Các loại hình dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 26 - 32)

1.2. Dịch vụ ngân hàng

1.2.2. Các loại hình dịch vụ ngân hàng

Hiện nay trên thế giới có hàng nghìn loại dịch vụ ngân hàng khác nhau với chủng loại các sản phẩm rất đa dạng và phong phú. Có thể nói, các ngân hàng đều đang cố gắng phát triển theo hƣớng kinh doanh đa năng chứ không chỉ đơn thuần thực hiện những nghiệp vụ truyền thống trƣớc kia nhƣ nhận tiền gửi, cấp tín dụng và làm trung gian thanh toán mà còn nhiều dịch vụ khác từ thẻ điện tử đến bảo hiểm, đầu tƣ... Với mỗi loại hình dịch vụ, các ngân hàng đều cố gắng đa dạng các hình thức cung cấp. Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.

a. Dịch vụ tiền gửi

Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Nó bao gồm tiền gửi giao dịch, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có thời hạn mệnh giá nhỏ và những khoản tiền khác. Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ ngƣời có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn cộng thêm phần thƣởng (lãi tiền gửi) cho khách hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trƣớc mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh.

b. Dịch vụ cho vay

Cho vay công - thƣơng nghiệp: Đây là các khoản tiền mà NHTM cho doanh nghiệp vay để đáp ứng nhu cầu về vốn lƣu động hoặc để tài trợ cho việc mua sắm máy móc thiết bị. Với khoản vay dài hạn, thông thƣờng các doanh nghiệp phải đảm bảo cho các khoản vay này bằng những tài sản thế chấp, để đề phòng trƣờng hợp mất khả năng thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi của khoản vay. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp rất đƣợc tín nhiệm thì NHTM cũng thƣờng miễn cho họ yêu cầu phải thế chấp cho khoản vay.

Cho vay tiêu dùng: Loại khoản vay này thƣờng đƣợc NHTM thực hiện với cá nhân và hộ gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm ô tô, nhà ở, hàng tiêu dùng lâu bền…Khoản vay loại này còn đƣợc cung cấp dƣới dạng tín dụng trả góp có thời hạn, trong đó ngƣời đi vay chấp nhận trả vốn và lãi của khoản vay theo định kỳ. Lãi suất thƣờng là cố định, đƣợc ấn định theo một lãi suất tham chiếu nào đó, nhƣng cũng có khi lãi suất có thể đƣợc điều chỉnh.

Tài trợ cho dự án: Ngoài cho vay thƣơng mại và cho vay tiêu dùng, các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho xây dựng nhà máy mới, đặc biệt trong ngành công nghệ cao. Đây là loại hình tín dụng có rủi ro cao song lãi lại lớn.

c. Mua bán ngoại tệ

Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên đƣợc thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hƣởng phí dịch vụ. Trong thị trƣờng tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thƣờng chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi những giao dịch nhƣ vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.

d. Bảo quản vật có giá

Ngân hàng thực hiện việc lƣu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản; và giao cho khách hàng tờ biên nhận (giấy chứng nhận do ngân hàng phát hành). Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy chứng nhận, nên giấy chứng nhận đã đƣợc sử dụng nhƣ tiền - dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm vi ảnh hƣởng của ngân hàng phát hành. Lợi ích của việc sử dụng phƣơng tiện thanh toán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng. Ngày nay, vật có giá đƣợc tách khỏi tiền gửi và khách hàng phải trả phí bảo quản.

e. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

Khi các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là ngƣời gửi tiền không cần phải đến ngân hàng lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách hàng (còn đƣợc gọi là séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận đƣợc tiền. Với các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt nhƣ an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí… đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Nhƣ vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất phát triển - đó là tài khoản tiền gửi giao dịch, cho phép ngƣời gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán đƣợc phát triển nhƣ Ủy nhiệm chi, nhờ thu, LC, thanh toán bằng điện, thẻ… Trong đó, tỷ trọng thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua các trung tâm thanh toán bù trừ và các phƣơng tiện thanh toán mới xuất hiện khác đã tăng lên nhanh chóng so với thanh toán bằng tiền hoặc bằng séc. Hiện nay thanh toán qua thẻ điện tử đã trở nên phổ biến, bao gồm:

Thẻ thanh toán

Thƣờng cấp cho khách hàng có tài khoản vãng lai từ 18 tuổi trở lên, dùng làm phƣơng tiện thay thế tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại

các ngân hàng khi cần. Thẻ thanh toán nội địa chỉ dùng để rút tiền ở trong nƣớc. Khi sử dụng thẻ thanh toán ở ngân hàng khác, khách hàng thƣờng phải trả thêm một khoản phí.

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng ra đời lần đầu tiên tại Mỹ vào những năm 1950. Đây là loại thẻ do ngân hàng, các tập đoàn bán lẻ hay tổ chức khác phát hành, cho phép khách hàng sử dụng để mua sắm hàng hóa, dịch vụ trả tiền sau. Với thẻ tín dụng, mỗi chủ thẻ đƣợc Ngân hàng cấp trƣớc một hạn mức tín dụng theo tài khoản thẻ tín dụng của mình để tiêu dùng. Hàng tháng khách hàng sẽ nhận đƣợc một bảng liệt kê chi tiết các khoản mua và vay của mình. Khách hàng có thể chỉ thanh toán một phần của tổng số nợ và trả dần các khoản còn lại trong một số tháng với mức lãi suất do ngân hàng quy định. Đến năm 1970, thẻ tín dụng đƣợc phổ biến trên toàn thế giới với sự hoạt động tích cực của các tổ chức phát hành thẻ. Sang thập niên 1980, thị trƣờng thẻ phát triển mạnh mẽ hơn trƣớc với sự xuất hiện của các loại thẻ mới nhƣ thẻ ghi nợ, thẻ trả trƣớc… Nhiều loại thẻ với công nghệ mới đang đƣợc giới thiệu và đƣa vào ứng dụng nhƣ thẻ EMV thay thế cho các loại thẻ trƣớc đây.

Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại thẻ thanh toán, các dịch vụ ngân hàng hiện đại triển khai trên mạng lƣới máy rút tiền tự động ATM và các điểm chấp nhận thẻ POS cũng ngày càng đa dạng và phong phú. Hệ thống ATM, POS giúp cho ngân hàng chủ động trong việc triển khai dịch vụ thanh toán thẻ ghi nợ và các loại thẻ tín dụng, cho phép khách hàng có thẻ có thể rút tiền mặt bất kỳ thời điểm nào, kể cả ngày nghỉ hoặc thực hiện một số giao dịch khác từ máy nhƣ xem số dƣ tài khoản, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ…

f.Quản lý ngân quỹ

Do kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi, tiến hành đầu tƣ phần thặng dƣ tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.

g. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ

Do nhu cầu chi tiêu lớn và thƣờng là cấp bách trong khi thu không đủ chi, Chính phủ các nƣớc đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện các ngân hàng tƣ nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thƣờng dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của những ngân hàng lớn. Khi ngân hàng Trung ƣơng thành lập, Chính phủ đều tìm cách tham dự, hoặc trực tiếp can thiệp để có đƣợc các khoản tín dụng lớn. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng đƣợc cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lƣợng tiền gửi mà ngân hàng huy động đƣợc; hoặc phải cho vay với các điều kiện ƣu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ.

h. Bảo lãnh

Do khả năng thanh toán của ngân hàng là rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín trong bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thƣờng bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác…

i. Dịch vụ cho thuê tài sản(Leasing)

Cho thuê tài sản là một loại hình dịch vụ mà theo đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng (ngƣời đi thuê) đƣợc sử dụng tài sản của mình trong một thời gian nhất định (thời gian thuê) theo những quy định trƣớc mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê, đồng thời bên đi thuê phải trả cho ngân hàng một khoản tiền nhất định, gọi là tiền thuê. Hợp đồng cho thuê thƣờng phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua (do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua) những tài sản mà ngân hàng cho thuê bao gồm phƣơng tiện giao thông, máy móc thiết bị, bất động sản…

j. Dịch vụ ủy thác và tư vấn

Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và hoạt động tài chính hộ. Dịch vụ ủy thác phát triển sang cả ủy thác vay hộ, ủy thác cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tƣ… Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là ngƣời đƣợc ủy thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, quản lý các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng nhƣ một chuyên gia tƣ vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tƣ vấn về đầu tƣ, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

k. Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán

Nhiều ngân hàng phấn đấu cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán kinh doanh khác mà không phải nhờ đến ngƣời kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trƣờng hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán.

l. Dịch vụ bảo hiểm

Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng nhằm đảm bảo việc hoàn trả trong trƣờng hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Đối với khách hàng cá nhân, có các loại hình bảo hiểm nhƣ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm lữ hành, bảo hiểm thế chấp mua nhà, những đồ đạc trong nhà, xe hơi, thuyền,… Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm nhằm bảo hiểm tổn thất lợi nhuận nhƣ khi bị hỏa hoạn… Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp nhiều loại bảo hiểm khác nhƣ bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm trách nhiệm của chủ hàng, bảo hiểm nhân thọ, y tế, hƣu trí.

m. Dịch vụ ngân hàng tại nhà

Khách hàng có tài khoản tại ngân hàng có thể gửi thông tin vào máy tính của ngân hàng thông qua điện thoại hoặc máy tính tại nhà, thực hiện giao dịch 24/24 để thanh toán, cập nhập số dƣ, thực hiện các dịch vụ ngân hàng cá nhân, kể cả các

khoản vay và thế chấp. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng không còn phải mất thời gian đến ngân hàng để giao dịch mà có thẻ trực tiếp thực hiện yêu cầu của mình thông qua website điện tử của ngân hàng, hoặc thông qua điện thoại….

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển hoạt động dịch vụ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu ACB (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)