Đánh giá khả năng gây lo âu sử dụng test EPM

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng cắt buồng trứng hoặc gây stress cô lập và áp dụng đánh giá tác dụng của l tetrahydropalmatin (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.2. Đánh giá khả năng gây lo âu thực nghiệm trên mô hình nuôi cô lập

3.2.1. Đánh giá khả năng gây lo âu sử dụng test EPM

Tại thời điểm 5 tuần sau khi chuột được nuôi cô lập, tiến hành đánh giá khả năng gây lo âu của mô hình bằng test EPM. Kết quả thu được trên thời gian lưu lại tay hở, số lần đi vào tay hở và tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín của các lô chuột thí nghiệm ở test EPM được trình bày trong hình 3.4 và hình 3.5

Hình 3.4. Ảnh hưởng của nuôi cô lập đến thời gian lưu lại tay hở.

* p < 0,05 so với lô chứng nuôi bầy đàn (n = 10 con/lô) Nhận xét: Mô hình nuôi cô lập làm giảm có ý nghĩa thời gian lưu lại tay hở (p < 0,05) so với lô chứng nuôi bầy đàn. Việc giảm có ý nghĩa tiêu chí này cho thấy dấu hiệu sinh lý của sự căng thẳng. Hơn nữa thời gian lưu lại tay hở là tiêu chí chính phản ánh mức độ lo âu, nên có thể thấy mô hình này bước đầu thể hiện khả năng gây lo âu trên chuột.

Hình 3.5. Ảnh hưởng của nuôi cô lập đến số lần đi vào tay hở và tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín.

* p < 0,05 ** p < 0,01 so với lô chứng nuôi bầy đàn (n = 10 con/lô) Nhận xét: Mô hình nuôi cô lập làm giảm có ý nghĩa số lần đi vào tay hở (p < 0,05) và tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín (p < 0,01) so với lô chứng nuôi bầy đàn. Cùng với chỉ tiêu thời gian lưu lại tay hở, chỉ tiêu số lần đi vào tay hở cũng phản ánh mức độ lo âu của chuột. Tuy nhiên việc làm giảm tổng số lần đi vào tay hở hoặc tay kín (một chỉ tiêu đã từng được sử dụng để đánh giá hoạt động di chuyển của chuột) cho thấy mô hình này có thể ảnh hưởng tới hoạt động tự nhiên của chuột.

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng cắt buồng trứng hoặc gây stress cô lập và áp dụng đánh giá tác dụng của l tetrahydropalmatin (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)