Xu hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng trong hoạt động của các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 32 - 36)

1.2. Dịch vụ ngân hàng

1.2.3. Xu hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng trong hoạt động của các ngân

hàng thƣơng mại

Hiện nay, các NHTM không ngừng mở rộng danh mục các dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Các dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại đang đƣợc đƣa ra thị trƣờng với số lƣợng ngày càng nhiều và chất lƣợng ngày càng đƣợc cải thiện. Các ngân hàng lớn trên thế giới đang chuyển mình trở thành những tổ chức tài chính đa dạng, cung cấp không chỉ những dịch vụ ngân hàng truyền thống mà còn nhiều dịch vụ khác từ thẻ điện tử đến bảo hiểm, đầu tƣ…Sự phát triển các dịch vụ mới là một điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng trong điều kiện môi trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay, và nhất là khi xuất hiện sự cạnh tranh từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Bƣớc vào thế kỷ 21, các ứng dụng của công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế. Ứng dụng đem lại hiệu quả cao nhất phải kể tới lĩnh vực tài chính và ngân hàng với những bƣớc đột phá trong dịch vụ thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng và trong quá trình phát triển các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại, giúp ngân hàng thực hiện các dịch vụ truyền thống của mình một cách hiệu quả hơn, xử lý các giao dịch một cách nhanh chóng hơn. Đồng thời với quá trình đó, rất nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới đƣợc ra đời, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đồng thời đảm bảo an ninh, bảo mật hệ thống thông tin nội bộ của những ngân hàng đó. Trong kỷ nguyên công nghệ cao hiện nay, những ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp định vị đƣợc một ngân hàng, phân biệt đƣợc ngân hàng này với ngân hàng khác. Công nghệ không chỉ giúp các ngân hàng tƣơng tác đƣợc tốt hơn với khách hàng mà còn giúp các ngân hàng hiểu rõ hơn hành vi của khách hàng và thị trƣờng, từ đó có thể đáp ứng đƣợc mọi nhu cầu của mỗi một khách hàng.

Hiện nay, xu hƣớng phát triển mới của các ngân hàng thời Hi-tech là ngân hàng di động. Do đó, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng "chuộng" công nghệ cao là một trong những yếu tố có nghĩa sống còn đối với các ngân hàng khi cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Ở Mỹ, theo kết quả điều tra, đa số các ngân hàng lớn đều đƣa ra các dịch vụ ngân hàng di dộng, là loại hình cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng nhƣ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kiểm tra tài khoản... với sự trợ giúp của các thiết bị viễn thông di động, có tới 89% khách hàng không sử dụng điện thoại di động để thực hiện các giao dịch ngân hàng kiểu này. Song, tỷ lệ khách hàng trẻ tuổi sử dụng dịch vụ này tăng mạnh, có tới 21% đối tƣợng trong độ tuổi từ 18-34 sử dụng các giao dịch này. Các chuyên gia thị trƣờng dự kiến tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Chỉ trong năm 2009, số ngƣời dùng dịch vụ ngân di động tại Mỹ đƣợc dự báo sẽ tăng gấp đôi, đạt 10 triệu ngƣời (so với mức 4,9 triệu ngƣời dùng trong năm 2008). Tower Group dự báo năm 2013 sẽ có 53,1 triệu ngƣời Mỹ sử dụng dịch vụ ngân hàng di động trên smartphone và các thiết bị khác. [22, 25]

Khảo sát của Tower Group cũng cho biết 10% số khách hàng sử dịch vụ ngân hàng trực tuyến đang sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Cá biệt có ngân hàng có 25% khách hàng trực tuyến sử dụng dịch vụ này. Đầu năm vừa rồi, ngân hàng Mỹ (BOA) cho biết đã có gần 2 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng di động, tăng gấp đôi con số 9 tháng trƣớc đó. [22]

Tại Việt Nam, dịch vụ ngân hàng đang phát triển hết sức nhanh chóng, đem lại tiện ích cho ngƣời dân, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Để có thể theo kịp sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trên thế giới, phát triển dịch vụ của các NHTM ở nƣớc ta đang đi theo ba xu hƣớng:

Một là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính, chủ yếu trên thị trường chứng khoán. Hiện nay có hơn 20 NHTM thành lập và đƣa vào hoạt động có hiệu quả công ty chứng khoán trực thuộc nhƣ công ty TNHH Chứng khoán NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (VCBS), công ty chứng khoán NHTMCP Á Châu (ACBS)... Bên cạnh đó, các NHTM cũng phối hợp với các công ty chứng khoán thực hiện dịch vụ cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán để đầu tƣ chứng

khoán. Hay một số NHTM liên doanh với một số định chế tài chính nƣớc ngoài thành lập Quỹ đầu tƣ chứng khoán nhƣ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, NHTMCP Sài gòn Thƣơng tín…

Hai là, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Nhƣ vậy, dịch vụ ngân hàng bán buôn là dành cho các công ty, tập đoàn kinh doanh… còn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dành cho khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ trên các lĩnh vực:

+ Tăng tiện ích của tài khoản cá nhân: ngoài chức năng là tài khoản tiền gửi thông thƣờng của cá nhân, các NHTM còn cung cấp dịch vụ ngân hàng thấu chi trên tài khoản, với các hạn mức thấu chi dựa trên thu nhập ổn định hàng tháng, mức tiền lƣơng, tài sản đảm bảo khác. Hiện nay, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Kỹ thƣơng (Techcombank) đang khá thành công với loại hình dịch vụ này.

Ngoài ra, các NHTM đã và đang tiếp tục triển khai trên diện rộng dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại với Viễn thông Điện lực, Bƣu điện Hà Nội, Vinaphone, MobiFone, Viettel, VMS,…; dịch vụ chi trả lƣơng qua tài khoản cá nhân, thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ, chuyển tiền và thanh toán khác… Đặc biệt, dịch vụ chi trả lƣơng qua tài khoản trên cơ sở sử dụng dịch vụ ngân hàng tự động ATM đƣợc nhiều doanh nghiệp có đông công nhân, tổ chức có đông ngƣời lao động chấp nhận.

+ Đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân: hiện nay các NHTM đã và đang mở rộng dịch vụ cho vay vốn trả góp mua ô tô, kể cả xe du lịch gia đình, xe du lịch kinh doanh, xe vận tải….với thời hạn vay lên tới 4 - 5 năm và số tiền vay tƣơng ứng với 60% đến 90% giá mua. Bên cạnh đó, dịch vụ mua nhà trả góp hay thế chấp bằng chính căn nhà đã mua cũng đang phát triển mạnh tại các đô thị, đƣợc đông đảo các cặp gia đình có thu nhập khá và ổn định ủng hộ, với thời hạn vay tối đa lên tới 10 - 15 năm.

Ngoài ra, nhằm gia tăng tiện ích về dịch vụ tài khoản cho khách hàng dựa trên công nghệ ngân hàng hiện đại, nhiều ngân hàng đã cung cấp và ngày càng mở rộng dịch vụ ngân hàng tại nhà e - banking.

Trong những năm tới, dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là lĩnh vực đƣợc mở cửa dần theo cam kết gia nhập WTO, do đó nguy cơ các ngân hàng trong nƣớc bị cạnh tranh ngay trên sân nhà rất lớn. Với tiềm lực về hạ tầng công nghệ, trình độ quản lý, các ngân hàng nƣớc ngoài đang nhắm đến thị trƣờng là các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân thu nhập cao bởi đây là một thị trƣờng đầy tiềm năng. Theo thống kê của Ngân Hàng Nhà Nƣớc, hiện Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản/thẻ giao dịch. Đây là con số rất nhỏ so với một thị trƣờng hơn 84 triệu dân. Chính vì thế, các ngân hàng nƣớc ngoài nhƣ ANZ, HSBC, Standard Chartered… đang tập trung vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Hiện các ngân hàng Việt Nam mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần rất nhỏ, khoảng 200 sản phẩm, dịch vụ trong khi đó các ngân hàng trên thế giới đã có hàng nghìn sản phẩm/dịch vụ. Do đó, việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngoài tiềm năng của thị trƣờng cũng là nhu cầu tự thân của mỗi ngân hàng bởi ƣớc tính chi phí cho mỗi giao dịch tại máy ATM chỉ bằng 1/8 giao dịch tại quầy, qua Interner bằng 1/12 giao dịch tại quầy. Theo điều tra của Chƣơng Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, 45% khách hàng (bao gồm doanh nghiệp và cá nhân) muốn chuyển sang vay vốn ngân hàng nƣớc ngoài; 50% chọn ngân hàng nƣớc ngoài để gửi tiền. Một trong các lý do đƣợc đƣa ra là sự nghi ngại của khách hàng về năng lực của các ngân hàng nội. Nhƣ vậy, các ngân hàng trong nƣớc phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng.

Ba là, mở rộng các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Hiện nay đã có hơn 20 NHTM đƣợc chấp thuận thực hiện kinh doanh vàng trên tài khoản nƣớc ngoài nhƣ NHTMCP Sài Gòn, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long… Các dịch vụ khác nhƣ bao thanh toán - Factoring, quyền chọn tiền tệ - Option, hoán đổi lãi suất… cũng đƣợc nhiều ngân hàng giới thiệu cho khách hàng. Hiện nay, hiệp hội Bao thanh toán quốc tế có hơn 200 thành viên ở hơn 60 quốc gia, trong đó tại Việt Nam một số NHTM đƣợc cấp phép thực hiện dịch vụ bao thanh toán nhƣ

Vietcombank, ACB, Sacombank, Techcombank… và trong tƣơng lai, số lƣợng doanh nghiệp đƣợc cấp phép sẽ ngày càng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ của công nghệ thông tin.

Trong một nền kinh tế sôi động, thị trƣờng chứng khoán phát triển nhanh, thị trƣờng dịch vụ tài chính - ngân hàng có sự cạnh tranh mạnh mẽ…sẽ càng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế vững chắc và các dịch vụ ngân hàng sẽ phát triển ngày càng hiện đại nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng ngày càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)