Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu chủ yếu trong công tác quản lý thu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 89)

NSNN trên địa bàn huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa.

4.1.1. Phƣơng hƣớng đổi mới hoạt động quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Định huyện Yên Định

Để xây dựng đƣợc một NSNN lành mạnh, cân đối, vững chắc, tích cực, việc hoàn thiện quản lý thu NSNN phải theo hƣớng củng cố kỷ luật tài chính, tăng thu NSNN, tăng tích luỹ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đảm bảo an ninh - quốc phòng và thực hiện công bằng xã hội theo các hƣớng cơ bản nhƣ sau:

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN, xác định rõ mối quan hệ giữa Quốc hội, HĐND các cấp ở địa phƣơng trong quy trình quản lý thu NSNN. Đồng thời, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp ngân sách, phải quán triệt nguyên tắc NSNN phải đƣợc quản lý tập trung, thống nhất. NSNN là một thể thống nhất đƣợc quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, phân cấp để mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đơn vị đều có ngân sách của mình, để đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định, nhƣng không phải là ngân sách độc lập mà là những bộ phận hợp thành của hệ thống NSNN thống nhất.

- Trong quản lý thu NSNN, cần tách bạch cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cấp ngân sách. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp, sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là sự phối, kết hợp giữa các cơ quan trong ngành tài chính (Tài chính - Thuế - KBNN - Hải quan) trong việc chỉ đạo quản lý điều hành ngân sách.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thu NSNN, cải tiến kế toán, phải đảm bảo tính đúng tính đủ hợp lý và tuân thủ nguyên lý kế toán, phải phù hợp với yêu cầu ứng dụng tin học, hợp nhất cán bộ thu thuế kế toán thu ngân sách và kế toán KBNN là yêu cầu tất yếu của quá trình cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý thu NSNN giúp cho việc điều hành NSNN của lãnh đạo tài chính và chính quyền các cấp đạt hiệu quả cao.

4.1.2. Mục tiêu quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Yên Định

Quản lý NSNN là mối quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nƣớc và của mọi cấp, mọi ngành, với mục tiêu là đảm bảo mọi hoạt động thu - chi NSNN theo đúng chế độ, phù hợp với đƣờng lối phát triển của Đảng về kinh tế và ngân sách. Trong đó công tác quản lý thu NSNN là hết sức quan trọng. Để phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện Yên Định nhƣ Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Định lần thứ XXIV và Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011- 2015 đã đƣợc HĐND huyện thông qua: “Tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhất là 2 khâu đột phá: Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp. Tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực văn hóa - xã hội; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển nông nghiệp nông thôn; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và trật tự xã hội”.

Công tác quản lý thu NSNN ở huyện Yên Định cần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, tín dụng, đẩy mạnh phân cấp nguồn thu cho các cấp ngân sách đi đôi với tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng then chốt; có cơ chế thông thoáng và chính sách quản lý chặt chẽ để tạo nguồn thu từ tài nguyên và khoáng sản. Phấn đấu thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành và vƣợt mức dự

toán giao; Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các hoạt động sự nghiệp công.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) 18,65 % trở lên, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 5,7%; Công nghiệp-XDCB tăng 27,1%; dịch vụ tăng 20,97%.

- Cơ cấu các ngành trong GDP: CN-XDCB: 27,62%; Nông, lâm thủy sản: 31,3%; Dịch vụ 41,08%.

- Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt: 140.000 tấn trở lên. - Giá trị sản xuất trên ha canh tác: 120 triệu đồng/ha/năm

- GDP bình quân đầu ngƣời( theo giá HH ) 35,2 triệu đồng/ngƣời/năm - Tổng huy động vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Yên Định: 4.100 tỷ đồng;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dƣới 4%.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)