Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV chi nhánh Tây Hà Nội qua các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam –

3.2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại BIDV chi nhánh Tây Hà Nội qua các

các chỉ tiêu định tính

Như đã trình bày, nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng vẫn tiếp tục tăng trưởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động, từng nguồn vốn lại có những đặc điểm riêng mà biến động của nó liên quan đến nhân tố cấu thành và đặc điểm nguồn vốn đó. Để phân tích một cách toàn diện từng biến động của mỗi loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động, ta xét cụ thể từng nguồn vốn huy động (xét theo hình thức huy động).

3.2.2.1. Về sự phù hợp giữa nguồn vốn huy động được với nhu cầu sử dụng vốn

Trong những năm qua, Chi nhánh luôn quan tâm điều chỉnh hợp lý giữa nguồn vốn huy động được với việc sử dụng nguồn vốn đó vào công tác cho vay, đầu tư. Thực tế đã đạt được những kết quả sau:

Bảng 3.6: Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Cho vay 1,698,000 1,953,000 2,645,000 3,247,000 4,128,300 2. Huy động vốn 3,526,000 4,953,000 6,962,000 8,517,000 12,168,000 3. Hệ số sử dụng vốn cho vay 2,08 2,54 2,63 2,62 2,94 Số dƣ 1,828,000 3,000,000 4,317,000 5,270,000 8,039,700

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Chỉ tiêu này phản ánh huy động vốn của Ngân hàng chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này nhỏ khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này lớn thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Thông qua chỉ số hệ số sử dụng vốn huy động dùng cho cho vay chúng ta đã Chi nhánh. Chỉ số này luôn ở mức khá cao và ngày càng tăng qua các năm cho thấy

Chi nhánh mạnh về khả năng huy động vốn nhưng lại yếu về công tác tín dụng. Năm 2012 cứ 2.08 đồng huy động thì cho vay được 1 đồng và tăng dần qua các năm đến năm 2016 chỉ số này đã lên tới 2.94 (Huy động vốn năm 2016 là 12.168 tỷ trong khi cho vay chỉ có 4.128 tỷ). Ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh khá cao, nguồn cung vượt quá cầu, buộc Chi nhánh phải nhận điều chuyển vốn lên Hội sở chính, mà thường lãi suất điều chuyển sẽ thấp hơn rất nhiều so với lãi suất cho vay nên việc chênh lệch lãi suất sẽ không cao.Chi nhánh chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động được, điều này cho thấy Ban lãnh đạo cần có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa (tăng các chỉ tiêu tín dụng) tuy nhiên cũng phải cân bằng với các rủi ro tín dụng.

Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn ngắn hạn

Trong những năm gần đây cho thấy, đối với việc đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay ngắn hạn, Chi nhánh luôn đáp ứng được nhu cầu cho vay đối với các khoản vay này do phần lớn nguồn vốn huy động của Chi nhánh là nguồn vốn ngắn hạn, ta có thể thấy điều đó qua bảng sau:

Bảng 3.7: Vốn huy động và cho vay ngắn hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Huy động vốn

ngắn hạn 2,956,000 3,467,000 4,975,000 6,015,000 8,527,000

2. Cho vay ngắn hạn 1,251,000 1,443,000 1,933,000 2,255,000 2,880,300

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Qua bảng trên ta thấy:

Năm 2012, huy động vốn ngắn hạn là 2.956 tỷ đồng trong khi cho vay ngắn hạn là 1.251 tỷ đồng. Sang năm 2013 huy động ngắn hạn là 3.467 tỷ đồng trong khi cho vay ngắn hạn là 1.443 tỷ đồng. cả huy động vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn qua các năm tuy nhiên do tốc độ tăng không đều nên đến năm 2016 thì trong khi cho vay ngắn hạn là 2.880 tỷ đồng thì huy động vốn là 8.527 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng rất nhanh qua các năm, tỷ lệ thuận với huy động vốn ngắn hạn thì cho vay ngắn hạn cũng tăng đều mặc dù tốc độ tăng không nhanh như huy động vốn ngắn hạn. Chênh lệch tý lệ huy động và cho vay là khá nhiều..

Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn trung - dài hạn

Đối với việc đáp ứng nhu cầu cho vay trung – dài hạn, trong những năm gần đây cho vay trung dài hạn có thể nói là khá ổn định, từ 447.000 triệu đồng năm 2012 tăng lên 1.248.000 triệu đồng năm 2016. Trong khi đó, doanh số cho vay đầu tư dài hạn vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn khá nhiều so với nguồn vốn huy động.

Bảng 3.8: Vốn huy động trung dài hạn và cho vay trung dài hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Huy động vốn trung dài –

hạn 570,000 1,486,000 1,987,000 2,502,000 3,641,000

2. Cho vay

trung – dài hạn 447,000 510,000 712,000 992,000 1,248,000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Có thể nhận thấy sự cố gắng của Chi nhánh trong hoạt động huy động vốn trung dài hạn . Năm 2012 huy động vốn trung dài hạn là 570 tỷ đồng sau 5 năm là 3.641 tỷ đồng tăng 638% so với năm 2012. Bên cạnh đó cho vay trung và dài hạn cũng tăng đáng kể năm 2012 là 447 tỷ đồng sau 5 năm, năm 2016 là 1248 tỷ đồng tăng 279%. Tuy tốc độ tăng giữa cho vay và huy động vốn còn nhiều khác biệt nhưng cũng không thể phủ nhận được sự nỗ lực của toàn bộ Chi nhánh trong thời gian qua với các Chính sách đa dạng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, thủ tục nhanh gọn thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng.

3.2.2.2. Về sự hình thức huy động vốn

Hiện nay, các nguồn huy động vốn của BIDV chi nhánh Tây Hà Nội chủ yếu từ: - Tiền gửi doanh nghiệp (bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn). - Tiền gửi dân cư (tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn).

- Tiền gửi của định chế tài chính.

Trong ba nguồn vốn kể trên thì nguồn vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn chiếm vị trí quan trọng nhất (khoảng 50%). Để hiểu rõ hơn về khối lượng, tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động nói chung của Chi nhánh, ta có thể xem bảng sau:

Bảng 3.9: Cơ cấu nguồn vốn huy động

(Đơn vị:triệu đồng)

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chỉ tiêu Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ % Số dƣ %

1. Tiền gửi DN 864,000 24.50 1,125,000 22.71 1,478,000 21.23 1,923,000 22.58 2,950,000 24.24

2. Tiền gửi dân cư 1,709,000 48.47 2,579,000 52.07 3,935,000 56.52 4,762,000 55.91 6,613,000 54.35

3. Tiền gửi ĐCTC 953,000 27.03 1,249,000 25.22 1,549,000 22.25 1,832,000 21.51 2,605,000 21.41

Tổng 3,526,000 100 4,953,000 100 6,962,000 100 8,517,000 100 12,168,000 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Từ số liệu ở bảng trên cho thấy quy mô huy động của Chi nhánh đã tăng lên một cách đáng kể và ở hầu hết các nguồn huy động. Cụ thể:

- Nguồn tiền gửi dân cư là nguồn vốn luôn chiếm vị trí số một trong tổng nguồn vốn huy động cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng trên 50% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 là năm ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế nên tỷ trọng nguồn tiền dân cư là thấp nhất 48.47%. Sau đó nền kinh tế phục hồi dần ổn định, lượng tiền gửi dân cư tăng đều và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động chiếm tỷ trọng hơn 50%. Đặc biệt năm 2014, Ban lãnh đạo đã triển khai nhiều các hoạt động nhằm huy động lượng tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư bằng nhiều chương trình khuyến mại, quảng cáo, tuyên truyền… đã nhận được thành công rõ rệt tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm nhiều nhất 56.52% tương đương 3.935 tỷ đồng

- Đối với tiền gửi doanh nghiệp: Từ năm 2012 đến năm 2016 cũng có xu hướng tăng qua các năm về số tuyệt đối. Năm 2014, một phần do tập trung nhiều về mảng huy động vốn dân cư nên huy động vốn doanh nghiệp giảm tỷ trọng xuống chiếm tỷ trọng 21.23%. Tuy nhiên sau đó từ năm 2015 tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp tăng đều qua các năm.

- Đối với tiền gửi của ĐCTC đang dần tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 2012 là 953,000 triệu đồng(chiếm 27.03%), đến năm 2013 tăng lên 1,249,000 triệu đồng(chiếm 25.22%), tỷ trọng giảm nhẹ vào năm 2014 còn 1,549,000 triệu

đồng (chiếm 22.25% ) nhưng tăng đột biến trở lại ở năm 2016 2,605,000 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 21.41%).

Như vậy có thể khẳng định quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong những năm qua tăng trưởng tương đối tốt và xu hướng là vẫn tiếp tục tăng trưởng vũng chắc trong thời gian tới.

3.2.2.3. Về kỳ hạn huy động vốn

Để thu hút tối đa tiền nhàn rỗi từ dân cư và tổ chức kinh tế xã hội đang hoạt động trên địa bàn, BIDV chi nhánh Tây Hà Nội đã liên tục đa dạng hóa các kỳ hạn nhận tiền gửi từ 1 tháng đến 3 tháng, từ 6 tháng đến 9 tháng và trên 1 năm, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến gửi tiền. Nhờ đó mà lượng tiền gửi vào luôn tăng lên qua các năm:

Bảng 3.10: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Số dƣ Năm 2012 % Số dƣ Năm 2013 % Số dƣ Năm 2014 % Số dƣ Năm 2015 % Số dƣ Năm 2016 %

1. Ngắn hạn 2,956,000 83.83 3,467,000 70.00 4,975,000 71.46 6,015,000 70.62 8,527,000 70.08

2. Trung –

dài hạn 570,000 16.17 1,486,000 30.00 1,987,000 28.54 2,502,000 29.38 3,641,000 29.92

Tổng 3,526,000 100 4,953,000 100 6,962,000 100 8,517,000 100 12,168,000 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm)

Nhìn vào bảng ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn. Nguồn vốn này vẫn tăng lên theo xu hướng tăng trưởng chung qua các năm về số tuyệt đối, từ 2.956.000 triệu đồng năm 2012 lên 8.527.000 triệu đồng năm 2016. Về số tuyệt đối hay tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ nguồn này cũng luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2012 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, người dân có xu hướng tập trung gửi kỳ hạn ngắn hạn để có thể rút bất cứ lúc nào mà không bị thiệt lãi.

Với nguồn vốn trung và dài hạn, mặc dù không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động nhưng lại có tốc độ tăng trưởng khá hơn (cả về số tuyệt đối và tỷ trọng) từ năm 2012 đến năm 2016 tăng từ 570.000 lên 3.641.000 triệu tương ứng với tỷ trọng từ 16.17% lên 29.92%. Do nhu cầu vốn trung và dài hạn của các nhân cũng như doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thường cao, mà việc dùng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thường gặp rủi ro lớn về thanh khoản. Do vậy,

sang năm 2012 chi nhánh đã có sự điều chỉnh về cơ cấu nguồn cơ cấu nguồn trung và dài hạn tăng chiếm tỷ trọng 30.00% tổng nguồn và tỷ trọng nguồn vốn . Ban lãnh đạo tung ra một loạt chương trình khuyến mại cũng như áp dụng mức lãi suất dài hạn hấp dẫn nhằm hút khách.

Mặc dù sự tăng trưởng huy động vốn chưa phản ánh được hết bản chất hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là có đạt hiệu quả hay không, song điều đó có thể thấy rằng trong giai đoạn nền kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng nhưng Chi nhánh vẫn tạo được uy tín với khách hàng, tạo vị thế vững chắc từng bước phát triển trong khai thác nguồn vốn, mở rộng đầu tư và cho vay.

3.2.2.4. Các hình thức huy động khác

Ngoài hình thức huy động vốn cơ bản trên, trong giai đoạn phát triển mới, để theo kịp với các NHTM khác trên cùng địa bàn cũng như để tăng cường thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, BIDV chi nhánh Tây Hà Nội còn tổ chức HĐV dưới những hình thức khác, mà điển hình nhất trong đó là hình thức HĐV bằng ngoại tệ. Đây là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho Chi nhánh và có khả năng linh hoạt trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho công tác sử dụng vốn. Với sự năng động của cán bộ tín dụng làm công tác đối ngoại, chăm sóc khách hàng, trong những năm qua Chi nhánh đã tìm được những khoản vay có lãi suất thích hợp, mang lại kết quả đáng kể. Tuy nhiên do áp dụng chưa lâu nên hình thức này vẫn chưa thực sự ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần phải tích cực phát huy nguồn vốn này hơn nữa trên cơ sở những thế mạnh sẵn có về địa bàn hoạt động và đối tác kinh doanh.

Tóm lại, qua quá trình phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh(xét theo hình thức huy động ở trên, ta có thể nhận thấy những đặc điểm chung nhất trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh là: Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm, trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ tương đối lớn, sau đó là tiền gửi doanh nghiệp tiếp theo là tiền gửi của định chế tài chính và tỷ trọng của ba nguồn tiền này trong cơ cấu vốn đang huy động đang có sự vận động theo chiều hướng nguồn tiền gửi doanh nghiệp tăng dần lên nhưng tiền gửi tiết kiệm

giữ vai trò chủ đạo. Mặt khác qua phân tích cũng cho thấy, sự tăng trưởng của công tác huy động vốn thê hiện rõ nỗ lực to lớn của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong công tác mở rộng khai thông nguồn vốn huy động và Chi nhánh ngày càng khẳng định được chỗ đứng cũng như uy tín của mình trong thời gian tới.

3.2.3. Kết quả điều tra khảo sát đối với lãnh đạo và cán bộ làm việc tại BIDV Tây Hà Nội về hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh.

Thực hiện gửi phiếu điều tra, khảo sát bao gồm 15 nhà lãnh đạo và 40 cán bộ đang làm việc tại các Phòng giao dịch, quản lý khách hàng và phòng kế hoạch tài chính.

Bảng 3.11. Tổng hợp phiếu điều tra

STT Đối tƣợng đƣợc hỏi Số phiếu gửi đi Số phiếu thu về % số phiều thu về 1 Lãnh đạo 15 12 80%

2 Cán bộ các phòng giao dịch, phòng quản lý khách hàng, phòng kế hoạch tài chính

40 36 90%

Tổng cộng 55 48 87,3%

- Chính sách huy động vốn của ngân hàng:

 Chiến lược huy động vốn đúng đắn phù hơp với kế hoạch sử dụng vốn:

Trong 48 phiếu thu về cán bộ được hỏi, 6 người đánh giá trung bình (12,5%), 35 người đánh giá cao (72.92%), 7 người đánh giá rất cao (14,58%), như vậy qua số liệu cho thấy chiến lược huy động vốn được đánh giá tương đối cao, các chỉ đạo chiến lược của Hội sở và chi nhánh khá tốt

 Lãi suất huy động và các chương trình khuyến mãi đã cạnh tranh: Trong 48

phiếu thu về cán bộ được hỏi, 39 người đánh giá trung bình (81,5%), 7 người đánh giá cao (14,58%), 2 người đánh giá rất cao (4,17%) như vậy qua số liệu điều tra nhận thấy lãi suất huy động và các chương trình khuyến mãi được đánh giá ở mức trung bình. Một phần lãi suất của BIDV không thể cạnh tranh được với các ngân hàng cổ phần ngoài nhà nước, thêm các chương trình chưa đa dạng phụ thuộc chủ yếu vào Hội sở chính, Chi nhánh chưa có các chương trình khuyến mãi riêng. Vì vậy

cần sự quan tâm hơn của Ban lãnh đạo về các chương trình như gửi tiết kiệm trong nhân dịp mừng sinh nhật chi nhánh hay quay số may mắn trúng thưởng hàng quý…

 Các sản phẩm hình thức huy động đã đa dạng: Trong 48 phiếu thu về cán bộ

được hỏi có 8 người đánh giá trung bình (16.67%), 30 người đánh giá cao (62.5%), 10 người đánh giá rất cao (20.83%), như vậy qua số liệu nhận thấy các sản phẩm huy động đa dạng được đánh giá ở mức cao. BIDV nói chung và CN Tây Hà Nội luôn nỗ lực cung cấp đa dạng các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng riêng.

 Chính sách quảng cáo: Trong 48 phiếu thu về cán bộ được hỏi có 2 người

đánh giá thấp (4.17%), 41 người đánh giá trung bình (85.42%), 5 người đánh giá cao (10.41%) như vậy qua số liệu nhận thấy chính sách quảng cáo chưa được đánh giá cao và chú trọng.

- Quy trình huy động vốn của ngân hàng:

 Quy trình huy động vốn nhanh gọn chính xác: Trong 48 phiếu thu về cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)