Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH công nghiệp spindex hà nội (Trang 28 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

1.2.4.1. Môi trường bên ngoài

*Môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Đối với một doanh nghiệp, các yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nhƣng không phải yếu tố nào cũng liên kết với hoạt động của doanh nghiệp, vì thế, ngƣời ta thƣờng sử dụng mô hình PEST để phân tích môi trƣờng vĩ mô

Mô hình PEST Những yếu tố đó bao gồm:

*Chính trị (Political)

Chính trị có ảnh hƣởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp là điều tất yếu trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trƣờng mở cửa cho cả doanh nghiệp có cơ hội hội nhập. “Hoạt động của các doanh nghiệp nƣớc ta phụ thuộc vào môi trƣờng quốc tế mà trƣớc hết là những thay đổi chính trị thế giới.Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị thế giới là quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khu vực nhƣ vấn đề toàn cầu hóa, hình thành và mở rộng hay phá bỏ các hiệp ƣớc liên minh đa phƣơng và song phƣơng, giải quyết mâu thuẫn cơ bản của thế giới và từng khu vực. Các nhân tố này tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp của mỗi quốc gia nói chung hay các doanh nghiệp nƣớc ta nói riêng. Tuy nhiên, mức độ tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp lại không giống nhau”.Đối với nền kinh tế của mỗi nƣớc, pháp luật có ảnh hƣởng hết sức sâu sắc.Pháp luật đƣợc xây dựng lên nhƣ một khung pháp lý giúp cho việc hoạt động kinh tế của quốc gia đó đƣợc đặt trong một khuôn khổ nhất định. Pháp luật cũng là một công cụ tuyệt vời làm ổn định sự phát triển của nền kinh tế, tránh những trƣờng hợp không có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế cũng nhƣ tình hình chung của mỗi quốc gia. Đối với mỗi doanh nghiệp, luật pháp cũng có những vai trò quan trọng, vừa mở ra doanh nghiệp những cơ hội, vừa tạo ra những giới hạn để tạo đƣợc sự cân bằng cũng nhƣ môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong tổng thể nền kinh tế. “ Môi trƣờng kinh doanh quốc tế và từng khu vực lại phụ thuộc vào luật pháp cà các thông lệ quốc tế. Việt Nam là một thành viên của ASEAN, tham gia vào các thỏa thuận khu vực thƣơng mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA. Các thỏa thuận này vừa tạo nhiều cơ hội mới vừa xuất hiện nhiều nguy cơ, thách thức đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam”.

*Kinh tế (Economic)

- Lãi suất:

Đối với nền kinh tế phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của tín dụng và ngân hàng, khi mà ngƣời tiêu dùng chủ yếu dùng các khoản vay để chi trả cho nhu cầu tiêu dùng của mình thì tỷ lệ lãi suất có ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn cầu của thị trƣờng đối với mặt hàng kinh doanh của thị trƣờng. Bên cạnh đó, tỷ lệ lãi suất còn ảnh hƣởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp, nó quyết định đến việc đầu tƣ, chi phí xây dựng và phát triển doanh nghiệp.Vì vậy, có thể nói rằng tỷ lệ lãi suất là yếu tố quan trọng, nó không chỉ ảnh hƣởng đến các yếu tố khách quan mà còn ảnh hƣởng đến các yếu tố chủ quan trong sự phát triển doanh nghiệp.

- Tỷ giá hối đoái:

Đối với những doanh nghiệp có mặt hàng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, yếu tố tỷ giá hối đoái sẽ tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của mặt hàng đó trên thị trƣờng quốc tế.

- Lạm phát:

Yếu tố lạm phát có ảnh hƣởng lớn đến các doanh nghiệp, các quyết định đầu tƣ của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát quá cao thì hoạt động đầu tƣ sẽ là may rủi và nhƣ vậy các doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tƣ kinh tế, dẫn tới suy thoái.

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế:

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế có ảnh hƣởng lớn tới doanh nghiệp, trƣớc hết doanh nghiệp sẽ lựa chọn nền kinh tế có tỷ lệ tăng trƣởng cao và bền vững để đầu tƣ thì sẽ dễ dàng có đƣợc tỷ lệ lợi nhuận cao và có đƣợc sự ổn định cần thiết.

- Các yếu tố khác: Quan hệ giao lƣu quốc tế, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tài chính tiền tệ.

Yếu tố xã hội bao gồm cả yếu tố về văn hóa và con ngƣời. Sự thay đổi trong văn hóa cũng nhƣ sự thay đổi trong yếu tố con ngƣời sẽ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, doanh nghiệp hoạt động là để phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời, vì vậy mà để có những sự chuẩn bị tốt nhất cho việc kinh doanh thì chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp phải đƣợc xây dựng xuất phát từ sự nghiên cứu về yếu tố xã hội của môi trƣờng vĩ mô.

*Công nghệ( Technological)

Khi công nghệ đang ngày càng phát triển và “dấn sân” nhiều hơn vào các quy trình từ sản xuất đến đƣa sản phẩm ra thị trƣờng. chính vì điều đó mà yếu tố công nghệ vô cùng quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp hiểu đƣợc cách thức làm thế nào để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, không bị lỗi thời trƣớc các yêu cầu đó, có sức cạnh tranh mạnh hơn.

Một xã hội phát triển kéo theo đó là hậu quả “đào thải” những doanh nghiệp không biết tiếp thu cái mới, không biết đổi mới mình theo sự phát triển của xã hội. Nếu nhƣ so sánh nền kinh tế của 5 năm trƣớc và hiện nay, có thể thấy đƣợc sự thay đổi rõ rệt.Công nghệ, với những ƣu điểm vƣợt bậc của nó, đã giúp cho doanh nghiệp quảng bá rộng rãi hình ảnh của mình, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng để từ đó có những đổi mới giúp cho mình phát triển, bƣớc những bƣớc vững chắc trên thị trƣờng. Có thể nói, qua nhiều năm, yếu tố công nghệ đóng vai trò cực kì quan trọng trên thị trƣờng, nó là yếu tố mà không một doanh nghiệp nào đƣợc bỏ sót khi nghiên cứu môi trƣờng vĩ mô để lập ra chiến lƣợc kinh doanh cho riêng mình.

1.2.4.2. Môi trường bên trong *Môi trường ngành

Một ngành sản xuất hẹp hay ngành kinh tế kỹ thuật bao gồm nhiều doanh nghiệp có thể đƣa ra sản phẩm dịch vụ giống nhau hoặc tƣơng tự nhau,

những sản phẩm có thể thay thế đƣợc cho nhau. Trong cùng một ngành sản xuất đó, có thể xuất hiện nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh. Những mặt hàng này đôi khi chỉ là khác nhau về màu sắc, mẫu mã còn về chất lƣợng sản phẩm thì hoàn toàn giống nhau, cùng phục vụ một nhu cầu nhất định của con ngƣời. Chẳng hạn nhƣ cùng là ngành sản xuất bánh kẹo, nhƣng trên thị trƣờng có rất nhiều các công ty sản xuất và kinh doanh bánh kẹo nhƣ Hải Châu, Hải Hà,…Nhƣ vậy, để có đƣợc sức mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng, các doanh nghiệp phải xây dựng những chiến lƣợc kinh doanh để thu hút khách hàng, dành đƣợc thị trƣờng. Đó là nhiệm vụ khó của nhà chiến lƣợc. Việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa trên sự phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trƣờng ngành để xác định cơ hội cũng nhƣ những thử thách àm doanh nghiệp sẽ gặp phải để có nhƣng biện pháp đối phó kịp thời.

Để phân tích môi trƣờng ngành, ngƣời ta thƣờng sử dụng mô hình 5 áp lực của M.E.Porter

“Lập luận của Porter là mỗi tác động ngày càng lớn của những lực đó có thể coi là một sƣ đe dọa khi mà nó làm giảm lợi nhuận. Một tác động cạnh tranh yếu có thể là cơ hội khi nó cho pháp công ty kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận”.

Cạnh tranh tiềm năng Sức ép của ngƣời mua Các doanh nghiệp trong ngành Sức ép của nhà cung cấp Cạnh tranh của các sản phẩm thay thế

 Đối thủ tiềm ẩn

Nói đến đối thủ tiềm ẩn, ta nhắc đến những doanh nghiệp có thể sẽ xuất hiện trên thị trƣờng trong thời gian tới và có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh trnah trong cùng ngành với doanh nghiệp.Điều đó đã ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.Vì vậy, doanh nghiệp cần làm rõ những khó khăn khi một đối thủ để một đối thủ khó có thể xâm nhập vào thị trƣờng.những trở ngại đó cần phải đƣợc doanh nghiệp chú trọng bởi nó sẽ là cách thức làm giảm bớt đối thủ của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Những yếu tố đó bao gồm:

- Sự ƣa chuộng của sản phẩm công ty

Đó là sự ƣa thích của ngƣời mua đối với sản phẩm của các công ty hiện đang hoạt động trong ngành, những công ty này có thể thiết lập nên sự ƣa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm của mình bằng cách quảng cáo, bán hàng,…Nhƣ vậy, sự ƣa chuộng sản phẩm làm giảm bớt sự đe dọa thâm nhập vào ngành của các đối thủ tiềm ẩn, làm cho họ thấy rằng phá vỡ sự ƣa chuộng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp là công việc nhiều khó khăn và tốn kém.

- Các ƣu thế về chi phí thấp

Chi phí là khó khăn lớn của bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt là những doanh nghiệp mới trong ngành.Vì vậy, những lợi thế về chi phí sẽ là cơ hội để doanh nghiệp làm hạn chế sự gia tăng của các đối thủ tiềm ẩn.Doanh nghiệp, với kinh nghiệp, quy mô sản xuất, sự vững chãi trong kinh doanh trong quản lí đã giúp doanh nghiệp hạn chế đƣợc những chi phí của mình và phát triển tốt hơn những doanh nghiệp mới.

 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành khác những thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng giống nhƣ sản phẩm trong ngành, những công ty này thƣờng cạnh tranh gián tiếp với nhau.

Khách hàng của doanh nghiệp là những ngƣời có nhu cầu về mặt hàng doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.Đối với doanh nghiệp, khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng.Khách hàng là thị trƣờng của doanh nghiệp.Số lƣợng, kết cấu khách hàng, quy mô nhu cầu, động cơ mua hàng, thị yếu, yêu cầu của họ là các yếu tố cần đƣợc tính đến trong quá trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh.Để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải có những chiến lƣợc thật hoàn chỉnh để luôn luôn đáp ứng đƣợc những mong muốn của khách hàng.Có làm đƣợc nhƣ vậy, thì việc kinh doanh của doanh nghiệp mới trở nên bền vững.

 Sức ép của ngƣời cung cấp

Các nhà cung ứng là lực lƣợng có ảnh hƣởng tới doanh nghiệp và đƣợc coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả năng tăng giá bán hoặc thay đổi chất lƣợng các sản phẩm đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Thông thƣờng áp lực từ phía nhà cung cấp phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau:

- Thứ nhất, số lƣợng doanh nghiệp cung cấp là ít hay duy nhất chỉ là một mà không có sản phẩm thay thế thì bất lợi thuộc về doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác hoặc sản phẩm thay thế. Nếu số lƣợng doanh nghiệp là nhiều thì áp lực này giảm. Điều này ngƣợc lại với phần khách hàng. Ví dụ: công ty cung cấp điện là một doanh nghiệp mà điện là sản phẩm rất khó thay thế thì bất lợi thuộc về khách hàng.

- Thứ hai, vai trò của yếu tố vật tƣ của nhà cung cấp đối với hoạt động sản xuất xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vật tƣ đó chiếm giữ vai trò quan trọng thì áp lực từ phía nhà cung cấp là đáng kể, ngƣợc lại thì nó sẽ trở lên thông thƣờng nếu doanh nghiệp thay thế bằng mặt hàng khác đƣợc. Ví dụ: Trong cả một máy ép nhựa toàn bộ các chi tiết thô có thể đặt hàng ở nhiều nơi nhƣ trục ép….vv.

- Thứ ba, chiến lƣợc liên kết dọc của các nhà cung ứng, các nhà cung ứng muốn khép kín sản xuất bằng cách thôn tính các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thì có thể gây áp lực đối với doanh nghiệp đó.

- Thứ tƣ, sự khác biệt của đầu vào

Nếu các doanh nghiệp trong một ngành phụ thuộc vào một yếu tố đầu vào do những ngƣời cung ứng lẻ sản xuất ra thì những ngƣời cung ứng này sẽ tƣơng đối mạnh.

- Thứ năm, chi phí của việc chuyển sang ngƣời cung ứng khác

Nếu chi phí này cao thì ngƣời cung ứng có thể tƣơng đối mạnh vì doanh nghiệp phải chịu chi phí khi chuyển sang ngƣời cung ứng khác.

- Thứ sáu, sự sẵn có của các đầu vào thay thế

Nếu các đầu vào thay thế là sẵn có thì sức mạnh của ngƣời cung ứng giảm. - Thứ bảy, sự tập trung của ngƣời cung ứng

Mức độ tập trung hóa cao giữa những ngƣời cung ứng sẽ có xu hƣớng tạo cho cho họ sức mạnh, đặc biệt là những ngƣời cung ứng tập trung hơn ngƣời mua.

Chi phí tƣơng đối so với tổng chi phí mua của ngành

Nếu chi phí của đầu vào mua từ một ngƣời cung ứng cụ thể là một phần quan trọng của tổng chi phí của ngành thì ngƣời cung ứng sẽ thấy doanh nghiệp khó có thể mua chịu đƣợc.

- Thứ tám, ảnh hƣởng của đầu vào đến chi phí hoặc sự khác biệt của sản phẩm.

Nếu số lƣợng đầu vào hoặc chi phí của nó là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của một ngành thì những ngƣời cung ứng sẽ có sức mạnh mặc cả đáng kể”.

 Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nội bộ ngành

Vấn đề cạnh tranh là vấn đề luôn đƣợc các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, bởi lẽ không chỉ có khách hàng mới là tác nhân ảnh hƣởng đến việc

kinh doanh của doanh nghiệp, mà các đối thủ cạnh tranh cũng là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh yếu thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng giá và kiếm đƣợc nhiều lợi nhuận hơn và doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lƣợc bành trƣớng thế lực. Ngƣợc lại khi các đối thủ cạnh tranh mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể và tốt nhất là duy trì sự ổn định tránh xảy ra chiến tranh giá cả. Mức độ cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc chủ yếu vào một số yếu tố: cơ cấu cạnh tranh của ngành, mức độ tăng của nhu cầu đối với sản phẩm,…

Trong một ngành, nếu nhƣ ngành đó có mức độ tăng trƣởng cao sẽ kéo theo sự gia nhập của các doanh nghiệp mới vào ngành. Điều này sẽ khiến cho việc cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ ngày càng khó hơn.Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp mà những ngƣời xây dựng chiến lƣợc phải nghiên cứu kỹ, bởi với những ngành càng phát thì việc các daonh nghiệp mới gia nhập ngày càng nhiều.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành thƣờng chịu sự tác động của 3 yếu tố tổng hợp:

- Cơ cấu ngành:

Cơ cấu ngành là sự phân bổ các doanh nghiệp trong ngành về số lƣợng và cả quy mô. Cơ cấu ngành có hai loại chính: cơ cấu phân tán và cơ cấu hợp nhất. Đối với cơ cấu ngành dạng phân tán, có sự đa dạng về loại hình các công ty lớn, vừa và nhỏ và không có công ty nào chi phối toàn ngành.Đối với hình thức ngành hợp nhất, chỉ một số ít công ty hoạt động trong ngành hoặc chỉ có một công ty độc quyền duy nhất.Trong hệ thống ngành hợp nhất này, hoạt động của công ty sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới mức lợi nhuận của các công ty khác trong ngành, và điều này dẫn đến yếu tố cạnh tranh vô cùng gay gắt giữ các công ty.

Mức độ của cầu là yếu tố chủ yếu tác động mạnh đến sự cạnh tranh. Tăng nhu cầu là cơ hội cho các công ty mở rộng sản xuất, làm giảm đi sự cạnh tranh. Khi nhu cầu tăng các công ty có thể mở rộng sản xuất, tăng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH công nghiệp spindex hà nội (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)