Thực trạng tuyển dụng và sử dụng CBCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 65)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý đội ngũ CBCC tại cơ quan Bộ Tài chính trên một

3.2.2. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng CBCC

Để có đội ngũ CBCC đủ về số lƣợng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, việc tuyển dụng công chức giữ vai trò rất quan trọng.

Trong giai đoạn 2012-2017, dựa trên các căn cứ pháp lý hiện hành và căn cứ theo nhu cầu, chỉ tiêu tuyển dụng, Bộ Tài chính đã xây dựng và phê duyệt kế hoạch tuyển dụng CBCC để tổ chức thực hiện.

Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trên cơ sở chỉ tiêu biên chế đƣợc giao, chỉ tiêu biên chế chƣa sử dụng; chức năng, nhiệm vụ, khối lƣợng công việc để xác định nhu cầu tuyển dụng, chuyên ngành tuyển dụng để đăng ký tuyển dụng hoặc xây dựng kế hoạch tuyển dụng trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt.

Việc đảm bảo các nguyên tắc luật định trong tuyển dụng CBCC: Các kỳ thi tuyển dụng CBCC thuộc cơ quan Bộ Tài chính đƣợc tổ chức đảm bảo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

Trong thi tuyển đã đảm bảo nguyên tắc tuyển chọn đúng ngƣời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm: Việc đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng phải xác định rõ theo từng chuyên ngành, theo từng đơn vị. Trên cơ sở đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng của đơn vị, Vụ Tổ chức cán bộ tham mƣu giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính đề án thi tuyển dụng CBCC tại cơ quan Bộ Tài chính. Sau khi đề án thi tuyển dụng đƣợc Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt, Vụ Tổ

chức cán bộ tiến hành các thủ tục liên quan đến tổ chức thi tuyển dụng CBCC nhƣ: Thông báo tuyển dụng trên Trang thông tin điện tử của ngành; tiếp nhận hồ sơ; thành lập Hội đồng tuyển dụng, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi (các thí sinh dự thi phải làm bài thi môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý HCNN; chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Đối với môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi 01 bài viết và 01 bài trắc nghiệm về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm. Bộ trƣởng Bộ Tài chính là ngƣời quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học để phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Đối với môn ngoại ngữ: thi viết hoặc thi vấn đáp một trong năm thứ tiếng Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định. Môn tin học văn phòng: thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm một bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do Bộ trƣởng Bộ Tài chính quyết định. Việc chấm thi, công bố điểm, công nhận kết quả thi và bố trí việc làm đối với thí sinh trúng tuyển đều đƣợc đảm bảo nguyên tắc công bằng, minh bạch và khách quan.

Việc tổ chức tuyển dụng CBCC còn thiếu đã bổ sung tƣơng đối kịp thời lao động cho các vị trí việc làm do CB công chức giảm khi nghỉ hƣu, chuyển công tác, thôi việc hoặc nhu cầu tăng do quy mô quản lý tăng; từng bƣớc giảm sức ép công việc tại các đơn vị trong cơ quan Bộ Tài chính, tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và chính trị đƣợc giao.

Trong các năm 2012, 2013, 2014 và 2015, Cơ quan Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển dụng công chức qua thi tuyển dụng đã tuyển đƣợc tổng cộng 319 công chức từ nguồn các sinh viên của các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc qua đó Bộ Tài chính đã tuyển đƣợc 270 công chức tốt nghiệp đại học

và 12 công chức là thạc sỹ.

Bắt đầy từ năm 2015 cơ quan Bộ Tài chính thực hiện tuyển dụng đặc biệt không qua thi, căn cứ để tuyển dụng công chức không qua thi là: ngoài các căn cứ pháp lý để thực hiện tuyển dụng công chức không qua thi tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (Chính phủ, 2010); Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chỉ tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ- CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tƣ số 05/2012/TT-BNV ngày 24/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chỉ tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tƣ số 03/2015/TT-BNV ngày 10/3/2015 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức. Việc tuyển dụng công chức không qua thi còn căn cứ vào: yêu cầu nhiệm vụ; vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế và số công chức có mặt tại đơn vị. Ngoài ra, các thí sinh dự tuyển dụng đặc biệt không qua thi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau:

- Đáp ứng các quy định chung về các điều kiện đăng ký dự tuyển theo quy định tại Điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008, cụ thể là:

+ Những ngƣời có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngƣỡng, tôn giáo đều đƣợc đăng ký dự tuyển công chức: (1) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; (2) Từ đủ 18 tuổi trở lên; (3) Có đơn dự tuyển; (4) Có lý lịch rõ ràng; (5) Có văn bằng, chứng chỉ

phù hợp; (6) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; (7) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; (8) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

+ Công dân đƣợc đăng ký dự tuyển công chức đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật cán bộ công chức, theo đó những ngƣời không đƣợc đăng ký dự tuyển gồm: (1) Không cƣ trú tại Việt Nam; (2) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; (3) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; (4) Đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chƣa đƣợc xóa án tích; (5) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đƣa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

- Đáp ứng các quy định riêng về điều kiện, tiêu chuẩn đƣợc tiếp nhận không qua thi tuyển:

+ Ngƣời tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nƣớc đạt thủ khoa và ngƣời tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nƣớc ngoài đạt loại giỏi, loại xuất sắc theo quy định đƣợc xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn nhƣ sau: Đƣợc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tốt nghiệp ở trình độ đại học tại các cơ sở đào tạo ở trong nƣớc đạt thủ khoa hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nƣớc ngoài; trƣờng hợp những ngƣời sau khi tốt nghiệp đã có thời gian công tác thì trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đƣợc đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Việc xác định tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nƣớc ngoài loại giỏi, loại xuất sắc đƣợc căn cứ vào xếp loại trên bằng tốt nghiệp; trƣờng hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan quản lý CBCC có nhiệm vụ báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để Bộ Nội vụ hoặc BTC TW xem xét, quyết định theo thẩm quyền quản lý CBCC.

+ Ngƣời đã có kinh nghiệm công tác đƣợc xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; hiện đang công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển; có thời hạn từ đủ 60 tháng trở lên làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo đại học, sau đại học trong ngành, lĩnh vực cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc và nếu có thời gian công tác không liên tục thì đƣợc cộng dồn); trong thời gian công tác 05 năm gần nhất không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đáp ứng đƣợc ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

Qua tuyển dụng đặc biệt, cơ quan Bộ Tài chính đã tuyển dụng đƣợc 38 ngƣời có trình độ thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc trong và ngoài nƣớc, 30 ngƣời có trình độ và kinh nghiệm từ các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trong nƣớc.

Những công chức đƣợc tuyển dụng thông qua thi tuyển sau khi trúng tuyển sẽ đƣợc đơn vị tuyển dụng bố trí công việc phù hợp với chuyên ngành tuyển dụng, và phải thực hiện chế độ dự bị theo quy định là 01 năm. Sau thời gian tập sự và đƣợc đơn vị tuyển dụng đánh giá tốt quá trình tập sự sẽ đƣợc bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và trở thành công chức. Đối với những công chức đƣợc tuyển dụng đặc biệt, hoặc tuyển dụng không qua thi tuyển là những công chức có trình độ cao đáp ứng đƣợc ngay vị trí, việc làm tuyển dụng.

Nhìn chung công tác tuyển dụng trong thời gian qua của cơ quan Bộ Tài chính đã đáp ứng đƣợc nhu cầu bổ sung lực lƣợng CBCC thiếu hụt do nghỉ hƣu, chuyển công tác và cơ bản đáp ứng nhu cầu về lao động trong điều kiện khối lƣợng công việc của cơ quan Bộ Tài chính ngày càng gia tăng.

Bảng 3.5: Kết quả tuyển dụng cán bộ, công chức của Cơ quan Bộ Tài chính giai đoạn 2012-2017 Đơn vị tính: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tuyển dụng qua thi tuyển Tuyển dụng qua thi tuyển Tuyển dụng qua thi tuyển Tuyển dụng qua thi tuyển Tuyển dụng Đặc biệt Tuyển dụng Đặc biệt Tuyển dụng Đặc biệt Cơ quan Bộ 62 125 59 73 36 17 15

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính năm 2017 * Thực trạng bố trí, sử dụng CBCC:

Việc bố trí sử dụng CBCC tại cơ quan Bộ Tài chính về cơ bản phù hợp với trình độ, năng lực, sở trƣờng, chuyên môn đƣợc đào tạo. Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã phân công công chức giữ chức vụ lãnh đạo làm ở những vị trí mà công chức có sở trƣờng giúp họ đạt đƣợc hiệu quả làm việc cao. Việc bố trí và quản lý công chức đƣợc thực hiện theo đúng phân cấp quản lý tại Quyết định số 2981/QĐ-BTC ngày 15/9/2004 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về phân cấp quản lý cán bộ công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp. Theo tinh thần của Quyết định này các đơn vị trong cơ quan Bộ Tài chính đã thực hiện phân cấp quản lý CBCC đảm bảo các nguyên tắc: tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý cán bộ. Nghiêm chỉnh thực hiện chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan đơn vị trong quản lý cán bộ thuộc phạm vi đƣợc phân cấp. Đồng thời tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra, thanh tra công vụ tại các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính, tăng cƣờng đội ngũ CBCC làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ, khen thƣởng động viên kịp thời những ngƣời có thành tích tốt, xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những ngƣời vi phạm kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính của cơ quan.Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cấp ủy Đảng và lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã rất quan tâm đến việc bố trí biên chế hợp lý để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Tài chính.

3.2.3. Thực trạng điều động, bổ nhiệm, luân chuyển CBCC

Thực hiện các quy định tại Chỉ thị số 32-CT/BCS ngày 3/9/2002 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính “về việc tổ chức triển khai công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý của các đơn vị thuộc ngành Tài chính”; Kế hoạch số 9547-TC/BCS ngày 3/9/2002 của Bộ Tài chính “về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý”; Nghị quyết số 94-NQ/BCSĐ ngày 2/6/2011 của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính “về việc đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo trong quy hoạch”. Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/2/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ về ban hành “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo...”. Trong giai đoạn 2013 - 2017, cơ quan Bộ Tài chính đã thực hiện một cách công khai minh bạch công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, luân phiên đối với CBCC tại cơ quan Bộ Tài chính. Cụ thể:

Kết quả thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại của Cơ quan Bộ Tài chính từ 2012-2017 nhƣ sau:

- Tổng số CBCC đƣợc bổ nhiệm: 325 ngƣời. - Tổng số CBCC đƣợc bổ nhiệm lại: 228 ngƣời

Nhìn chung, công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị thuộc Bộ Tài chính đã đƣợc triển khai thực hiện đúng quy định, quy trình, công khai, minh bạch; tất cả cán bộ đƣợc bổ nhiệm đều thuộc diện quy hoạch, bảo đảm điều kiện tiêu chuẩn, đƣợc tín nhiệm cao, vì vậy, về cơ bản CBCC đƣợc bổ nhiệm đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, trách nhiệm và tâm huyết, đƣợc quần chúng tín nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Việc bổ nhiệm lãnh đạo các cấp khi có nhu cầu, bổ nhiệm lại lãnh đạo các cấp đúng quy trình, thời hạn trong các đơn vị đã giúp cơ quan Bộ Tài chính luôn đảm bảo đủ số lƣợng cán bộ lãnh đạo để thực thi nhiệm vụ; đáp ứng đƣợc nhu cầu cán bộ thay thế cho cán bộ lãnh đạo đến tuổi nghỉ hƣu và công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo trong ngành.

Bảng 3.6. Số liệu về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBCC Bộ Tài chính Từ năm 2012-2017

Đơn vị tính: Người

Năm

Bổ nhiệm lại Bổ nhiệm

Bộ VT và Phó VT và TP Phó TP Bộ VT Phó VT TP Phó TP 2012 0 3 5 8 10 0 1 4 6 15 2013 0 0 6 10 25 1 4 10 21 48 2014 2 8 9 9 7 1 1 4 10 28 2015 1 1 13 9 7 0 0 3 6 18 2016 2 2 7 11 25 0 1 10 11 37 2017 0 2 14 17 41 0 5 11 24 45 Tổng 5 16 54 64 115 2 12 42 78 191

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính năm 2017 - Điều động, luân chuyển vị trí công tác

Thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về công tác điều động, luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác, danh mục vị trí công tác cần định kỳ chuyển đổi đối với công chức trong cơ quan Bộ Tài chính, hàng năm cơ quan Bộ thực hiện luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác

khoảng hơn 230 ngƣời (3- 5 năm chuyển đổi vị trí công tác một lần tùy theo từng vị trí công tác của hệ thống trực thuộc Bộ); công tác điều động CBCC đƣợc thực hiện theo yêu cầu công việc.

Trong giai đoạn 2012-2017 đã thực hiện điều động, luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác trên 1.150 lƣợt CBCC, trung bình mỗi năm thực hiện điều động, luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác khoảng 230 ngƣời.

- Trong tổ chức thực hiện, đã quán triệt tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; có sự thảo luận, thống nhất về kế hoạch, danh sách cán bộ luân chuyển giữa lãnh đạo và cấp uỷ nên đã phát huy trí tuệ tập thể, duy trì sự ổn định, đoàn kết của đơn vị.

Việc xây dựng kế hoạch luân phiên, luân chuyển, điều động và chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCC, viên chức tại các đơn vị bƣớc đầu đã đi vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)