Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 55)

3.1. Khái quát về huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Yên Định là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thanh Hóa với tọa độ địa lý 19o 56’ – 20o05’ vĩ độ bắc, 105o29’ – 105o46’ kinh độ đông, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 28 km.

- Phía bắc – đông bắc giáp huyện Vĩnh Lộc giới hạn bởi sông Mã. - Phía nam giáp huyện Thiệu Hóa.

- Phía tây – tây nam giáp huyện Thọ Xuân, có sông cầu Chày làm giới hạn.

- Phía Đông ở khu vực Ngã Ba Bông (Định Công) tiếp giáp với cả 4 huyện Vĩnh Lộc, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa. Xƣa kia, đây là vùng đất của ngũ huyện giang là nơi sông chảy qua 5 huyện hay còn gọi là ngũ huyện kê – nơi “ một con gà gáy năm huyện cùng nghe ” nhƣ nhân dân trong vùng quen gọi.

Ở vùng địa đầu tiếp giáp giữa đồng bằng với vùng trung du miền núi của tỉnh, huyện Yên Định lại nằm gọn trong vòng ôm của dòng sông Mã và sông Cầu Chày. Riêng sông Mã, con sông lớn nhất xứ Thanh và cả miền Trung chảy qua từ đầu đến cuối huyện với chiều dài 31,5 km. Từ xa xƣa, đây chính là con đƣờng huyết mạch chủ yếu đƣa, đón và tiếp nhận các luồng dân cƣ từ các miền gần xa trong, ngoài tỉnh đến khai khẩn đất đai, lập ra làng xóm để trƣờng tồn cho đến tận hôm nay thành vùng đất huyện Yên Định trù phú và tƣơi đẹp. Ngoài đƣờng sông, từ thời nghìn năm phong kiến ở Yên Định còn có đƣờng bộ Bắc – Nam chạy qua. Từ phía bắc qua Rịa, Kim Tân (Thạch

Thành) để vào Nam, nhất thiết đều phải qua Đồng Cổ (Yên Thọ), Châu Bái (Hổ Bái – Yên Bái), Làng Vàng (Yên Thịnh) để sang huyện Lôi Dƣơng (Thọ Xuân), Nông Cống vào Nghệ An. Còn hiện tại, hệ thống đƣờng bộ của Yên Định đã khá hoàn chỉnh với 1.567km đã đƣợc đổ nhựa và bê tông, cấp phối (trong đó có cả quốc lộ 45, đƣờng tỉnh lộ và đƣờng liên hƣơng, liên xã) đã góp phần quan trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở trong huyện. Với hệ thống giao thông thủy, bộ nhƣ vậy, từ Yên Định có thể giao lƣu đi đến hầu hết khắp các huyện miền núi và đồng bằng ở trong tỉnh một cách dễ dàng, nhanh chóng. Từ Yên Định đến biên giới Việt Lào (nơi giáp ranh giữa Quan Hóa với tỉnh Hủa Phăn) cũng chƣa đầy 150km.Trong thời kỳ hội nhập, mở cửa và kinh tế thị trƣờng, việc đi lại dễ dàng, nhanh chóng với các vùng gần xa sẽ càng giúp cho Yên Định phát triển kinh tế một cách đa dạng, phong phú và nhạy bén hơn.

Ngoài ra, Yên Ðịnh còn nằm trên trục đƣờng quốc lộ 45, các tuyến tỉnh lộ nối với các trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh nhƣ: Khu công nghiệp Lam Sơn, Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thạch Thành, thành phố Thanh Hoá, thị xã Sầm Sơn. Các tuyến đƣờng này thực sự là cầu nối quan trọng thúc đẩy kinh tế huyện phát triển toàn diện.

Có thể khẳng định Yên Định là một vùng đất đƣợc thiên nhiên ban tặng khá nhiều yếu tố thuận lợi nhƣ đất đai, khoáng sản, khí hậu, sông ngoài phong phú. Hiện nay, dân số của huyện 162.750 ngƣời ( năm 2014 ) với 27 xã, 2 thị trấn ( có 1 xã miền núi là xã Yên Lâm). Có hơn 7.500 đồng bào theo đạo Thiên chúa đang sinh sốngở 14 xã. Diện tích tự nhiên 22.807 ha (đất nông nghiệp là 14.414 ha, chiếm 63,2% ); tài nguyên khoáng sản có núi đá vôi, cát sỏi, đất sét vv… Ðồng thời, Yên Ðịnh còn có lực lƣợng lao động hùng mạnh, với khoảng 85.000 lao động, trong đó số lao động đã qua đào tạo chiếm 53%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)