Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Techcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 81 - 88)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Chất lượng đội ngũ cán bộ TD chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cán bộ tín dụng là ngƣời chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc ra quyết định cho vay, vì vậy, chất lƣợng cán bộ tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng khoản vay. Tuy hầu hết cán bộ tín dụng đều có trình độ đại học – cao đẳng chuyên ngành tài chính – ngân hàng, song thực tế là ngoài yêu cầu vè trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì đòi hỏi các cán bộ TD phải có trình độ kinh tế tổng hợp và phải thực sự có sự hiểu biết sâu về các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Hơn nữa, thực tế là do Chi nhánh mới đƣợc thành lapạ và đi vào hoạt động khoảng 11 năm, một số cán bộ TD tuổi đời còn trẻ và tuối nghề còn ít nên thiếu kinh nghiệm trong hoạt động TD. Điều này ít nhiều cũng khiến cho chất lƣợng thẩm định các món cho vay của Chi nhánh bị hạn chế. Hơn nữa, đặt trong điều kiện khách hàng là những DNNVV, nhu cầu vốn vay cao song hoạt động kinh

doanh rất dễ bị thay đổi tùy theo môi trƣờng kinh doanh. Điều này ít nhiều cũng làm cho không ít cán bộ TD trẻ bị lúng túng trong thẩm định khách hàng

Thứ hai, Mạng lưới Phòng Giao dịch của Chi nhánh còn mỏng, số lượng

cán bộ công nhân viên ít và không đáp ứng được nhu cầu công việc. Về nguyên

tắc thì đẻ mở rộng hoạt động TD cần phải mở rộng số lƣợng các Phòng Giao dịch trực thuộc cũng nhƣ tang số lƣợng cán bộ TD. Tuy nhiên, hiện tại số lƣợng các Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh Chƣơng Dƣơng vẫn bị hạn chế, hiện chỉ có 02 Phòng Giao dịch và 01 Quỹ Tiết kiệm, số lƣợng nhân viên lại quá mỏng, không thể đáp ứng yêu cầu cho việc mở rộng TD. Đây chính là nguyên nhân căn bản khiến cho Chi nhánh rất khó khăn trong việc mở rộng TD cho dù nhu cầu vốn vay của các DNNVV những năm qua là rất lớn.

Thứ ba, Chất lượng thông tin TD còn nhiều hạn chế. Hoạt động ngân hàng có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế, nhất lại là trong điều kiện Chi nhánh hƣớng chủ yếu đến phân khúc khách hàng là những DNNVV vốn dĩ có phạm vi hoạt động rất rộng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, vì vậy, để ra quyết định TD không thể không dựa vào thông tin TD. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay trên thị trƣờng TD, thì thông tin TD lại càng có vai trò quan trọng. Tuy vậy, trong thực tế hệ thống thong tin TD của hầu hết các NHTM Việt Nam, trong đó có Chi nhánh Techcombank Chƣơng Dƣơng, quá thiếu và chất lƣợng không bảo đảm yêu cầu cho việc ra các phán quyết TD chính xác. Đặc biệt là chất lƣợng các thông tin tài chính của khách hàng rất thiếu độ tin cậy. Việc quy định các báo cáo kiẻm toán chủ yếu áp dụng cho các DN lớn, đối với các DNNVV thì qui định này ít nhiều còn mang nặng tính hình thức khiến cho chất lƣợng các báo cáo tài chính của khách hàng rất thiếu độ tin cậy. Để ra các quyết định TD chủ yếu các cán bộ TD phải khai thác thông qua các kênh khác nhau nhƣ thông qua CIC, thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tự tìm hiểu các thong tin liên quan… điều này làm tốn kém chi phí

thẩm định dự án/phƣơng án xin vay (cả chi phí tài chính cũng nhƣ thời gian thẩm định) cũng nhƣ chất lƣợng công tác thẩm định không đạt đƣợc yêu cầu đặt ra.

Thứ tƣ, Chính sách TD chưa linh hoạt. Đặc điểm của các DNNVV là kinh doanh đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và cũng rất dễ chuyển hƣớng kinh doanh, nên đòi hỏi chính sách TD của các NHTM phải linh hoạt để một mặt đáp ứng đúng, đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn vay của khách hàng; mặt khác, giúp các NHTM tuân thủ tốt các nguyên tắc và điều kiện TD đặt ra. Tuy nhiên trong thực tế chính sách TD của Chi nhánh ít nhiều còn chƣa đủ sự linh hoạt, gần nhƣ qui trình là nhƣ nhau cho mọi đối tƣợng khách hàng trong quan hệ TD. Tuy nhiên, thực tế là để có một sự linh hoạt trong chính sách TD thì phải bắt nguồn từ sự linh hoạt và nhạy bén của đội ngũ cán bộ TD trong từng điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Tuy vậy hiện nay ở Việt Nam chƣa thể đạt đƣợc yêu cầu này do hệ thống luật phảp còn thiếu và yếu, rất dễ xảy ra rủi ro pháp lý. Những rào cản này đã khiến cho chính sách TD của các NHTM nói chung, trong đó có Chi nhánh Techcombank Chƣơng Dƣơng, ít nhiều còn bị xơ cứng, thiếu tính linh hoạt, gây khó khăn, thậm chí tạo rào cản khách hàng là các DNNVV tiếp cận TD tại các NHTM.

Thứ năm, Các hình thức đảm bảo TD còn chưa đa dạng, chưa phù hợp với

đặc điểm của các khách hàng, điều này cũng làm hạn chế cho vay của Chi

nhánh, giảm hiệu quả hoạt động TD. Nhƣ đã đề cập thì đặc điểm của DNNVV là năng lực tài chính bị hạn chế, nhƣng để có thể tiếp cận đƣợc TD thì phải có tài sản bảo đảm. Rõ ràng vòng luẩn quẩn này khiến cho khả năng mở rộng TD đối với các DNNVV bị hạn chế. Thông thƣờng thì các DNNVV có thể vƣợt qua rào cản này thông qua các hoạt động cho thuê tài chính. Song tại Việt Nam hiện nay hoạt động này đang có nhiều bất cập, khách hàng là các DNNVV chƣa nhận thức đƣợc vai trò của hoạt động này, còn bản thân các NHTM (trong đó có Chi nhánh Techcombank Chƣơng Dƣơng) có vè cũng chƣa có các giải pháp hữu hiệu để triển khai mạnh lĩnh vực hoạt động này.

Thứ sáu, Công nghệ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc hiện đại hóa hoạt động, nhƣng nhì chung công nghệ ngân hàng tại Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Đây không chỉ là hạn chế riêng có của Chi nhánh mà là vấn đề chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính sự hạn chế về công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã khiến cho Chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong quản trị hoạt động, nhất là quản trị TD đối với các DNNVV, bởi do đối tƣợng khách hàng đa dạng, phức tạp, các diễn biến phức tạp khó lƣờng của thị trƣờng khiến cho công tác dự báo gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Sự hạn chế trong công tác dự báo TD dẫn đến hoạt động quản trị rủi ro TD hầu nhƣ bị thụ động, phải xử lý các tình huống phát sinh theo diễn biến thị trƣờng, hầu nhƣ rất khó khan khi đƣa ra các kịch bản trong quản lý rủi ro… Nói tóm lại, hiện nay công nghệ ngân hàng hầu nhƣ chƣa có vai trò lớn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, Chi nhánh hầu nhƣ vẫn phải quản trị rủi ro theo kiểu “kinh nghiệm chủ nghĩa” là chính. Điều này quả thực là rất nguy hiểm trong quản trị rủi ro TD.

Thứ bảy, Hoạt động marketing chưa được quan tâm đúng mức. Để mở rộng TD thì cần chú ý công tác Marketing, bởi thông qua đó, Chi nhánh có thể tập trung vào các phân khúc phù hợp và các khách hàng tiềm năng. Song thực tế công tác Marketing chƣa đƣợc Chi nhánh chú ý đúng mức, chƣa có bộ phận Marketing độc lập, mà chủ yếu vẫn do các cán bộ TD kiêm nhiệm luôn. Điều này ít nhiều làm giảm hiệu quả của hoạt động Marketing, thậm chí rất có thể đi ngƣợc lại mục tiêu kỳ vọng. Điều này có nguyên do bởi Chi nhánh có đội ngũ nhân sự quá mỏng không cho phép thành lập bộ phận riêng hoạt động Marketing có tính chuyên nghiệp.

2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Môi trường pháp lý còn khá nhiều bất cập. Mặc dù đã có nhiều văn bản luật liên quan đến hoạt động TD nhƣng về tổng thể thì môi trƣờng pháp lý cho hoạt động TD tại Việt Nam còn nhiều bất cập, chƣa tạo ra đƣợc một hành lang pháp lý đủ để bảo vệ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, trong đó đặc biệt là hoạt động TD. Nhƣ trên luận văn đã đề cập và phân tích thì TD đối với các DNNVV phải linh hoạt thì mới đáp ứng đƣợc những yêu cầu của khách hàng nhƣng hành lang pháp lý tại Việt Nam chƣa thực sự phù hợp với yêu cầu này. Hay nói cách khác nếu nhƣ các NHTM hoạt động linh hoạt theo hƣớng tăng tính thỏa thuận với khách hàng để đạt đƣợc các phán quyết TD hợp lý thì lại có thể đối mặt với nguy cơ rủi ro pháp lý tiềm ẩn rất cao và có thể cái giá phải trả sẽ là rất lớn. Bên cạnh đó, khung pháp lý nhằm bảo vệ các NHTM trong trƣờng hợp phải xử lý tại các tòa án hình nhƣ cũng chƣa ổn lắm và rủi ro thua thiệt đang nghiêng về phái các NHTM. Đây chính là vấn đề lớn mà Chi nhánh đang tiếp tục phải đói diện trong hoạt động TD, cho dù hầu hết các món TD của Chi nhánh cung cấp cho các DNNVV đều đƣợc bảo đảm bằng các tài sản. Hơn nữa, một thực tế là các văn bản pháp luật của Việt Nam thay đỏi quá nhanh, nhất là các văn bản liên quan đến hoạt động TD có xu hƣớng khó dƣ báo cũng là nguyên nhân khiến rủi ro diễn biến khó lƣờng và buộc Chi nhánh phải hạn chế mở rộng TD để giảm nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Luật Kế toán mặc dù đã có hiệu lực từ lâu, song chƣa đƣợc các tổ chức và cá nhân tuân thủ, điều này khiến cho hệ thống thông tin trong nền kinh tế bị méo mó, kém độ tin cậy. Công tác kiểm toán các DNNVV cũng còn có những bất cập càng khiến cho hệ thống thông tin kinh tế kém tin cậy, gây khó khăn cho Chi nhánh khi ra các phán quyết TD.

Thứ hai, Môi trường kinh tế vĩ mô tiềm ẩn nhiều bất ổn. Trong những năm qua, môi trƣờng kinh tế vĩ mô có quá nhiều biến động rất khó lƣờng, điều này khiến cho hoạt động TD tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Khi mà hàng loạt các doanh nghiệp không bán đƣợc hàng, khi mà thị trƣờng bất động sản bị đóng bang kéo

dài, khi mà hàng loạt các tổ chức bị phá sản … thì lập tức hoạt động TD bị tác động sâu sắc, dẫn đến tình trạng nợ xấu diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Thứ ba, Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NH cũng ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả hoạt động cũng nhƣ uy tín của NH. Pháp luật của chúng ta cũng quy định về việc này, cụ thể là ta có Luật cạnh tranh và các văn bản có liên quan nhƣ Nghị định số 120/2005/NĐ - CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Nghị định số 116/2005/NĐ - CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh… Tuy nhiên, việc thi hành Luật Cạnh Tranh dƣờng nhƣ chƣa đƣợc chú ý và mang lại hiệu quả, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh giữa các NH.

Thứ tƣ, Hoạt động kinh doanh của khách hàng không thuận lợi, gặp nhiều khó khăn, khả năng quản lý yếu kém, nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm … hoặc cá nhân gặp những bất thƣờng trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn ảnh hƣởng tới khả năng hoàn trả nợ NH. Những vấn đề về đạo đức cá nhân, cố tình lừa NH, sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Vì vậy, khi khách hàng của Chi nhánh có những hành vi đó, dẫn đến tình trạng không trả đƣợc nợ, dẫn tới khả năng mất vốn của NH.

Thứ năm, Năng lực tài chính, năng lực quản lý còn hạn chế

Điều kiện thành lập dễ dàng đáp ứng đƣợc, nhƣng để vay đƣợc vốn thì lại rất khó. Khách hàng có vốn chủ sở hữu nhỏ, máy móc lạc hậu, chủ yếu là mua lại nên năng suất kém…đã hạn chế khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Nhiều chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể không có cả những kiến thức kinh doanh cơ bản, do vậy, khả năng lãnh đạo, quản lý kém, không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

Các khách hàng muốn vay vốn ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Những doanh nghiệp có tài sản nhƣ nhà cửa, đất đai…thì giấy tờ sở hữu phức tạp, và khó xác định giá trị thực, thƣờng không thống nhất giữa doanh nghiệp với ngân hàng, do vây, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc định giá, phát mại tài sản thế chấp để đảm bảo công bằng cho các bên tham gia.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Từ kết quả hoạt động của Techcombank Chƣơng Dƣơng giai đoạn 2007 – 2011, chƣơng 2 của Luận văn đã phân tích và đánh giá hiệu quả các hoạt động cơ bản của Chi nhánh, bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và cung ứng các dịch vụ NH với khách hàng và kết quả hoạt động của Chi nhánh. Nhìn chung hoạt động huy động vốn và cho vay đều đạt đƣợc kết quả khả quan thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng hàng năm rất cao. Tuy nhiên, hoạt động cho vay xét về quy mô vẫn chƣa tận dụng hết các lợi thế về nguồn vốn huy động lớn dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao.

Về thực trạng chất lƣợng TD tại Techcombank Chƣơng Dƣơng, nội dung chƣơng này đã đi sâu phân tích về thực trạng TD về quy mô, cơ cấu TD và thông qua các chỉ tiêu để đánh giá cụ thể chất lƣợng TD, từ đó rút ra những kết quả đạt đƣợc, những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Nhìn chung, chất lƣợng TD tại Chi nhánh chƣa cao, thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu đang có xu hƣớng tăng lên, cơ cấu cho vay chƣa hợp lý và việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong cho vay chƣa thực sự hiệu quả. Đây là những mặt tồn tại cần khắc phục, nội dung chƣơng đã đƣa ra các nguyên nhân cụ thể là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng TD tại Techcombank Chƣơng Dƣơng.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TECHCOMBANK

CHI NHÁNH CHƢƠNG DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Techcombank chi nhánh Chương Dương (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)