Test môi trường mở (OFT)

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng cắt buồng trứng hoặc gây stress cô lập và áp dụng đánh giá tác dụng của l tetrahydropalmatin (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.6.2. Test môi trường mở (OFT)

Test môi trường mở (open field test, OFT) theo mô tả của Todd [70].

Dụng cụ thí nghiệm

Cho chuột nhắt: Dụng cụ bằng gỗ, hình hộp vuông, bên trong có ốp hợp kim nhôm nhựa (aluminium) màu xám kích thước 60 x 60 x 40 cm (dài x rộng x cao) bên trong sàn phân thành 16 ô vuông nhỏ bằng nhau (4 x 4) và tương ứng với 2 vùng là vùng trung tâm (4 ô nằm giữa) và vùng viền ngoài (12 ô ngoài còn lại) (hình 2.6), cường độ ánh sáng làm thí nghiệm duy trì bằng bóng đèn 60W.

Cho chuột cống: Dụng cụ bằng nhôm, hình hộp vuông, bên trong có ốp hợp kim nhôm nhựa (aluminium) màu xám kích thước 100 x 100 x 60 cm (dài x rộng x cao) bên trong sàn phân thành 16 ô vuông nhỏ bằng nhau (4 x 4) và tương ứng với 2 vùng là vùng trung tâm (4 ô nằm giữa) và vùng viền ngoài (12 ô ngoài còn lại) (hình 2.7), cường độ ánh sáng làm thí nghiệm duy trì bằng bóng đèn 60W.

Phương pháp tiến hành

Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô. Trong các ngày làm thí nghiệm, chuột được đặt nhẹ nhàng vào chính giữa vùng trung tâm hướng về phía 1 cạnh của môi trường mở, sau đó chuột được tự do di chuyển khám phá trong 5 phút. Sử dụng camera

ghi nhận các hoạt động của chuột. Sau khi tiến hành thí nghiệm với mỗi chuột, dụng cụ thí nghiệm được lau sạch bằng khăn tẩm cồn trước khi tiến hành với chuột tiếp theo để tránh lưu giữ mùi. Kết quả được ghi nhận dựa trên phân tích video sau thí nghiệm.

Chỉ tiêu đánh giá:

 Trên hoạt động tự nhiên: Số đường kẻ đi qua (linescore), số lần đứng lên

bằng 2 chân sau của chuột (rearing).

 Trên khả năng khám phá: Số lần vào trung tâm (SLTT), thời gian ở trung

tâm (TGTT).

 Trong đó: chuột được coi là đi qua 1 đường kẻ hay vào vùng trung tâm

khi cả 4 chân của chuột đã đi qua đường kẻ đó và vào vùng trung tâm; chuột được tính là 1 lần đứng lên bằng 2 chân sau khi chuột chuyển từ trạng thái đứng bằng 4 chân sang đứng bằng 2 chân sau (2 chân trước có thể chạm thành hoặc là không).

Chuột được coi là không bị ảnh hưởng tới hoạt động tự nhiên khi không tăng/giảm có ý nghĩa tới các chỉ tiêu đánh giá của mô hình.

Hình 2.7. Test môi trường mở cho chuột cống

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây lo âu thực nghiệm bằng cắt buồng trứng hoặc gây stress cô lập và áp dụng đánh giá tác dụng của l tetrahydropalmatin (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)