CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.3. Một số kiến nghị
4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
Trong thời gian tới, để tạo điều kiện thuận lợi cũng như khuyến khích công tác huy động vốn của chi nhánh đạt hiệu quả hơn nữa, BIDV cần đưa ra công tác chiến lược sau:
4.3.3.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý dựa trên điều kiện cụ thể của Chi nhánh
BIDV cần căn cứ vào tình hình và yêu cầu của thị trường là điều kiện cụ thể của chi nhánh về năng lực tài chính, về địa bàn hoạt động, về nhân tố con người… để xác định, xây dựng và hoàn thiện một chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, đúng đắn trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng đề ra biện pháp thích hợp, năng động hiệu quả phục vụ cho chiến lược kinh doanh đó. Việc xác định, xây dựng, có biện pháp thực hiện và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh doanh là cụ thể hóa chiến lược thành các hoạt động cụ thể phù với điều kiện thị trường, điều kiện năng lực của chi nhánh trong từng giai đoạn nhất định.
Chiến lược kinh doanh phát triển của BIDV phải có một chiến lược kinh doanh hỗn hợp, là một thể thống duy nhất gồm các chiến lược của từng chiến lược kinh doanh riêng biệt. Các chiến lược này được cấu thành và có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tác động bổ trợ lẫn nhau trong thể thống nhất phù hợp với chiến lược phát triển chung. Chiến lược phát triển của ngân hàng phải mang tính thực tiễn và khả thi trong việc tổ chức, xây dựng;muốn điều chỉnh nó thì phải căn cứ vào các yếu tố thực tế liên quan ngoài thị trường. Hơn nữa, chiến lược đó cũng phải có khả năng dự đoán trước được tương lai của thị trường, sự phát triển của yêu cầu và mục đích thực hiện cũng như trình độ năng lực thực hiện của BIDV nói chung và từng đơn vị cơ sở nói riêng, qua đó đảm bảo sự phát triển chung của toàn hệ thống.
Đối với chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn, được xem là những chiến lược quan trọng cấu thành nên chiến lược nguồn vốn của ngân hàng. Cho nên khi xây dựng, điều chỉnh chiến lược này, ngoài việc xác định những chỉ tiêu cụ thể, khoa học, đòi hỏi ngân hàng phải đề ra các biện pháp thực hiện chặt chẽ, hữu hiệu, năng động và đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguyên tắc trên, tức là phải luôn bám sát vào tình hình của ngân hàng, của từng chi nhánh, vào các yếu tố thị trường đặc biệt là gần đây nhất là Quyết định số 1058/QÐ-TTg Ðề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020
Mặt khác chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn phải là thể thống nhất giữa các chiến lược cấu thành lên nó, trong sự liên quan hệ thống với các chiến lược phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt, chịu sự quy định của chiến lược phát triển chung. Có như vậy hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn và sử dụng nói riêng của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng các đơn vị thành viên mới đạt được hiệu quả cao.
4.3.3.2. Phát triển và mở rộng mạng lưới BIDV
Đi đôi với việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý mang tính lâu dài trên cơ sở nền tảng về khả năng tài chính, năng lực cán bộ công nhân viên…, trong thời gian tới, BIDV cần thiết phải có những biện pháp đẩy mạnh và phát triển mạng lưới các chi nhánh, các đơn vị thành viên của mình nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý trên toàn hệ thống. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến các khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm mới mở, các khu vực đông dân cư, các vùng nông thôn.
Tuy nhiên, khi đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển mạng lưới các Chi nhánh, đặc biệt là tới các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, làm cho công tác quản lý có
phần vất vả và phức tạp hơn trước nhiều. Thế nhưng điều đó không phải là không thực hiện được, cho đến nay đã không ít ngân hàng tích cực triển khai mở rộng mạng lưới Chi nhánh và bước đầu cũng gặt hái một số thành công nhất định, điển hình trong số đó là BIDV – một ngân hàng luôn đi đầu trong việc mở rộng mạng lưới, phạm vị kinh doanh.
Một vấn đề nữa là ngân hàng cũng cần quan tâm khi mở rộng mạng lưới đó là phải tính đến yếu tố “chi phí” mà mình phải bỏ ra để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Vì nếu việc mở rộng mạng lưới làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên quá nhiều dẫn đến việc ngân hàng phải ấn định mức lãi suất đầu ra cao hoặc cắt giảm mức lãi suất đầu vào để bù đắp cho khoản chi phí phát sinh thêm thì khi đó mở rộng mạng lưới chưa hẳn đã đem lại hiệu quả như mong muốn cho Ngân hàng mà trái lại có thể trở thành nhân tố trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt đông kinh doanh của chính Ngân hàng.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới Chi nhánh, BIDV cũng cần củng cố, nâng cao chất lượng và đổi mới hoạt động của các quỹ tiết kiệm, các phòng giao dịch hiện có. Cần tích cực hơn nữa, mạnh dạn hơn nữa trong việc mở rộng, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, thực hiện nhiều loại hình dịch vụ như nhận tiền gửi, vừa cho vay, vừa mua bán các loại ngoại tệ và vàng bạc đá quý… đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng khi đến với Ngân hàng, qua đó Ngân hàng sẽ tạo được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng.
Tóm lại, trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội. Tất cả các giải pháp này dù ở tầm vi mô hay vĩ mô đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phải được kết hợp một cách đồng bộ và nhất quán thì mới đảm bảo mang lại thành công thực sự cho hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập và phát triển thì hệ thống ngân hàng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nên kinh tế. Hệ thống Ngân hàng ngày càng có sự đổi mới mạnh mẽ về quy mô, chất lượng và phong cách phục vụ. Trong các hoạt động của Ngân hàng thì việc huy động vốn được xem là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng . Trong đó, quy mô và cấu trúc nguồn vốn là cơ sở để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời của Ngân hàng . Vì vậy nó đòi hỏi các NHTM nói riêng và hệ thống Ngân hàng ở nước ta nói chung phải không ngừng đổi mới về hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Bên cạnh đó cũng cần những chính sách và biện pháp hỗ trợ cho các hoạt động phát triển của hệ thống Ngân hàng từ phía Nhà nước. Từ đó phát huy tối đa nội lực, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Với việc tiếp cận các hoạt động huy động vốn từ nguồn gốc, bản chất kinh tế và đặc tính pháp lí, đề tài mang lại cái nhìn toàn diện về từng nghiệp vụ huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Tây Hà Nội. Những thành tựu đạt được bước đầu khẳng định sự đúng đắn trong các chính sách chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, NHNN và trong đường lối kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên nếu so sánh với các chi nhánh khác của BIDV cũng nhưđối với các ngân hàng khác thì kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế do vậy trong thời gian tới đứng trước những thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi BIDV chi nhánh Tây Hà Nội phải thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng huy động vốn. Để làm được điều này, bên cạnh những nỗ lực của bản thân ngân hàng cũng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN trong việc tạo lập môi trường vĩ mô thuận lợi để Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam làm tốt công tác này.
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV Tây Hà Nội và đưa ra các giải pháp
cùng kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại BIDV Tây Hà Nội, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:
Một là, luận văn trình bày tổng quan lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại, nghiệp vụ hiệu quả huy động vốn của NHTM. Trong đóđề cập đến khái niệm, vai trò, các hình thức huy động vốn của NHTM, mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM.
Hai là, luận văn đề cập khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Tây Hà Nội trong 5 năm từ 2012 đến 2017. Trong đó,tập trung phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn và đánh giá hiệu quả huy động vốn theo các chỉ tiêu nêu ở chương 1. Qua đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh.
Ba là, trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và định hướng mục tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV Tây Hà Nội, luận văn đãđưa ra một số giải pháp cùng kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và BIDVđể mở rộng và nâng cao hiệu quả huy động vốn của BIDV Tây Hà Nội.
Mặc dù đã có thời gian tìm hiểu nghiên cứu, song do năng lực và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên những giải pháp và kiến nghị nêu ra trong luận văn có thể chưa đầy đủ và cụ thể. Nhưng tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng trong thời gian tới.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Mạnh Hùng và các thầy cô giáo trong khoa Tài chính Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tây Hà Nội vì sự nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Đăng Chinh,2007.Giáo trình lý thuyết tài chính.Nhà xuất bản Tài
chính, Hà Nội.
2. David Cox ,1997.Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản
chính trị.
3. Frederic.S.Miishkin,1995. Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường tài chính.
Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
4. Nguyễn Văn Tiến và các cộng sự, 2015. Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường tài chính. Nhà xuất bản lao động.
5. Nguyễn Văn Tiến, 2016. Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại. Nhà
xuất bản lao động
6. Nguyễn Minh Kiều, 2016. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Nhà xuất
bản tài chính.
7. Lê Vinh Danh, 2014. Tiền và hoạt động Ngân hàng. Nhà xuất bản Giao
thông vận tải.
8. David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused,2007. Kinh Tế học. Nhà
xuất bản Giao thông vận tải.
9. Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền ,2007.Giáo trình quản
trị kinh doanh.NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
10. Hồ Diệu, 2004.Quản trị ngân hàng. NXB Thống kê.
11. Nguyễn Thị Mùi,2014.Nghiệp vụngân hàng thương mại.Nhà xuất bản
Thống kê.
12. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên),2006.Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ.
NXB Thống kê.
13. Dương Hữu Hạnh, 2014. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại trong
nên kinh tế toàn cầu. Nhà xuất bản lao động.
14. TS Nguyễn Minh Kiều, 2016. Nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng.
15. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Hà Nội.
Các báo cáo của chi nhánh năm 2012,2013,2014,2015,2016.
16. PGS. TS. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại. NXB Đại học
Kinh tế quốc dân.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2010.Luật các tổ chức tín
dụng.Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2010. Luật Ngân hàng nhà nước
Việt Nam. Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2010
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2017. Nghị quyết về thí điểm xử
lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2017
20. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2017. Thông tư Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15 tháng 12 năm 2011 quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.Hà Nội, ngày 20 tháng
11 năm 2017.
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam,2017. Nghị định số93/2017/NĐ-
CP về chếđộ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quảđầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước. Hà Nội, ngày 07
tháng 08 năm 2017
22. Nguyễn Văn Tiến, 2005, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng.
Nxb Thống kê, Hà Nội
23. Timothy W.Koch (with S. Scott MacDonald), 2009, Bank
Management (7th edition), Cengage, Mason, Ohio
24. Võ Xuân Hội, 2010. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank
Đăk Mil Tỉnh Đăk Nông. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
25. PGS.TS. Lâm Chí Dũng & Trần Hoàng Tiến . 2015. Nghiên cứu các
khách hàng cá nhân tại thành phốĐà Nẵng. Tạp chí Khoa học công nghệ - Đại học
Thái Nguyên. Số 6, 2015. Trang 173-180.
26. Nguyễn Ngọc Diên, 2015. Huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Trường Đại học kinh tế.
27. Trịnh Thế Cường,2015. Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn
của Agribank.Tạp chí tài chính, kỳ 2, số tháng 8, trang 23 – 24.
28. Đàm Hồng Phương,2010, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế. Luận
án Tiến sỹ, Đại học kinh tế quốc dân.
29. Nguyễn Văn Thạnh, 2001."Giải pháp đa dạng các hình thức huy động
và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam”. Luận án Tiến sỹ, Đại học
kinh tế quốc dân.
30. Mai Xuân Phúc ,2013.Mở rộng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP
Phương đông chi nhánh Đà Nẵng.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN DÀNH CHO NGÂN HÀNG
Xin chào Anh/Chị!
Tôi là: Lê Thị Trà My, học viên ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài: « Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Tây hà nội ». Đề tài trên được thực hiện với mục đích nghiên cứu, không nhằm mục đích kinh doanh.
Phiếu thăm dò ý kiến này liên quan đến việc Huy động vốn tại Ngân hàng. Những thông tin mà Anh/Chị cung cấp cho tôi sẽ là tài liệu quý giá giúp tôi thực hiện đề tài này. Trên cơ sở đó giúp tôi đưa ra một số giải pháp nhằm Nâng cao hiệu quả tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Tây hà nội . Mọi thông tin cá nhân về phiếu thăm dò sẽ được giữ kín. Xin vui lòng đóng góp ý kiến với tinh thần cởi mở, sát thực thông qua việc trả lời những câu hỏi sau:
Họ và tên: Địa chỉ: Số điện thoại:
1. Xin vui lòng cho biết Anh/Chị đang giữ chức vụ gì tại ngân hàng? (Anh/Chị
vui lòng đánh dấu [x] vào ô trống lựa chọn).