3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƢỢNG TÍN DỤNG DNNVV TẠ
3.2.2. Đổi mới cơ chế TD ngân hàng phù hợp với đặc điểm của các DNNVV
Việc đổi mới theo hƣớng:
Thứ nhất, Về phƣơng thức cho vay.
- Trên cơ sở các qui định của NHNN và các qui định có liên quan của Techcombank, Chi nhánh cần tiếp tục duy trì phƣơng thức cho vay từng lần đối với các hộ kinh doanh cá thể và hộ sản xuất. Phƣơng thức này phù hợp với đièu kiện kinh doanh qui mô nhỏ, trình độ sản xuất ở mức thấp. Nhƣng nhƣợc điểm của phƣơng thức cho vay từng lần là Chi nhánh thƣờng bị động trong cho vay, chi phí giải ngân TD cao và rủi ro lớn. Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh của các khách hàng cũng nhƣ Chi nhánh. Nó cũng làm hạn chế vấn đề mở rộng
theo hạn mức TD, tạo thuận lợi cho các DNNVV chủ động phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà không bị động về vốn vay.
- Trong điều kiện năng lực tài chính của các DNNVV bị hạn chế làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn TD, Chi nhánh cần nghiên cứu triển khai them nghiệp vụ TD thuê mua tại Chi nhánh, tạo điều kiện cho các DNNVV có thể tiếp cận kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm tang năng suất và tăng năng lực cạnh tranh của mình. Hơn nữa, trong điều kiện khả năng cung cấp các khoản TD trung dài hạn của Chi nhánh bị hạn chế, thì việc mở ra hoạt động thuê mua tài chính là giải pháp hữu hiệu giúp các DNNVV có điều kiện để từng bƣớc trang bị máy móc, thiết bị, đẩy mạnh hiện đại hóa sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Về thời hạn cho vay.
Thực tế là các DNNVV luôn mong muốn đƣợc vay với mức lãi suất thấp nhất, nhƣng thời hạn lại phải dài nhất có thể. Song khả năng đáp ứng của Chi nhánh đến đâu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng huy động nguồn của mình. Để giúp xử lý hiệu quả mâu thuẫn này đòi hỏi Chi nhánh phải đa dạng hóa kỳ hạn TD đối với mỗi khách hàng. Nhƣng khi giải quyết các nhu cầu của khách hàng cần chú ý phải xử lý rủi ro kỳ hạn trên cơ sở tính toán “độ lệch tài chính” giữa tài sản Nợ và tài sản Có để luôn bảo dảm thu nhập ròng cho Chi nhánh.
Thứ ba, Xử lý lãi suất cho vay
Lãi suất là vấn đề cốt lõi trong hoạt độngu TD. Xử lý lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm, phải xử lý đồng bộ cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay, bảo đảm theo đúng tính chất thị trƣờng, nhƣng phải bảo đảm tính phân biệt với từng khách hàng, phân chia theo từng khu vực trên cơ sở đánh giá chính xác mức độ rủi ro. Điều này lại phụ thuộc lớn vào công tác thẩm định TD.
3.2.3 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Đối với đặc thù của NHTM thì huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có huy động tốt thì mới có vốn để cho vay, và cho vay có hiệu quả, thu hồi gốc lãi đúng hạn … thì mới có thể trả đƣợc chi phí huy động
vốn. Do vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề quan trọng luôn đặt lên hàng đầu vì nếu NHTM sử dụng vốn có hiệu quả cao đồng nghĩa với việc tiết kiệm đƣợc một lƣợng vốn đáng lẽ ra phải huy động thêm nếu nhƣ không nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn.
Mặt khác, hiệu quả sử dụng vốn cao đối với NHTM đồng nghĩa với chất lƣợng tín dụng cao, gốc lãi thu đƣợc đầy đủ và đúng hạn, vòng quay vốn lớn, lợi nhuận thu đƣợc nhiều. Vì vậy, cần phải có chính sách huy động vốn và sử dụng hợp lý nhằm mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Muốn giải quyết tốt mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn ngân hàng phải thực hiện một số các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác huy động trên địa bàn trên cơ sở có chiến lƣợc huy động cụ thể chi tiết về cơ cấu kỳ hạn (ngắn – trung – dài hạn), loại tiền huy động, lãi suất áp dụng, đối tƣợng khách hàng mục tiêu, phƣơng thức tiếp cận đối với từng nhóm khách hàng mục tiêu...
- Căn cứ trên cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động, xây dựng chiến lƣợc kinh doanh, sử dụng vốn sao cho mang lại hiệu quả nhất (lựa chọn đối tƣợng khách hàng, cơ cấu kỳ hạn cho vay, lãi suất áp dụng, biện pháp đảm bảo…) và tiên quyết là phải bảo toàn đƣợc đồng vốn cho vay ra.