Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (Trang 97 - 99)

4.3. Đề xuất Kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Thứ nhất, sớm sửa đổi, bổ sung các sắc thuế nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hƣớng đồng bộ, thống nhất, công bằng hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, phù hợp với yêu cầu hội nhập khu vực và Quốc tế.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật trong đó nghiên cứu bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế để

tăng thẩm quyền pháp lý cho cơ quan thuế thực thi nhiệm vụ, chống các hành vi chuyển giá, gian lận thuế, tội phạm về thuế, nghiên cứu, sớm có văn bản hƣớng dẫn sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của ngƣời nộp thuế và nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng tƣ vấn thuế xã, phƣờng, thị trấn; thay đổi phƣơng pháp tính thuế, mức thuế theo hƣớng đơn giản.

Thứ ba, hoàn thiện quy trình Ngân sách địa phƣơng theo hƣớng tăng cƣờng

tính độc lập tƣơng đối của địa phƣơng.

Muốn đảm bảo tính độc lập tƣơng đối của địa phƣơng trong việc lập, quyết định dự toán, phân bổ và phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phƣơng, thì ngoài việc quy định Quốc Hội chỉ quyết định và phân bổ dự toán Ngân sách Trung ƣơng, Hội đồng nhân dân quyết định và phân bổ dự toán Ngân sách địa phƣơng, về phía Chính phủ cần phải bỏ cơ chế giao chỉ tiêu nhiệm vụ thu, chi cho các địa phƣơng, thay vào đó là cơ chế thu, chi theo Luật, địa phƣơng phải chấp hành, bởi vì, thu theo kế hoạch là nếp làm quen thuộc của thời kì nền kinh tế nƣớc ta vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, điều này dễ dẫn đến khả năng lạm thu, không khuyến khích tích tụ vốn để đầu tƣ phát triển, nuôi dƣỡng nguồn thu lâu dài.

Hoàn thiện phân định thu giữa các cấp ngân sách địa phƣơng theo hƣớng mở rộng quyền tự chủ cho ngân sách cấp dƣới. Phân định nguồn thu phải bảo đảm cho địa phƣơng có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực tài chính của địa phƣơng. Phù hợp với mục tiêu này là đảm bảo việc tăng nguồn thu tự có của địa phƣơng, hoàn thiện việc chia sẻ nguồn thu dựa trên công thức có tính khách quan và hợp lý. Bảo đảm mức độ thỏa đáng của nguồn thu dành cho địa phƣơng. Theo đó, việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho chính quyền địa phƣơng có đƣợc những nguồn thu thỏa đáng để hoàn thành các trách nhiệm đƣợc giao. Những nguồn lực tài chính đƣợc phân cấp phải đảm bảo tính có thể

dự đoán đƣợc để tạo điều kiện cho địa phƣơng tính toán đƣợc nguồn thu của mình và sử dụng nguồn lực đó cho những hoạt động dự kiến. Vì thế, nguồn thu của địa phƣơng phải đƣợc xác định rõ ràng, ổn định, dựa trên những yếu tố khách quan để các địa phƣơng có thể tính toán dễ dàng nguồn thu của mình và không chịu ảnh hƣởng của cơ chế xin - cho trong quản lý NSNN. Phải có sự quản lý tập trung thống nhất các nguồn vốn trên địa bàn, xây dựng và ban hành quy trình quản lý lồng ghép, minh bạch các nguồn lực tài chính trên địa bàn đối với tất cả các cấp ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)