Tại thời điểm 3, 7, 12 tuần sau khi cắt buồng trứng, tiến hành đánh giá mức độ gây lo âu của mô hình bằng test EPM. Kết quả thu được trên thời gian lưu lại tay hở, số lần đi vào tay hở và tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín theo tuần của các lô chuột thí nghiệm ở test EPM được trình bày trong hình 3.1, hình 3.2 và hình 3.3.
Hình 3.1. Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng trên thời gian lưu lại tay hở
Sham: lô cắt buồng trứng giả OVX: lô cắt buồng trứng
Nhận xét:
Thời gian lưu lại tay hở ở cả 2 lô chuột thí nghiệm đều có xu hướng giảm dần theo thời gian. Tại từng thời điểm đánh giá (tuần 3, tuần 7, tuần 12), thời gian lưu lại tay hở giữa 2 lô khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Tương tự, phân tích ANOVA 2 chiều với phép đo lặp lại cho thấy trong toàn bộ quá trình 12 tuần, thời gian lưu lại tay hở giữa 2 lô khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,177) và yếu tố thời gian ảnh hưởng có ý nghĩa đến chỉ tiêu thời gian lưu lại tay hở của chuột (p = 0,026).
Hình 3.2. Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng trên số lần đi vào tay hở
Sham: lô cắt buồng trứng giả OVX: Lô cắt buồng trứng
Nhận xét:
Số lần đi vào tay hở ở cả 2 lô chuột thí nghiệm đều có xu hướng giảm dần theo thời gian. Tại từng thời điểm đánh giá (tuần 3, tuần 7, tuần 12), số lần đi vào tay hở giữa 2 lô khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, phân tích ANOVA 2 chiều với phép đo lặp lại cho thấy trong toàn bộ quá trình 12 tuần, cắt buồng trứng làm giảm có ý nghĩa số lần đi vào tay hở so với lô chứng (lô Sham) (p = 0,029) và yếu tố thời gian ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu số lần đi vào tay hở của chuột (p = 0,002).
Hình 3.3. Ảnh hưởng của mô hình cắt buồng trứng trên tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín
** p < 0,01 so với lô chứng (Sham) Sham: lô cắt buồng trứng giả OVX: Lô cắt buồng trứng
n = 19 n = 19
Nhận xét:
Tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín ở cả 2 lô chuột thí nghiệm đều có xu hướng giảm dần theo thời. Tại các thời điểm tuần 3 và tuần 7, tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín giữa 2 lô khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tại tuần 12, cắt buồng trứng làm giảm có ý nghĩa tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín so với lô chứng (lô Sham) (p = 0,003)
Tương tự, phân tích ANOVA 2 chiều với phép đo lặp lại cho thấy trong toàn bộ quá trình 12 tuần, cắt buồng trứng làm giảm có ý nghĩa tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín so với lô chứng (lô Sham) (p = 0,030) và yếu tố thời gian ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu số lần đi vào tay hở của chuột (p = 0,000).