1.3.1 Chiều cao cây
Theo Bùi Chí Bửu và ctv, (1992) kết luận có ít nhất năm nhóm gen điều khiển tính trạng chiều cao của cây lúa. Chiều cao của cây lúa đƣợc kiểm soat bởi đa gen và chịu ảnh hƣởng của hoạt động cộng tính (Kailaimani và ctv, 1987).
Theo Jennings và ctv, (1979), thì cho rằng hơn bất cứ đặc tính nào khác, chiều cao và độ cứng của thân rạ là hai yếu tố quyết định đến tính đổ ngã. Nếu thân rạ thấp và cứng thì lúa sẽ ít đỗ ngã. Ngƣợc lại, thân rạ cao và ốm yếu thì dễ đổ ngã sớm, làm rối bộ lá, tăng hiện tƣợng rợp bóng, cản trở sự chuyển vị các dƣỡng liệu và các chất quang hợp làm cho hạt bị lép dẫn đến năng suất thấp. Tuy nhiên, không phải tất cả các cây lúa thân ngắn đều cứng rạ, nó còn phụ thuộc vào các đặc tính nhƣ: đƣờng kính thân, độ dày thân rạ, mức độ bẹ lá ôm lấy các lóng,...
Thân cây lúa dày hơn thì có nhiều bó mạch hơn, nó sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tốt hơn. Cải thiện hình dạng cây nhằm tạo điều kiện cho chúng tiêu thụ một khối lƣợng dinh dƣỡng khá lớn trong đất để đạt năng suất cao (Clackson và Hanson, 1980).
1.3.2 Số bông/buội
Mức trội cao đƣợc ghi nhận rõ ràng đối với tính trạng số bông/buội ở bộ giống lúa cao sản ( Nguyễn Thị Lang, 1994). Tuy nhiên, nó còn chịu ảnh
hƣởng lớn của kỹ thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh (chế độ phân bón, nƣớc tƣới, mật độ sạ hoặc cấy, nhiệt độ, ánh sáng,...).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv, (1997) trong bốn yếu tố tạo nên năng suất thì số bông/buội là yếu tố có tính quyết định nhất và sớm nhất. Nó có thể đóng góp 74% năng suất, còn lại 26% là số hạt và trọng lƣợng hạt. Nó mang đặc tính di truyền định lƣợng và di truyền độc lập với nhiều đặc tính quan trọng khác.
Nguyễn Đình Giao và ctv, (1997) đã khẳng định, số bông có quan hệ nghịch với số hạt trên bông và trọng lƣợng hạt. Nên khi tăng mật độ, số bông trên đơn vị diện tích sẽ tăng nhƣng số hạt trên bông và trọng lƣợng hạt sẽ giảm. Nếu mật độ quá dày cũng dẫn đến việc đầu tƣ phân bón tăng và tăng sâu bệnh.
Hiện nay, một số giống lúa cải tiến có khả năng đẻ nhánh mạnh (20-25 nhánh/buội) trong điều kiện đầy đủ dinh dƣỡng nhƣng chỉ khoảng 14-15 nhánh cho bông hữu hiệu.
1.3.3 Chiều dài bông
Cây lúa có chiều dài bông thay đổi tùy theo giống, vùng đất và kỹ thuật canh tác. Chiều dài bông góp phần tăng năng suất. Theo Seeter et al, (1994) qua kết quả phân tích mô hình INTERCOM ngƣời ta dự báo rằng: Quang hợp có thể gia tăng 25-40% nếu chiều dài của bông lúa trong quần thể thấp hơn 40% chiều cao của tán lá.
Theo Syakudo (1985) đƣợc trích dẫn bởi Nguyễn Thị Mỹ Phƣơng (2006), tính trạng chiều dài bông do 6 gen kiểm soát và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
1.3.4 Số hạt chắc/bông
Đặc tính số hạt chắc/bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trƣờng. Số hạt chắc/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và số gié hoa không phân hóa
Nguyễn Ngọc Đệ (1998) cho rằng, lúa sạ có trung bình từ 80-100 hạt/bông và 100-120 hạt/bông đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trên cùng một cây lúa, những bông chính thƣờng có nhiều hạt, những bông phụ phát triển sau nên ít hạt hơn.
Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dự (2000), hoạt động của gen không cộng tính chiếm ƣu thế trong sự điều khiển tính trạng số hạt chắc/bông. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lí của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh mà tỷ lệ hạt chắc cao hay thấp.
1.3.5 Phần trăm hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kì phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc và đặc biệt quan trọng nhất là thời kì phân bào giảm nhiễm, trổ bông,
phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Đặc tính sinh lí của cây lúa, điều kiện ngoại cảnh và số hạt/bông cũng ảnh hƣởng đến tỷ lệ hạt chắc/bông. Số chắc/bông quá nhiều dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc > 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
1.3.6 Khối lƣợng 1000 hạt
Theo Kailaimani et al. (1987), gen điều khiển tính trạng trọng lƣợng 1000 hạt ở mức độ trội hoàn toàn hay trội từng phần.
Đặc tính của khối lƣợng 1000 hạt ít chịu tác động của điều kiện môi trƣờng và có hệ số di truyền cao. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào giống. Khối lƣợng 1000 hạt của một giống giữ ổn định, không có nghĩa là khối lƣợng của từng hạt là nhƣ nhau, chúng thay đổi trong một giới hạn nhất định nhƣng giá trị trung bình thì luôn ổn định. Khối lƣợng hạt do hai yếu tố cấu thành, khối lƣợng vỏ trấu chiếm 20% và khối lƣợng hạt gạo chiếm 80% (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997).
Vì vậy, cần chọn tạo ra những giống có khối lƣợng hạt cao để tăng năng suất. Tuy nhiên, cũng không nên chọn hạt quá to vì hạt to thƣờng kéo theo bạc bụng nhiều, giá trị xuất khẩu sẽ thấp.