.Tác dụng giải lo âu

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng cắt buồng trứng hoặc gây stress cô lập và áp dụng đánh giá tác dụng của l tetrahydropalmatin (Trang 26 - 28)

Theo Lê Doãn Trí và cộng sự, l-tetrahydropalmatin (l-THP) khi sử dụng liều đơn và liều lặp lại 5 ngày bằng đường uống tại các mức liều từ 0,1 mg/kg đến 1 mg/kg thể hiện tác dụng giải lo âu trên test chữ thập nâng cao tương tự chứng dương diazepam 2 mg/kg. Tác dụng giải lo âu giảm dần trong khi tác dụng an thần tăng lên khi tăng dần liều (từ 3 mg/kg đến 100mg/kg). Tác dụng giải lo âu được xác định là tác dụng chống rối loạn hoảng sợ (test chữ T nâng cao) tương tự chất đối chiếu

clomipramin 25 mg/kg khi sử dụng liều lặp lại 21 ngày và tác dụng này không xuất hiện khi sử dụng liều đơn l-THP [8].

Tại các mức liều thể hiện tác dụng giải lo âu (0,1 mg/kg đến 1 mg/kg), l-tetrahydropalmatin không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động tự nhiên, khả năng khám phá của chuột (test môi trường mở, OFT) đồng thời không thể hiện tác dụng an thần (test tăng cường thời gian do thiopental). Tại các mức liều này, l-tetrahydropalmatin thể hiện tác dụng chống trầm cảm (test bơi cưỡng bức, FST) tương tự chất đối chiếu clomipramin liều 25 mg/kg [8].

Các kết quả trên cũng phù hợp với các nghiên cứu đã được công bố trước đó. Nghiên cứu của Leung và cộng sự cho thấy, THP có tác dụng giải lo âu rõ rệt ở liều thấp (0,5 - 10 mg/kg). Trong khi, tác dụng an thần và giãn cơ chỉ thể hiện ở liều cao (50 mg/kg). Tác dụng giải lo âu của tetrahydropalmatin bị đối kháng bởi flumazenil,

một chất cạnh tranh vị trí gắn của benzodiazepin trên receptor GABAA, chứng tỏ cơ

chế giải lo âu của THP một phần thông qua tương tác với vị trí gắn của benzodiazepin

trên receptor GABAA [47]. Một nghiên cứu khác của Hong Xue và cộng sự đã cho

thấy dl-THP thể hiện tác dụng giải lo âu rõ rệt ở các mức liều 0,1 mg/kg đến 50 mg/kg [79], và l-THP thể hiện tác dụng giải lo âu rõ rệt ở các mức liều từ 0,1 mg/kg đến 2,5 mg/kg. Tác dụng an thần xuất hiện ở mức liều cao (5 mg/kg) [78], đồng thời cơ chế tác dụng có thể liên quan đến khả năng dl-THP và l-THP là những chất chủ vận tại

vị trí gắn benzodiazepin trên receptor GABAA [78], [79].

Các nghiên cứu ở trên chỉ đánh giá tác dụng của THP trên đối tượng chuột bình thường, không có biểu hiện bệnh lý rối loạn lo âu. Trong khi đó, rối loạn lo âu là bệnh lý có cơ chế phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên việc sử dụng các mô hình chuột bình thường không mô phỏng được tình trạng thật sự của bệnh lý rối loạn lo âu cũng như đáp ứng với l-THP của các đối tượng này, dẫn tới việc thiếu bằng chứng áp dụng trên lâm sàng.

Năm 2013, Ceremega T. E. và cộng sự đã sử dụng mô hình gây rối loạn stress sau sang chấn (post-traumatic stress disorder, PTSD stress model) để đánh giá ảnh hưởng của THP lên mức độ biểu hiện gen (gene expression). Kết quả cho thấy THP

đã tác động lên một số vùng trên não như hồi hải mã (hippocampus), hạch hạnh nhân (amygdala) làm thay đổi mức độ biểu hiện của nhiều gen, trong đó có một số gen quy định tổng hợp các chất dẫn truyền liên quan tới lo âu như GABA, serotonin [22].

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng cắt buồng trứng hoặc gây stress cô lập và áp dụng đánh giá tác dụng của l tetrahydropalmatin (Trang 26 - 28)