CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam –
Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội
Trong những năm qua, sức cạnh tranh của các NHTM trên cùng địa bàn ngày càng mạnh hơn, đặc biệt là các NH TMCP quy mô vừa và nhỏ có các biện pháp cạnh tranh khốc liệt, mở rộng mạng lưới để phát triển KH, cạnh tranh với BIDV Tây Hà Nội. Mặc dù môi trường cạnh tranh đầy thách thức như vậy nhưng NH TMCP BIDV Tây Hà Nội vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng, tiếp tục xác định huy động vốn là mục tiêu quan trọng, xuyên suốt trong định hướng kinh doanh của mình. Hàng năm, các chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đều đạt mức tăng trưởng khá ổn định, hoàn thành tốt các kế hoạch được giao.
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh BIDV Tây Hà Nội năm 2012-2016
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng nguồn vốn huy động 3,526,000 4,953,000 6,962,000 8,517,000 12,168,000
Tổng dư nợ tín dụng 1,619,000 1,953,000 2,645,000 3,247,000 4,128,300
Lợi nhuận sau thuế 8,409 11,979 14,723 17,989 19,567
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm) 3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động được là yếu tố chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của mọi ngân hàng, là yếu tố đầu vào quyết định quy mô mở rộng cho vay, mở rộng đầu tư,… Những thành quả đạt được của BIDV Tây Hà Nội đến nay có sự đóng góp to lớn của công tác nguồn vốn. Kết quả hoạt động huy động vốn của BIDV Tây Hà Nội được thể hiện như sau:
Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn huy động BIDV Tây Hà Nội 2012-2016
(Đơn vị: triệu đồng)
Thời điểm Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Nguồn Tổng nguồn vốn huy động 3,526,000 4,953,000 6,962,000 8,517,000 12,168,000 Biến động nguồn vốn huy động - 1,427,000 2,009,000 1,555,000 3,651,000 % biến động - 40,47% 40,56% 22,34% 42,87%
Qua bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu huy động vốn từ năm 2012 đến năm 2016 có sự biến động đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm nhìn chung tăng đều. Năm 2016 tổng nguồn vốn huy động là 12.168 tỷ đồng, tương đương tăng 42,87% so với năm 2015. Hầu hết mỗi năm đều tăng bình quân 40% tổng huy động vốn tuy nhiên năm 2015 có tăng nhưng tăng ít hơn so với năm 2014 khoảng 22,34%. Sở dĩ có sự biến động về nguồn vốn huy động như vậy là do nền kinh tế năm 2015 có nhiều biến động về giá vàng và giá ngoại tệ và biến động trong thị trường bất động sản, dẫn đến chiến lược kinh doanh của các công ty và thói quen giữ tiền của người dân thay đổi. Mặt khác năm 2015 sự sụt giảm thảm hại của hàng hóa toàn cầu năm 2015 đã gây sốc thị trường lạm phát thấp làm giảm sức hấp dẫn của những kim loại quý, trong khi nhu cầu từ thị trường Trung Quốc giảm mạnh và tình trạng dư thừa nguồn cung khiến giá dầu thô lao dốc, nguồn vốn huy động toàn hệ thống có xu hướng giảm. Tuân thủ nghiêm chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trần lãi suất huy động vốn, hệ thống BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Tây Hà Nội nói riêng đã nghiêm túc thực hiện trần lãi suất, không có hiện tượng chạy đua lãi suất, khách hàng mặc cả lãi suất với ngân hàng. Mặc dù trần lãi suất huy động đã giảm nhưng tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2016 đạt 12,168 tỷ đồng, tương đương tăng 42,87% so với năm 2015.
a) Phân loại theo thành phần tiền gửi
(Đơn vị: triệu đồng)
Hình 3.2: Nguồn vốn huy động theo thành phần tiền gửi
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)
0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Tiền gửi DN 2. Tiền gửi dân cư 3. Tiền gửi ĐCTC
Qua bảng số liệu trên ta thấy, các chỉ tiêu huy động vốn từ năm 2012 đến năm 2016 có sự biến động đáng kể. Cụ thể từng thành phần tiền gửi cũng có sự biến động về cơ cấu như sau:
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng đều từ năm 2012 đến năm 2016 (từ 1,562 tỷ đồng năm 2012 lên 4,950 tỷ đồng vào năm 2016, tương đương tăng 38,73%). Trong năm 2016, chi nhánh tiếp tục tiếp cận được với những khách hàng là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế và đã huy động được một lượng tiền gửi lớn. Tiền gửi Tổ chức kinh tế tăng cao, trong đó lượng tiền gửi chủ yếu tập trung vào một số tổ chức lớn như Công ty Cơ nhiệt điện Bách Khoa, Tập đoàn bưu chính viễn thông, công ty Bia Sài Gòn Hà Nội, ANSV, Hacisco, Nhựa Châu Âu Xanh, Tiến bộ Quốc tế…
- Trong khi đó tiền gửi dân cư vẫn giữ được mức tăng từ năm 2012 đến năm 2016. Cụ thể năm 2016 nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư đã đạt 5.081 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2012 và tăng 38,73% so với năm 2016. Những năm gần đây, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đóng băng, thị trường vàng thay đổi thất thường, có lẽ vì vậy mà người dân tìm hướng đi an toàn cho đồng vốn của họ là gửi tiết kiệm ngân hàng.
b) Nguồn vốn theo kỳ hạn
(Đơn vị: triệu đồng)
Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)
0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 Năm
2012 2013Năm Năm 2014 2015Năm 2016Năm
Huy động vốn trung dài – hạn Huy động vốn ngắn hạn
Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là huy động ngắn hạn. Năm 2012 nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm 83.83%, năm 2013 chiếm 69.99%, năm 2014 chiếm 71.45%, năm 2015 chiếm 70.62% và năm 2016 là 70.07%. Giai đoạn 2012-2016, do chính sách lãi suất của NHNN thường xuyên biến động nên lãi suất của các NHTM cũng có sự thay đổi để có tính cạnh tranh. Do lãi suất không ổn định nên khách hàng chủ yếu là gửi ngắn hạn. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài hạn có thể sẽ gây rủi ro cho Chi nhánh. Giả sử vì một lý do nào đó như sự sụt giảm lãi suất tiền gửi, các khách hàng cùng một lúc đến rút tiền sẽ làm mất tính thanh khoản cho Chi nhánh và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Hơn nữa, theo quy định của Nhà nước, các NHTM được phép dùng một số vốn huy động ngắn hạn đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nhưng nếu vượt quá mức an toàn thì sẽ dẫn đến khả năng mất cân đối vốn hoạt động hằng ngày. Như vậy, vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn sẽ hạn chế việc cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh. Để giảm thiểu rủi ro, Chi nhánh đang có kế hoạch điều chỉnh nguồn vốn huy động theo hướng giảm dần nguồn vốn huy động ngắn hạn và tăng dần nguồn vốn huy động dài hạn để góp phần đảm bảo cho sự kinh doanh ổn định của Chi nhánh cũng như của BIDV nói chung.
3.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn (cho vay và đầu tư)
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam năm 2016 so với năm 2015 là 6.21.Do nền kinh tế tăng trưởng liên tục nên nhu cầu về vốn rất lớn thúc đẩy hệ thống các Ngân hàng trong nước trong giai đoạn vừa qua phát triển khá nóng.
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế, Chi nhánh đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Ngoài ra, Chi nhánh luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đạt được sự tăng trưởng và bền vững.
(Đơn vị: triệu đồng)
Hình 3.4: Dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh 2012-2016
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)
Nhìn vào chỉ tiêu dư nợ của Chi nhánh nhận thấy sự tăng trưởng đáng kể về hoạt động tín dụng. Năm 2016, hoạt động tập trung cung cấp các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh cùng với sự phát triển về mạng lưới hoạt động, dư nợ tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2016 với hơn 4128,3 tỷ đồng dư nợ, tăng 143.13% so với năm 2012. Cơ cấu tín dụng chủ yếu là cho vay ngắn hạn năm 2016 đạt 2880,3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng khoảng 70% tổng dư nợ. Trong năm 2016 cơ cấu tín dụng diễn biến tích cực theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng, tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại. Tín dụng VND tăng cao trong khi tín dụng ngoại tệ tăng thấp, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ. Năm 2016, Chi nhánh cũng tập trung vào mảng bán lẻ tín dụng tiêu dùng đa dạng các gói vay tiêu dùng như vay đồ nội thất, vật dụng gia đình;Vay tiền mua xe cộ, điện thoại, điện tử, điện máy;Vay tiền sửa chữa, trang trí nhà cửa;Vay tiền đi du lịch, học tập… với lãi suất cạnh tranh và thủ tục đơn giản đóng góp phần không nhỏ trong doanh thu Chi nhánh. 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 Năm
2012 2013Năm 2014Năm 2015Năm 2016Năm
Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ cho vay ngắn hạn Dư nợ cho vay trung và dài hạn
3.1.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ ngân hàng
Trong khi hoạt động tín dụng đem lại cho các NHTM phần lớn lợi nhuận, hoạt động đầu tư đảm bảo cho các ngân hàng có được khoản thu nhập bổ sung và phân tán được rủi ro thì hoạt động cung ứng dịch vụ cũng góp phần mang lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng, giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng.
Theo mục tiêu của ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam là hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, BIDV chi nhánh Tây Hà Nội đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Trong năm qua, theo báo cáo kết quả kinh doanh Chi nhánh năm 2016 kết quả hoạt động dịch vụ đã đạt được như sau:
* Tính đến 31/12/2016, thu dịch vụ ròng đạt 66 tỷ đồng và tăng 10% so với năm 2015.
* Tính đến 31/12/2016,phí bảo lãnh đạt gần 40 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2015. * Về cơ cấu nguồn thu dịch vụ đến 31/12/2016:
- Thu phí thanh toán trong nước + chuyển tiền quốc tế đạt hơn 10 tỷ đồng, chiếm 15.15% thu dịch vụ, tăng 25% so với năm 2015
- Thu phí bảo lãnh đạt gần 40 tỷ đồng tăng 8% so với năm 2015. - Thu phí thanh toán quốc tế đạt 5.6 tỷ đồng, chiếm 8,4% thu dịch vụ. - Thu phí thẻ đạt 5.6 tỷ đồng, chiếm 8,4% thu dịch vụ.
- Thu phí BSMS đạt 1.6 tỷ đồng chiếm 2.4%
- Thu phí từ các hoạt động khác chiếm tỷ lệ chưa cao chiếm tỷ trọng thu dịch vụ của chi nhánh (trong đó thu dịch vụ ngân quỹ là 59 triệu đồng, phí WU là 115.4 triệu đồng, phí quản lý tài khoản là 661.4 triệu đồng…).
Qua số liệu trên tác giả nhận thấy:
- Chỉ tiêu thu dịch vụ ròng của chi nhánh đạt kết quả cao so với kế hoạch giao - Tỷ trọng phí bảo lãnh vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu dịch. Các dịch vụ, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, sản phẩm thẻ,
BSMS đã góp phần tích cực trong tổng thu phí dịch vụ của chi nhánh và đều tăng trưởng với tốc độ cao. Các sản phẩm dịch vụ khác như ngân quỹ, phí WU, quản lý tài khoản.. còn thấp; Các sản phẩm mới như bán bảo hiểm qua ngân hàng, chuyển tiền Western Union, Internet Banking, Smartbanking, IBMB, thẻ VISA, VNTopup, POS…chi nhánh đã triển khai và giới thiệu, quảng bá tới khách hàng song đạt hiệu quả cao,do tâm lý người dân trên địa bàn mong muốn tiếp xúc với công nghệ ngân hàng hiện đại bớt nhiều thời gian phải trực tiếp giao dịch tại Ngân hàng…
- Trong năm 2016, chi nhánh đã phát hành được 13.114thẻ ATM. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về chủ trương thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản tại ngân hàng, chi nhánh đã tích cực phân công cán bộ tiếp thị mở thẻ tại các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp hưởng lương ngân sách có nhu cầu trả lương qua tài khoản cũng như các cá nhân. Cho đến nay chi nhánh đã ký hợp đồng gần 200 doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trả lương tự động.
- Nền khách hàng của chi nhánh trong các năm qua được cải thiện đáng kể, chi nhánh đã tiếp thị được nhiều khách hàng mới trong đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước và kinh doanh ngoại tệ có bước tăng trưởng cao qua từng năm.
- Việc mở rộng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới các thành phần kinh tế và các hộ dân cư sinh sống trên địa bàn đã có bước cải thiện đáng kể, chi nhánh đã phát triển các hoạt động ngân hàng bán lẻ một cách bài bản để cung ứng các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng.