năng sinh lời
Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi đƣợc gốc mà còn có lãi, đảm bảo đƣợc độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Ta thấy rằng nếu ngân hàng thƣơng mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng đƣợc thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
Khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Chi nhánh (ROA)
ROA =
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản
Bảng 2.12. Hệ số ROA tại chi nhánh Techcombank Chƣơng Dƣơng giai đoạn 2007 – 2011 Đơn vị: triệu đồng - % Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Lợi nhuận ròng 5.060 7.347 8.076 14.245 9.442 Tổng tài sản 439.655 542.227 916.309 1.080.328 950.688 ROA 1,15% 1,35% 0,88% 1,32% 0,99%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Techcombank Chương Dương từ 2007-2011)
Bảng 2.12 cho thấy: Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng nói chung và của chi nhánh Techcombank Chƣơng Dƣơng nói riêng là khá thấp so với mức sinh lợi chung (thƣờng ở mức từ 4 - 6%). Điều này xảy ra là bởi chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động không cao (khoảng 3%), chi phí hoạt động lớn (tiền thuê địa điểm lớn, đội ngũ nhân viên đông đảo, chi phí vận hành lớn…), thêm vào đó còn cần phải trích lập dự phòng rủi ro nhất định tƣơng ứng với quy mô tăng trƣởng dƣ nợ…
Năm 2007, ROA của Techcombank Chƣơng Dƣơng là 1,15%. Năm 2008, tỷ lệ này tăng lên là 1,35% nhƣng năm 2009 chỉ số này giảm xuống chỉ còn 0,88% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 các doanh nghiệp khó khăn không trả đƣợc nợ dẫn đến nợ xấu, chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro lớn làm cho lợi nhuận ròng của chi nhánh giảm tác động đến ROA giảm. Đến năm 2010, chi nhánh đã nhanh chóng triển khai các giải pháp đồng bộ, tập trung thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt các khoản nợ xấu, do vậy trong năm 2010, đã giảm đƣợc đáng kể tỷ lệ nợ quá hạn khoản trích lập dự phòng đƣợc hoàn trả, làm cho lợi nhuận ròng tăng, tác động đến ROA tăng lên 1,32%.
Khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu của Chi nhánh (ROE)
ROE =
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu
Bảng 2.13. Hệ số ROE tại chi nhánh Techcombank Chƣơng Dƣơng giai đoạn 2007 - 2011 Đơn vị: triệu đồng - % Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Lợi nhuận ròng 5.060 7.347 8.076 14.245 9.442 Vốn chủ sở hữu 30.000 30.000 40.000 50.000 50.000 ROE 16,87% 24,49% 20,19% 28,49% 18,88%
Bảng 2.13 cho thấy: Hệ số khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE
của ngân hàng tăng lên qua các năm từ 2007 đến 2011 và đều ở mức cao.
Năm 2007, hệ số ROE của ngân hàng là 16,87%. Năm 2008, tỷ lệ này tăng lên là 24,49% và năm 2009 giảm nhẹ xuống còn 20,19%. Hệ số này lại tăng mạnh lên mức 28,49% trong năm 2010 và giảm xuống còn 18,88% trong năm 2011. Có sự sụt giảm trong năm 2011 là do, trong năm này vốn chủ sở hữu của hội sở rót xuống chi nhánh tăng lên mức 50 tỷ đồng, nhƣng lợi nhuận ròng lại giảm do tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở lên gay gắt “huy động cao, cho vay thấp hơn kỳ vọng”, thêm vào đó giữa năm 2011 Việt Nam lại lâm vào cuộc khủng khoảng mới khi “bong bóng bất động sản vỡ” ảnh hƣởng sâu sắc đến toàn bộ nên kinh tế dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên so với năm 2010 khiến chi nhánh phải trích lập dự phòng nhiều hơn làm cho lợi nhuận ròng giảm đáng kể. Tuy nhiên, với hẹ số ROE cao thì rủi ro tiềm ẩn cũng sẽ lớn. Thực tế từ NHTM các nƣớc luôn duy trì hệ số này ở mức khoảng 14 – 18% là phù hợp.
2.2.2.2. Phân tích chất lượng TD theo các chỉ tiêu định tính
- Hoạt động TD của Chi nhánh những năm qua về căn bản đáp ứng đầy đủ và kịp thời các nhu cầu vốn kinh doanh của các DNNVV nên ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách hàng không chỉ trên địa bàn, mà còn cả các khách hàng ở các vùng lân cận. Nhờ vốn tín dụng đã giúp các khách hàng của Chi nhánh có đủ vốn kinh doanh giúp họ nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
- Nhƣ đã đề cập từ Chƣơng 1 thì dặc điểm của các DNNVV là năng lực tài chính yếu, để mở rộng sản xuất kinh doanh thì vốn vay trở nên đặc biệt quan trọng, thậm chí đóng vai trò có tính quyết định bởi tất cả các khách hang DNNVV của Chi nhánh là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ sản xuất … họ hầu nhƣ không đƣợc hƣởng bất cứ sự đầu tƣ nào của Nhà nƣớc. Chính vì thế, có thể nói nếu Chi nhánh không cho vay đầy đủ và kịp thời các nhu cầu về vốn thì các doanh nghiệp này không thể mở rộng hoạt dộng kinh doanh. Sự đáp ứng đầy đủ và kịp thời những nhu cầu về vốn đã và đang tiếp tục có những đóng góp quan trọng để các doanh nghiệp này có thể duy trì và mở rộng hoạt động
kinh doanh. Đặc biệt, trong những năm qua, với những khó khăn nghiêm trọng của nền kinh tế thì vốn TD của Chi nhánh góp phần quan trọng giúp các doanh nghiệp duy trì đƣợc hoạt động, không bị suy sụp hay phá sản. Mặt khác, nhờ có nguồn vốn TD trung dài hạn của Chi nhánh giúp các doanh nghiệp từng bƣớc cải thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh. Sự mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các khách hàng là những DNNVV những năm qua đã góp phần duy trì và thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế tại địa bàn.
- Nhờ có đội ngũ cán bộ TD có trình độ và năng lực chuyên môn tốt nên Chi nhánh đã có những tƣ vấn cho khách hàng, cung cấp những thông tin thị trƣờng, qua đó giúp một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng nhƣ một số hộ sản xuất chuyển hƣớng kinh doanh hoặc có những biện pháp phù hợp để vƣợt qua thách thức, tránh đƣợc nguy cơ phá sản.
- Trong hoạt động tín dụng thì mở rộng khách hàng là vấn đề có tính quyết định, nhƣng để đạt đƣợc mục tiêu này trong điều kiện có sự cạnh tranh khá gay gắt trên địa bàn, Chi nhánh đã chú ý tạo sự hài long của khách hàng thong qua đơn giản hóa các qui trình, thủ tục về cho vay, nhƣng vẫn tuan thủ các nguyên tắc và điều kiện TD. Điều này một mặt ngày càng gây đƣợc sự thiện cảm của khách hàng, mặt khác tạo ra sự yên tâm, sự tín nhiệm của khách hàng vè một sự an toàn trong hoạt động. Đây là điều kiện rất quan trọng giúp Chi nhánh không chỉ mở rộng đƣợc số lƣợng khách hàng đến vay vốn, mà còn giúp Chi nhánh tăng cƣờng đƣợc công tác huy động vốn và mở ra các loại hình dịch vụ mới.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TECHCOMBANK – CHI NHÁNH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TECHCOMBANK – CHI NHÁNH CHƢƠNG DƢƠNG
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, Số lượng khách hàng là các DNNVV ngày càng được mở rộng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các khách hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh cũng nhƣ góp phần tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng, nên những năm qua, Chi nhánh không ngừng tìm biện pháp để mở rộng khách hàng
trong các quan hệ tín dụng và thực tế là số lƣợng khách hàng ngày càng tăng lên. (Xem thêm Bảng 2.14)
Bảng 2.14: Cơ cấu DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh
Đơn vị: doanh nghiệp
STT Ngành kinh tế 2007 2008 2009 2010 2011 SL DNN VV mở TK SL DNNV V có quan hệ tín dụng SL DNN VV mở TK SL DNN VV có quan hệ tín dụng SL DNN VV mở TK SL DNN VV có quan hệ tín dụng SL DNN VV mở TK SL DNN VV có quan hệ tín dụng SL DNN VV mở TK SL DNNV V có quan hệ tín dụng 1 Công nghiệp chế biến chế tạo 37 3 42 5 45 4 52 6 61 5 2 Khai khoáng 9 2 9 2 10 2 10 2 10 1 3 Kinh doanh thƣơng mại 132 32 153 42 186 48 216 67 235 43 4 Lƣu trú và ăn uống 14 2 18 3 25 3 30 6 33 6 5 Vui chơi giải trí 5 0 5 1 8 4 10 3 16 3 6 Nông lâm ngƣ nghiệp 15 2 18 3 25 5 29 6 31 6 7 Sản xuất phân phối điện 5 0 6 0 6 0 7 0 7 1 8 Thông tin, truyền thông 37 5 40 6 46 8 51 9 58 8 9 Vận tải kho bãi 12 1 19 2 21 3 25 3 39 2 10 Xây dựng 30 8 50 17 51 15 51 12 57 7 11 Khác 35 10 50 15 63 18 83 28 97 23 Tổng cộng 331 65 410 96 486 110 564 142 644 105
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2007-2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số khách hàng là DNNVV tăng lên hàng năm từ 2007 đến 2011, số lƣợng khách hàng là DNNVV tăng đáng kể trong năm
2010 và giảm đáng kể trong năm 2011, số khách hàng DNNVV năm 2010 là 142 khách hàng, tăng so với năm 2009 là 32 khách hàng với tốc độ tăng là 29,09%, năm 2011 là 105 khách hàng, giảm so với năm 2010 là 26,05%. Nguyên nhân của hiện tƣợng trên là do trong năm 2011, chính sách thắt chặt tiền tệ cộng thêm ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, khả năng trả nợ của các DNNVV bị hạn chế nên Chi nhánh cũng bị hạn chế trong việc cho vay.
Thứ hai, Nhu cầu vốn của các DNNVV ngày càng được đáp ứng tốt hơn Những năm qua, Chi nhánh đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các DNNVV, nhatá là nhu cầu về TD ngắn hạn, một phần vốn trung dài hạn, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Thực tế là nhu cầu về vốn TD của các DNNVV tại Chi nhánh luôn rất lớn do đặc điểm của các DNNVV nƣớc ta có tiềm lực tài chính thấp, nên nhu cầu vốn vay luôn rất cao. Điều này luôn đặt ra những thách thức rất lớn đối với Chi nhánh phải tìm cách đáp ứng đầy đủ và klịp thời những nhu cầu vốn chính đáng cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu vẫn là vốn ngắn hạn, nên Chi nhánh chủ yếu tập trung vào việc đáp ứng các nhu cầu về TD ngắn hạn cho các doanh nghiệp. Chỉ một phần nhu cầu vốn TD trung dài hạn của khách hàng đƣợc Chi nhánh xem xét và đáp ứng. Tuy vậy, Chi nhánh cũng đã phải hết sức thận trọng trong cho vay trung dài hạn vì những bất ổn trên thị trƣờng tài chính Việt Nam những năm qua cũng nhƣ những rủi ro kỳ hạn tiềm ẩn khi xử lý các nhu cầu vốn vay trong dài hạn từ vốn huy động ngắn hạn
Thứ ba, Chất lượng TD đối với các DNNVV ngày càng được nâng cao Nhƣ trên đã phân tích thì chất lƣợng TD đối với các DNNVV đƣợc thể hiện cụ thể ở tỷ lệ nợ xấu cũng nhƣ vòng quay của vốn, hiệu suất sử dụng vốn cũng