Đặc điểm 04 điểm đếndu lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố tác động tới sự hài lòng của khách hàng về du lịch điểm đến tại một số điểm du lịch ở Hà Nội (Trang 39 - 45)

1.2.5 .Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.4. Cơsở lý luận về điểm đếndu lịch

1.4.3. Đặc điểm 04 điểm đếndu lịch Hà Nội

Trong phạm vi nghiên cứu của nghiên cứu này, tác giả tiến hành nghiên cứu 04 điểm đến tiêu biểu nổi tiếng nhất Hà Nội, đó là Hồ Gƣơm, Lăng Bác, Hoàng thành Thăng Long và chùa Một Cột.

Hồ Gươm là địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng bậc nhất Hà Nội và

là một trong những địa điểm khách du lịch, đặc biệt du khách nƣớc ngoài lựa chọn khi đến Việt Nam. Khi đến đây, du khách còn có cơ hội tham quan nhiều di tích nổi tiếng xung quanh Hồ Gƣơm khác nhƣ Cầu Thê Húc, Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đền bà Kiệu, Đền vua Lê Thái Tổ, Tháp Hoà Phong…..

Hình 1.5: Toàn cảnh Hồ Gươm

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Du khách còn có cơ hội thƣởng ngoạn và hít thở không khí trong lành vì xung quanh hồ là một không gian xanh vì vậy mà Hồ đƣợc ví nhƣ “lẵng hoa giữa lòng thành phố”… Mặt nƣớc hồ là tấm gƣơng lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thƣớt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vƣơn lên trời xanh….

Hình 1.6: Du khách dạo bộ tại Hồ Gươm

Chính vì thế mà những du khách thập phƣơng mỗi khi đến đây thƣờng mang về cho mình rất nhiều bức hình lƣu niệm đẹp. Đặc biệt, gần đây việc tổ chức phố đi bộ quanh Hồ Gƣơm vào 3 ngày cuối tuần càng làm tăng thêm độ thu hút và hấp dẫn của Hồ với du khách trong và ngoài nƣớc. Theo Báo cáo của quận Hoàn Kiếm, du khách trong và ngoài nƣớc đến phố đi bộ quanh khu vực Hồ Gƣơm vào dịp cuối tuần ngày càng đông, trung bình khoảng 13.000 – 15.000 ngƣời/ngày.

Lăng Bác và quần thể lăng gồm quảng trƣờng Ba Đình, khu nhà sàn,

vƣờn cây,... sau hai năm xây dựng, ngày 19/8/1975 đã đƣợc khánh thành. Mặt chính của lăng nhìn ra hƣớng đông là Quảng trƣờng Ba Đình. Lăng gồm ba lớp với chiều cao 21,6 mét. Lớp dƣới kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng, gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng đƣợc tạo dáng cách điệu bông sen nở. Mặt chính lăng có dòng chữ “Chủ tịch Hồ Chí Minh” bằng đá hồng ngọc màu mận chín.Trong khu vƣờn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đƣờng hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây.

Hình 1.7: Toàn cảnh Lăng Bác

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Ngƣời qua đời. Tầng dƣới nhà sàn là nơi Bác thƣờng họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trƣớc nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm. Sau nhà là vƣờn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phƣơng đƣa về trồng, nhƣ cây vú sữa của đồng bào miền Nam gửi biếu Bác nàm 1954, bƣởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hƣng, Xuân Mai, Vần Du, Xã Đoài; quýt Hƣơng Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ, song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hƣơng nhà thơ Nguyễn Du). Trong vƣờn còn có cả những loại cây từ nƣớc ngoài nhƣ ngàn hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê...

Hình 1.8: Lăng Bác ban đêm

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch du khách nƣớc ngoài rất muốn ghé thăm khi có dịp đến Việt Nam bởi vẻ trang nghiêm, tĩnh lặng và thanh bình ngay giữa thủ đô Hà Nội.

Hoàng thành Thăng Long có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học

18 Hoàng Diệu và các di tích còn sót lại trong khu di tích Thành cổ Hà Nội nhƣ Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, rồng đá điện Kính Thiên, nhà con rồng, nhà D67 và cột cờ Hà Nội. Cụm di tích này đƣợc bao bọc bởi 4 con đƣờng: phía bắc là đƣờng Phan Đình Phùng, phía nam là đƣờng Điện Biên Phủ, phía đông là đƣờng Nguyễn Tri Phƣơng và phía tây là đƣờng Hoàng Diệu. Nằm không xa Hồ Gƣơm và Lăng Bác nên hầu hết du khách khi ghé thăm hai điểm du lịch trên đều ghé thăm Hoàng thành. Tuy nhiên, vào điểm du lịch này du

khách sẽ phải mua vé vào nên đây cũng là một trong những bất cập với nhiều du khách nếu muốn tham quan nơi đây.

Hình 1.9: Hoàng thành Thăng Long

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Chùa Một Cộtlà một trong số nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam

nhƣng nhiều du khách thập phƣơng đến Hà Nội đều muốn một lần đƣợc chiêm ngƣỡng ngôi chùa với kiến trúc độc nhất vô nhị này. Có thể nói, Chùa Một Cột là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử, tôn giáo, mỹ thuật, kỹ thuật bậc nhất ở đất “ Hà Thành ”, ngôi chùa nằm trong quần thể chùa Diên Hựu trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây Hoàng thành Thăng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội. Toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chƣa kể phần chìm dƣới đất) có đƣờng kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn nhƣ một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa đƣợc đặt trên một cột đá.

Hình 1.10: Chùa Một Cột

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tƣởng tƣợng lãng mạn đầy thi vị qua hình tƣợng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng, đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ nhƣ đƣờng lƣợn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các nhân tố tác động tới sự hài lòng của khách hàng về du lịch điểm đến tại một số điểm du lịch ở Hà Nội (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)