Thuyết minh quy trình xử lý nước thải

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít/năm (Trang 139 - 141)

3. Chọn địa điểm xây dựng nhà máy

2.3.2.2. Thuyết minh quy trình xử lý nước thải

Song chắn rác – lưới chắn rác

Toàn bộ nước thải của nhà máy được thu gom chảy vào hệ thống ống dẫn đi qua lưới chắn rác để loại bỏ những cặn bẩn có kích thước lớn >10mm như cỏ chai vỡ, nhãn chai... Rác thải sẽ được thu gom và đưa đi xử lý thích hợp.

Bể gom nước thải

Nước sau khi qua đi qua lưới chắn rác sẽ được chảy qua bể gom nước thải. Sau đó được bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa

Nước được đưa vào bể điều hòa với mục đích:

- Điều chỉnh sự biến đổi về lưu lượng của nước thải theo từng giờ trong ngày. - Tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật phân giải các hợp chất hữu cơ.

- Kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh hóa và hóa học

- Bể điều hòa sẽ kết hợp khuấy trộn nhằm mục địch cân bằng lưu lượng và nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải. Giúp cho quá trình xử lý được vận hành liên tục và ổn định.

- Bể điều hòa có hệ thống cung cấp acid và kiềm để điều chỉnh pH luôn nằm trong khoảng tối ưu (7,0 – 7,2) tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xử lý tiếp theo.

Bể yếm khí UASB

Nước thải được đưa vào bể yếm khí để tạo điều kiện thích hợp để vi sinh vật yếm khí phát triển và chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải trong điều kiện không có oxy.

Chất hữu cơ CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S

Vi sinh vât kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành 70 – 80% khí CH4 và 20 – 30% khí CO2 và một hàm lượng nhỏ các khí khác.

Quá trình vi sinh vật chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thải sẽ sinh ra các bọt khí làm cho các hạt bùn chuyển động và nổi lên bề mặt và các bọt khí sẽ vỡ ra và thoát khi lên. Cặn bẩn sẽ lắng xuống trở lại và tiếp tục quá trình chuyển hóa. Khí NH4 sinh ra sẽ được thu hồi làm chất đốt cho các hoạt động trong nhà máy.

Bể hiếu khí

Nước thải và bùn sau khi được chuyển hóa ở bể yếm khí sẽ được bơm sang bể hiếu khí để vi sinh vật hiếu khi tiếp tục chuyển hóa các chất hữu cơ. Phía trên mặt bể có bố trí hệ thống cánh khuấy để đảo trộn đều lớp nước nhằn cung cấp oxy cho vi sinh vật hoạt động, đồng thời kích thích cho quá trình oxy hóa các họp chất hữu cơ khó phân hủy bằng phương pháp sinh học. Vi khuẩn sau khi phân hủy các chất hữu cơ sẽ rạo thành bùn, sau đó được bơm sang bể lắng để loại bỏ lớp cặn bùn.

Bể lắng

Nước thải qua giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí được đưa đến bể lắng cuối nhằm chắn giữ bùn sinh ra trong giai đoạn xử lý sinh học. Lượng bùn hoạt tính được tái sử dụng một phần, một phần được hút định kỳ làm phân bón hoặc chôn lấp. Phần nước thải phía trên sẽ đươc bơm sang bể khử trùng.

Bể khử trùng

Nước thải sau khi lắng trong được đưa qua bể khủ trùng để loại bỏ lượng vi sinh vật còn sót lại. Tại đay nước thải sẽ được hòa lẫn với một lượng Chlorin thích hợp để khử trùng. Sau đó nước thải đạt tiêu chuẩn sẽ được thải ra hệ thống nước thải của KCN.

Bảng 2.4. Tiêu chuẩn cho phép của nước thải công nghiệp

(Theo TCVN 5945 – 1995, áp dụng cho nước thải công nghiệp, loại B)

STT Chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn cho phép

1 COD Mg/l 100 2 BOD Mg/l 50 3 pH 5,5 - 9 4 Chất thải rắn Mg/l 100 5 Nitơ tổng số Mg/l 60 6 Photpho tổng số Mg/l 6

7 Coloform MPN/100ml 10000

2.4.TÍNH TOÁN HỆ THỐNG CIP

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy bia năng suất 70 triệu lít/năm (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)