2.1. Khái quát về ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu
2.1.3. Vị trí của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu trong hệ thống Ngân
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Hiện nay, các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng tại Việt nam gồm có: 6 NHTM quốc doanh, 38 NHTM cổ phần đô thị, 45 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 53 văn phòng đại diện Ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt nam… Số lƣợng này nhƣ vậy có thể xem là khá nhiều so với quy mô kinh tế Việt Nam. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, số lƣợng mạng lƣới và chi nhánh của các ngân hàng nƣớc ngoài liên tục gia tăng, các ngân hàng trong nƣớc mở thêm các chi nhánh mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới. Do vậy, sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ rất mạnh, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Cuối năm 2005, bốn NHTM lớn của Nhà nƣớc ƣớc tính chiếm khoảng 80% vốn huy động và 70% dƣ nợ cho vay toàn thị trƣờng. Các NHTM còn lại và các ngân hàng nƣớc ngoài chia sẻ 20% thị phần huy động vốn và 30% thị phần cho vay
còn lại. Điều này thể hiện thị trƣờng ngân hàng có độ tập trung cao vào các NHTMNN. Tuy nhiên trong 3 năm trở lại đây, với sự lớn mạnh của các ngân hàng ngoài quốc doanh, đặc biệt là khối cổ phần đang khiến miếng bánh thị phần phải cơ cấu lại. Phần của khối ngân hàng quốc doanh đang giảm đi trông thấy. Tính đến tháng 9/2007, tại địa bàn Hà Nội - trung tâm tài chính của cả nƣớc, sự sụt giảm thị phần của khối ngân hàng quốc doanh (không tính đến Ngân hàng Chính sách xã hội) đang thể hiện rõ. Khối này vẫn đang chiếm tỷ trọng tới 72,7% trong tổng vốn huy động, nhƣng thị phần của hầu hết các thành viên không còn nguyên vẹn so với cuối năm 2006. Cụ thể, thị phần của hệ thống Ngân hàng Công thƣơng (Vietinbank) đã giảm 1,26%, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển (BIDV) giảm 1,22%. Riêng Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) và Ngân hàng Ngoại thƣơng (Vietcombank) đang tạm giữ đƣợc phong độ ổn định.
Ngƣợc lại, nỗ lực phát triển của khối NHTMCP đã đạt đƣợc kết quả xứng đáng khi tỷ trọng huy động vốn của cả khối đã tăng thêm 1,56%. Đứng đầu các ngân hàng về tỷ trọng vốn huy động vẫn là Vietcombank với 20,5%, kế đến là Agribank với 20,2%; khối cổ phần chiếm 13,5% và các ngân hàng nƣớc ngoài chiếm 10,7%...
Đặc biệt các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đang có tốc độ tăng vốn huy động cao nhất, từ 23 - 35%. Ấn tƣợng này sẽ tiếp tục thể hiện khi mà mới đây NHNN đã bắt đầu cho phép một số chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài (Singapore) đƣợc phép huy động tiền gửi bằng VND.
Về tỷ trọng dƣ nợ, đáng chú ý là Vietcombank lại đứng ở vị trí rất khiêm tốn, chỉ 3,5% trong khi của Vietinbank là 15%, BIDV là 20,9%, Agribank là 18,4%, của khối cổ phần là 16,3% và các ngân hàng nƣớc ngoài. [28]
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính - tiền tệ lớn nhất và sôi động nhất của cả nƣớc, nếu nhƣ cách đây 4 năm, các NHTMCP còn ở yếu thế, thị phần hoạt động chỉ bằng 1/2 so với các NHTMNN, thì đến nay đã vƣợt lên trên. Ƣớc tính đến hết tháng 12/2007, tổng số vốn huy động của các NHTMCP tại thành phố đạt 204.411 tỷ đồng, chiếm 46,9% tổng thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn; trong khi đó vốn của các NHTMNN cách đây 4 năm còn chiếm trên 50% thị
phần thì nay chỉ còn chiếm 35,09%. Các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài trƣớc đây thƣờng chỉ chiếm 12-13% thì đến nay chiếm 15,85%. Các ngân hàng liên doanh chỉ chiếm 2,48%; còn lại là các công ty tài chính và quỹ tín dụng nhân dân.
Thị phần huy động vốn trong năm 2007 của các NHTMCP tăng lên có nguyên nhân hàng đầu là lãi suất và chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn, mạng lƣới đƣợc mở rộng, hoạt động quảng bá thƣơng hiệu đƣợc triển khai hiệu quả. Đặc biệt là uy tín, lòng tin của khách hàng đối với khối ngân hàng này tăng lên.
Cũng ƣớc tính đến hết tháng 12/2007, dƣ nợ cho vay của các NHTMCP ở thành phố đạt 159.354 tỷ đồng, chiếm 45,93% tổng thị phần cho vay trên địa bàn. Trong khi đó, thị phần của các NHTMNN chỉ chiếm 29,39%. Thị phần của các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cũng tăng mạnh, từ tỷ lệ 12% - 14% các năm trƣớc đây, đến nay tăng lên 19,02%. Các ngân hàng liên doanh chiếm tỷ trọng 2,90%, tỷ trọng thị phần còn lại thuộc về các tổ chức tín dụng khác. [22]
Thị phần tín dụng của các NHTMCP tăng mạnh trong năm 2007 là do cùng với lợi thế đã phân tích ở phần huy động vốn của các NHTMCP, thì sự năng động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, linh hoạt trong cho vay, đa dạng hoạt động tín dụng tiêu dùng, đổi mới quản trị điều hành tín dụng,... cũng là những nguyên nhân quan trọng.
Đối với ACB, kết quả hoạt động kinh doanh liên tục tăng trƣởng cao qua nhiều năm đã khẳng định vị thế của ACB trong hệ thống NHTM. Hiện nay, ACB là ngân hàng có quy mô tổng tài sản, vốn huy động, dƣ nợ cho vay và lợi nhuận lớn nhất trong các NHTMCP Việt Nam.
Bảng 2.5: So sánh một số chỉ tiêu các NHTMCP năm 2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu ACB Sacombank Techcombank Eximbank
Tổng tài sản 105.306 67.469 59.360 48.248
Vốn huy động 91.174 58.635 51.894 33.936
Dƣ nợ cho vay 34.833 33.708 26.018 21.232
Lợi nhuận trƣớc thuế 2.651 1.091 1.600 969
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB, Sacombank 2008; công khai báo cáo tài chính Techcombank, Eximbank 2008)
Hiện tổng huy động vốn của ACB chiếm thị phần 6% trên tổng huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng trong khi thị phần tín dụng của ngân hàng chỉ là 2,6%. Bên cạnh đó, ACB cũng chiếm lĩnh 6% thị phần huy động tiết kiệm của cả nƣớc, 55% thị phần dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, nắm giữ trên 57% thị phần thẻ tín dụng quốc tế (lớn nhất trong khối NHTMCP tại Việt nam) và là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong khối các NHTMCP, đứng thứ 5 trong toàn ngành ngân hàng sau 4 NHTMNN. Các tỷ lệ trên cho thấy thị phần huy động và cho vay của ACB chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ so với thị phần của toàn ngành ngân hàng. Do đó, tiềm năng thị phần của ACB còn khá lớn.
Hiện nay, thị phần tín dụng của các NHTM trong nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 80% (trong đó khối NHTMCP chiếm gần 30% chƣa tính NHTMCP Ngoại thƣơng), con số còn lại là của khối ngân hàng liên doanh và ngân hàng nƣớc ngoài. Dự kiến đến năm 2010 sự thay đổi về thị phần của các ngân hàng nƣớc ngoài với các ngân hàng trong nƣớc chƣa lớn, nhƣng về lâu dài con số thị phần có thể sẽ nghiêng về phía các ngân hàng nƣớc ngoài, nếu các ngân hàng trong nƣớc không chuẩn bị sẵn sàng để giữ vững và phát triển thị phần của mình ngay từ hôm nay. Với một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, tốc độ phát triển của ngành ngân hàng đƣợc dự báo sẽ tăng gấp đôi tốc độ tăng trƣởng GDP, điều này có nghĩa nếu GDP của Việt Nam tăng 7% thì tốc độ phát triển của ngành ngân hàng là 15%. Nhƣ vậy, chỉ 6 - 7 năm nữa, quy mô ngành ngân hàng sẽ phát triển gấp đôi hiện tại, cơ hội cho mỗi ngân hàng phát triển vẫn còn rất lớn nếu tìm ra con đƣờng đi phù hợp. Với ACB, để giữ vững vị trí hàng đầu cũng nhƣ để gia tăng thị phần, mục tiêu trƣớc mắt đến năm 2010 đạt trên 10% thị phần huy động, 5% thị phần cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam với quy mô hoạt động tƣơng đƣơng các ngân hàng trong khu vực.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN Á CHÂU