Đánh giá tổng quát, đặc tính nông học và thành phần năng suất

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dõng lúa chống chịu mặn vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 45)

3.2.1 Quá trình sinh trƣởng của cây lúa

Sức sống của mạ

Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, qua quan sát quần thể mạ trƣớc khi nhổ cấy thì đa số các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có sức sống của mạ mạnh, mạ có khả năng sinh trƣởng tốt, lá xanh và nhiều cây còn có hơn 1 dảnh.

Điều này cho thấy, trong giai đoạn làm mạ sân nếu sử dụng nguyên liệu làm nền gieo tốt, tỷ lệ nguyên liệu hợp lý cũng nhƣ cách thức thực hiện từ quá trình gieo đến khi đem mạ đi cấy thật cẩn thận và hợp lý thì cũng xem nhƣ đã góp 1 phần vào quá trình phát triển tốt của cây lúa sau này.

Độ dài giai đoạn trỗ và thoát cổ bông

Trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm, đa số các giống/dòng lúa đều có thời gian trổ tập trung, trong cùng một giống/dòng thì độ dài giai đoạn trổ cách nhau không quá 3 ngày. Đối với giống số 4 và 5 thì khoảng 40 ngày sau khi cấy đã có hiện tƣợng bắt đầu trổ lát đát. Khả năng thoát cổ bông của 5 giống lúa đƣợc xem nhƣ thoát tốt (cấp 1). Nguyên nhân là do trong quá trình trồng, khâu chăm sóc đƣợc thực hiện khá tốt theo quy trình canh tác cũng nhƣ sử dụng hóa chất hợp lý khi cần thiết.

Độ cứng cây và tàn lá

Theo quá trình quan sát của 5 giống/dòng thí nghiệm, các giống lúa đều có khả năng chống chịu đổ ngã cao, điều này cho thấy độ cứng cây của bộ giống/dòng lúa tốt, thuộc cấp 1. Đây là một đặc tính tốt giúp cho việc thu hoạch đƣợc thuận lợi và hạn chế đƣợc sự hao hụt về năng suất. Các giống/dòng lúa này có độ cứng cây tốt, không bị đổ ngã có thể do các giống/dòng lúa này có chiều cao cây biến thiên từ thấp đến trung bình và có thân rạ cứng hoặc do trong quá trình canh tác đã áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự đổ ngã nhƣ: Cấy thƣa, bón phân cân đối và chế độ nƣớc thích hợp. Bên cạnh đó thì độ tàn lá của cây chỉ đạt cấp trung bình, các lá trên chuyển sang màu vàng khi chín. Điều này thì tốt cho sự quang hợp để hình thành tinh bột trong hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Độ thuần trên đồng ruộng

Theo khảo sát, các giống/dòng lúa thí nghiệm ở các lần lặp lại đều tƣơng đƣơng với nhau về thời gian sinh trƣởng, chiều cao cây, dạng lá cũng nhƣ dạng

thân trong cùng một giống. Do đó các giống/dòng lúa thí nghiệm đƣợc đánh giá là thuần về mặt đồng ruộng.

Việc đánh giá độ thuần đƣợc thực hiện sau khi loại bỏ những cây không thuộc hàng đã cấy ban đầu (30 ngày sau khi cấy).

Bảng 3.3 Các giai đoạn sinh trƣởng của 5 giống/dòng lúa thì nghiệm vụ Đông- Xuân 2012- 2013 tại huyện Châu Thành ,tỉnh Long An

T T Giống/dòng Sức sống của mạ (cấp) Độ dài giai đoạn trổ (cấp) Độ thuận đồng ruộng (cấp) Độ thoát cổ bông (cấp) Độ cứng cây (cấp) Độ tàn cây (cấp) 1 CTUS4 1 1 1 1 1 5 2 CTUS5 1 1 1 1 1 5 3 OM4900 1 1 1 1 1 5 4 BN2 1 1 1 1 1 5 5 OM5629XTP6 1 1 1 1 1 5

3.2.2 Tình hình dịch hai trên ruộng thí nghiệm

Trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm, đa số các giống/dòng lúa thí nghiệm đều chịu sự gây hại của nhiều loại dịch hại nhƣ đạo ôn, bạc lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá,...

Tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh cũng nhƣ gây hại của các loại dịch bệnh là không đáng kể và không ảnh hƣởng đến năng suất trên các nghiệm thức. Nguyên nhân là do thƣờng xuyên thăm đồng và luôn thực hiện theo đúng qui trình canh tác, sử dụng thuốc hóa học để phòng ngừa khi quan sát thấy có sự xuất hiện của dịch bệnh trên ruộng thí nghiệm.

Theo thang điểm đánh giá của IRRI (1988) từ Bảng 3.4 cho thấy các giống/dòng lúa thí nghiệm vào giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa đẻ nhánh thể hiện tính kháng đạo ôn lá cấp 1. Các giống/dòng nhƣ CTUS4, CTUS5, BN2 và OM5629 X TP6 trong giai đoạn lúa vào chắc thì biểu hiện tính kháng đạo ôn cổ, tuy nhiên chỉ có giống đối chứng OM4900 là có tính kháng cấp 1 tất cả các giống/dòng lúa thí nghiệm đều không bị ảnh hƣởng bởi rầy nâu, khô vằn, đốm nâu cũng nhƣ sâu cuốn lá, nhƣng bên cạnh đó thì biểu hiện tính kháng đối với bệnh bạc lá và sâu đục thân nhỏ hơn 1% ở cấp 1.

Bảng 3.4 Tình hình dịch hại xuất hiện trên 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ Đông- Xuân 2012- 2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An

T T

Giống/dòng Đạo ôn Bạc lá (cấp) Khô vằn (cấp) Đốm vằn (cấp)

Sâu hại Rầy nâu (cấp) Lá (cấp) Cổ bông (cấp) Cuốn lá (cấp) Đục thân (cấp) 1 CTUS4 0 0 1 0 0 0 1 0 2 CTUS5 0 0 1 0 0 0 1 0 3 OM4900 1 1 1 0 0 0 1 0 4 BN2 0 0 1 0 0 0 1 0 5 OM5629XTP6 0 0 1 0 0 0 1 0 3.2.3 Chỉ tiêu nông học

Thời gian sinh trưởng

Theo kết quả Bảng 3.6 cho thấy thời gian sinh trƣởng của 5 giống/dòng lúa biến thiên từ 90- 104 ngày. Giống/dòng BN2 và OM5629XTP6 là hai giống thuộc nhóm có thời gian sinh trƣởng là 90 ngày, còn các giống/dòng còn lại nhƣ CTUS4, CTUS5 và giống đối chứng OM4900 thì có thời gian sinh trƣởng là 104 ngày. Các giống/dòng lúa này thuộc nhóm ngắn ngày (A1), có thời gian sinh trƣởng ngắn nên giúp cho bà con nông dân có thể chủ động đƣợc thời vụ mỗi khi xuống giống.

Theo IRRI (1963) thời gian cây lúa ở ngoài đồng ngắn sẽ giảm đƣợc sự phá hoại của côn trùng, nấm bệnh và điều kiện bất lợi của thời tiết nên thuận lợi cho việc tăng năng suất đối với các giống/dòng lúa thí nghiệm.

Tuy nhiên nếu thời gian sinh trƣởng quá ngắn thì cây lúa sẽ không đủ thời gian để tích lũy vật chất cần thiết cho quá trình sinh trƣởng sinh dƣỡng và sinh dục của cây lúa, nên từ đó không thể cho năng suất cao đƣợc, thời gian sinh trƣởng của các giống thay đổi tùy theo vùng (Yoshida, 1976).

Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự hình thành số bông, còn thời kỳ sinh trƣởng sinh thực thì quyết định đến sự hình thành số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lƣợng 1000 hạt.

Chiều cao cây

Theo kết quả trình bày trong Bảng 3.6 chiều cao cây đƣợc nghi nhận vào thời điểm cây lúa có chiều cao tối đa (giai đoạn lúa trổ bông). Ta thấy chiều cao cây của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm biến động trong khoảng 89- 105 cm. Chiều cao cây của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Trong đó, các giống/dòng lúa CTUS4 (92 cm), CTUS5 (89 cm) và giống BN2 (90 cm) có chiều cao tƣơng đối thấp hơn giống đối chứng. Giống đối chứng OM4900 (105 cm) và giống lúa lai OM5629 x TP6 (98 cm), hai giống này có chiều cao tƣơng đƣơng nhau. Trong 5 giống/dòng khảo nghiệm

thì giống đối chứng là có chiều cao hơn hẳng các giống còn lại, kế đến là OM5629 x TP6.

Thân cây lúa cao không phải là đặc tính lý tƣởng cho năng suất cao, vì thân cao thƣờng dễ dẫn đến đổ ngã trong mùa mƣa, gió. Điều này cũng tƣơng tự với nhận định của Jenning et al., (1979), thân cây mạ thấp, cứng quyết định tính kháng đổ ngã của cây lúa và lúa cao sản ngắn ngày thì có chiều cao thích hợp từ 80- 100 cm. Nhìn chung, chiều cao của các giống/dòng lúa thí nghiệm thích hợp với điều kiện canh tác của vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiều dài bông

Qua phân tích, ở Bảng 3.6 cho thấy các giống/dòng lúa có chiều dài bông biến thiên trong khoảng 22,8- 24,7 cm và không khác biệt so với giống đối chứng. Trung bình chiều dài bông lúa của bộ giống thí nghiệm là khoảng 23,4 cm, trong đó giống CTUS5 lại là giống có chiều dài bông dài nhất (24,7 cm) và ngắn nhất là giống BN2 (22,8 cm). Chiều dài bông của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.Qua khảo nghiệm cho thấy thực tế chiều dài bông cũng không quyết định nhiều đến năng suất của lúa.

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu nông học của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ Đông- Xuân 2012- 2013 ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An

STT Giống TGST Cao cây Dài bông

1 CTUS4 104 92b 23,8abc 2 CTUS5 104 89b 24,7a 3 OM4900 104 105a 24,6ab 4 BN2 90 90b 22,8c 5 OM5629XTP6 90 98ab 23,4bc F * * CV (%) 5,34 2,77

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *= khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%

3.2.4 Thành phần năng suất

Số bông/m2

Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy số bông /m2

của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng 184- 248 bông/m2. Trong đó, giống đối chứng OM4900 có số bông/m2

thấp nhất (184 bông/m2), các giống còn lại tƣơng đối cao nhƣ CTUS4 (248 bông/m2

), CTUS5 (238 bông/m2), BN2 (238 bông/m2) và giống lúa lai OM5629 x TP6 (206 bông/m2). Số bông/m2

của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), cho rằng số bông/m2 là yếu tố quan trọng trong việc gia tăng năng suất, nó có thể đóng góp đến 74% năng suất, trong khi số hạt chỉ đóng góp khoảng 26% năng suất. Tuy nhiên, số bông/m2 còn phụ thuộc vào mật độ sạ, khả năng mọc chồi của cây lúa. Ngoài ra, nó còn

phụ thuộc vào các yếu tố khác nhƣ giống, kỹ thuật canh tác, môi trƣờng đất, mùa vụ và thời tiết.

Số hạt chắc/bông

Kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy, số hạt chắc/bông của giống/dòng đối chứng OM4900 (123 hạt chắc/bông) là cao nhất và thấp nhất là giống/dòng BN2 (82 hạt chắc/bông), CTUS4 (109 hạt chắc/bông), CTUS5 (86 hạt chắc/bông) và OM5629 x TP6 (94 hạt chắc/bông). Số hạt chắc/bông của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên không lớn lắm giữa các giống/dòng từ 82- 123 hạt chắc/bông. Hầu hết các giống/dòng có số hạt chắc/bông cao đều cho năng suất cao

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), đối với lúa cấy có trung bình 100- 120 hạt chắc/bông là tốt nhất trong điều kiện ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc tính số hạt chắc/bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trƣờng. Số hạt chắc/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và gié hoa không phân hóa (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997). Do đó, số hạt chắc/bông là yếu tố quan trọng trong việc gia tăng năng suất cho nên chúng ta cần phải chú ý đến yếu tố điều kiện môi trƣờng, kỹ thuật canh tác để đảm bảo số hạt chắc/bông đạt tỷ lệ cao.

Tỷ lệ hạt chắc/bông

Kết quả từ Bảng 3.7 cho thấy, tỷ lệ hạt chắc 5 giống/dòng lúa thí nghiệm dao động trong khoảng 56,59- 79,87%, trong đó vƣợt trội nhất là giống/dòng CTUS4 (79,87%) góp phần cho năng suất cao và thấp nhất là giống/dòng lúa lai OM5629 x TP6 (56,59%). Phần lớn các giống/dòng còn lại có tỷ lệ hạt chắc/bông khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% so với giống/dòng đối chứng OM4900 (78,04%).

Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), tỷ lệ hạt chắc cao là một yếu tố quan trọng để đạt đƣợc năng suất cao. Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hạt chắc/bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và còn chịu ảnh hƣởng của điều kiện ngoại cảnh nhƣ điều kiện canh tác, môi trƣờng đất, sâu bệnh hại. Số hạt chắc/bông nhiều dẫn đến tỷ lệ hạt chắc/bông thấp. Tỷ lệ hạt chắc/bông đạt trên 80% đƣợc coi là lý tƣởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Trọng lượng 1.000 hạt

Theo kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy, có hai giống/dòng BN2 (24,18g) và OM5629 x TP6 (24,58g) có trọng lƣợng 1.000 hạt tƣơng đƣơng với giống đối chứng OM4900 (24,65g) và tƣơng đối cao hơn hai giống/dòng còn lại CTUS4 (22,87g), CTUS5 (20,39g). Trọng lƣợng 1000 hạt của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Tính trạng trọng lƣợng 1.000 hạt có hệ số di truyền cao và ít chịu tác động của môi trƣờng. Theo Nguyễn Ngọc

Đệ (1998), cho thấy trọng lƣợng 1.000 hạt thƣờng trong khoảng từ 20- 30g. Sự kết hợp giữa số hạt/m2 và trọng lƣợng 1.000 hạt đóng góp vào năng suất lúa 78,5%. Điều này cho thấy sự kết hợp số hạt chắc/bông, số bông/m2 và trọng lƣợng 1.000 hạt đóng vai trò quan trọng để gia tăng năng suất. Chính vì vậy, cần chọn ra giống/dòng lúa có trọng lƣợng 1.000 hạt cao để tăng năng suất. Tuy nhiên, những giống/dòng có hạt quá to thƣờng kéo theo bạc bụng nhiều làm giảm giá trị xuất khẩu.

Bảng 3.6 các thành phần năng suất của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ Đông- Xuân 2012- 2013 ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An

TT Giống/dòng Bông/m2 Chắc/bông Tỷ lệ chắc/bông (%) TL 1000 hạt (g) 1 CTUS4 248a 109 79,87a 22,87b 2 CTUS5 238ab 86 69,58ab 20,39c 3 OM4900 184c 123 78,04a 24,65a 4 BN2 238ab 82 57,41b 24,18a 5 OM5629XTP6 206bc 94 56,59b 24,58a F * ns * * CV (%) 8,04 15,76 10,22 2,39

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *= khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%

3.2.5 Năng suất thực tế, năng suất lý thuyết Năng suất thực tế Năng suất thực tế

Năng suất là sự hợp thành của nhiều yếu tố, để có năng suất cao đòi hỏi các yếu tố cấu thành năng suất phải tốt. Kết quả trình bày ở Bảng 3.8 cho thấy, năng suất thực tế của 5 giống/dòng biến thiên trong khoảng từ 3,67- 4,63 tấn/ha. Trong đó, năng suất thực tế của giống/dòng của CTUS4 (4,63 tấn/ha) khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng OM4900 (4,17 tấn/ha), CTUS5 (3,85 tấn/ha), BN2 (3,87 tấn/ha) và OM5629 x TP6 (3,67 tấn/ha).

Năng suất lý thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả Bảng 3.8 cho thấy, năng suất lý thuyết của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng từ 4,16- 6,17 tấn/ha và không khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê. Các giống/dòng CTUS5 (4,16 tấn/ha), BN2 (4,75 tấn/ha), OM5629 x TP6 (4,82 tấn/ha), OM4900 (5,62 tấn/ha) và CTUS4 (6,17 tấn/ha).

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy để có đƣợc năng suất cao, cây lúa cần có số bông/m2

vừa phải, tăng số hạt chắc/bông trên đơn vị diện tích là biện pháp tăng năng suất tốt hơn khi gia tăng số bông/m2

Bảng 3.7 năng suất thực tế và năng suất lý thuyết của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ Đông- Xuân 2012- 2013 ở huyện Châu Thành, tỉnh Long An

STT Giống/dòng NSTT (tấn/ha) NSLT (tấn/ha)

1 CTUS4 4,63 6,17 2 CTUS5 3,85 4,16 3 OM4900 4,17 5,62 4 BN2 3,87 4,75 5 OM5629XTP6 3,67 4,82 F ns ns CV (%) 13,71 18,43

Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, *= khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%

3.3 Đánh giá phẩm chất gạo

3.3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo

Kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy, đa phần các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có chiều dài hạt gạo dài hơn 7 mm nhƣ OM4900 (7,3 mm), BN2 (7,4 mm) và OM5629 x TP6 (7,4 mm), hai giống/dòng còn lại thì có chiều dài hạt gạo biến thiên từ 6,23 mm đến 7 mm. Tỷ lệ dài/rộng của bộ giống lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng từ 2,8 mm- 3,7 mm. Trong 5 giống/dòng lúa thì OM5629XTP6 (3,7mm) có tỷ lệ dài trên rộng lớn nhất, kế đến là OM4900 (3,4mm) và BN2 (3,4mm) có tỷ lệ bằng nhau, CTUS4 (3,2mm) thì có tỷ lệ tƣơng đối, ngắn nhất là giống CTUS5 (2,8mm). Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Chiều dài và hình dạng hạt gạo là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia. Chiều dài hạt gạo trên thị trƣờng quốc tế hiện nay là  7 mm đối với yêu cầu hạt gạo dài (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

Bảng 3.8 Chiều dài và dạng hạt của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ Đông- Xuân 2012- 2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An

TT Giống/dòng Rộng hạt Chiều dài hạt gạo Dạng hạt

Dài (mm) Phân dạng D/R Phân dạng 1 CTUS4 2,2ab 7,0b Dài 3,2c Thon dài 2 CTUS5 2,2a 6,2c Trung bình 2,8d Trung bình 3 OM4900 2,1bc 7,3a Dài 3,4b Thon dài 4 BN2 2,1c 7,4a Dài 3,4b Thon dài

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dõng lúa chống chịu mặn vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 45)