Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dõng lúa chống chịu mặn vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 32 - 34)

Thời gian: Vụ Đông- Xuân (2012- 2013) từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

Địa điểm: Thí nghiệm thực hiện tại hộ ông Lê Văn Bƣờng thuộc ấp Xuân Hòa 2, xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Sau khi thu hoạch mẫu đƣợc lấy mang về và tiến hành phân tích các chỉ tiêu nông học và phẩm chất gạo tại phòng thí nghiệm Di Truyền- Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trƣờng Đại Học Cần Thơ cung cấp.

2.1.2 Vật liệu

Bộ giống lúa

Gồm 5 giống/dòng, lúa do phòng thí nghiệm Di Truyền- Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, Bộ môn Di Truyền- Giống Nông Nghiệp, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ.

1) CTUS4

2) CTUS5

3) OM4900

4) BN2

5) OM5629XTP6

Trong đó giống OM4900 đƣợc trồng phổ biến tại địa phƣơng là giống đƣợc chọn làm đối chứng.

2.1.3 Hóa chất và thiết bị

Water bath, tủ sấy, máy ly tâm 14000 vòng/phút, cân phân tích: Lib 101 AEG- 120G, máy quang phổ THEMO SPECTRONIC GESSYSTM8, máy đo ẩm độ, cân điện tử và một số dụng cụ khác,...

Các hóa chất bao gồm: dung dịch Iod, HCl 30%, Ethanol 95%, NaOH 0,1N, NaOH 1N, dung dịch A, dung dịch B1, dung dịch B2,...

2.2 Phƣơng pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 5 nghiệm thức trong đó giống lúa OM4900 tại địa phƣơng đƣợc chọn làm đối chứng. Tổng cộng có 15 lô với diện tích mỗi lô là 50m2, khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại là 20 cm và giữa các lần lặp lại là 40 cm. Xung quanh khu thí nghiệm có ít nhất 3 hàng lúa bảo vệ và thí nghiệm đƣợc bố trí với diện tích 1000 m2 theo sơ đồ nhƣ sau:

Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm của 5 giống/dòng lúa vụ Đông-Xuân 2012- 2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An

2.2.2 Phƣơng pháp canh tác

Chuẩn bị gieo mạ

Sân phơi lúa ( sân đất hoặc sân gạch), bờ đê nhƣng phải đảm bảo thoát nƣớc tốt, 14 m2

gieo 1kg lúa giống cấy cho 1000 m2.

Ngâm ủ lúa giống

Sử dụng 1kg lúa giống cấy cho 1000 m2, lúa ngâm 24 giờ ( tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh), vớt lên để ráo, trộn thuốc sử lý hạt giống Cruiser, liều lƣợng 5cc/20kg lúa, pha lƣợng nƣớc vừa để tƣới lên lúa giống vừa đủ không để chảy tràn ra và trộn đều rồi tiến hành ủ đến khi lúa nảy mầm (nứt nanh).

Chuẩn bị gieo mạ

Vật liệu chuẩn bị cho 1 kg lúa cấy: 5 bao sơ dừa, 7 bao tro trấu loại lớn, 500gr DAP, bùn đáy ao vừa đủ kết dính, nƣớc.

Nền làm mạ phải trải bằng nilon để rễ không ăn xuống đất.

Dùng 5 bao sơ dừa+ 5 bao tro trấu+ lƣợng bùn non vừa kết dính ( bảo đảm đất không bị phèn) + 500gr DAP+ nƣớc, trộn đều và rải phẳng luống ra với chiều rộng 2m, chiều dài 7m và độ dày từ 1 đến 1,5cm. Sau đó chia đều luống thành 5 phần bằng nhau dung để gieo cho 5 giống( nhớ làm rào ngăn cách giữa các giống để tránh bị lẫn giống), kế đó lấy giống đã ngâm lên mộng rãi đều lên các ô sau đó dùng 2 bao tro trấu còn lại lấp kín hạt giống. Cuối cùng là chăm sóc (ngày 2 đến 3 lần tƣới nƣớc tùy theo thời tiết, có thể xịt them phân bón lá 1 đến 2 lần (phân P và K)).

2.2.3 Yêu cầu về đất

Đất làm thí nghiệm phải đại diện cho vùng sinh thái khảo nghiệm, có độ phì đồng đều, bằng phẳng và chủ động đƣợc nƣớc tƣới tiêu. Cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, đảm bảo giữ nƣớc trên ruộng.

2.2.4 Mật độ cấy

Cấy 1 tép với khoảng cách 20 x 20 cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bón phân

Chia làm các đợt bón cơ bản với công thức phân 100N-90P2O5- 0K2O. Lƣợng bón cụ thể cho 1000m2:

Bón lót: Trƣớc khi trục lần cuối để cấy.

Toàn bộ phân lân (45 kg), phân hữu cơ, 6,5 kg ure. Bón thúc đợt 1: Khi lúa bén rễ hồi xanh: 8kg ure. Bón thúc đợt 2: Trƣớc trổ 20- 25 ngày: 6,5 kg ure.

Tưới nước

Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nƣớc trên ruộng 3- 5 cm, các giai đoạn sau mực nƣớc không quá 10 cm. Để khi vào giai đoạn chín, giữ nƣớc trong ruộng ở mức 2- 3 cm cho đến khi lúa chín vàng (7- 10 ngày trƣớc khi thu hoạch) tháo cạn nƣớc trong ruộng.

Phòng trừ sâu bệnh

Thƣờng xuyên thăm đồng để phát hiện sớm bệnh hại và phòng trừ kịp thời khi cần sử dụng thuốc hóa học.

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dõng lúa chống chịu mặn vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 32 - 34)