Đánh giá phẩm chất gạo

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dõng lúa chống chịu mặn vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 51 - 53)

3.3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo

Kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy, đa phần các giống/dòng lúa thí nghiệm đều có chiều dài hạt gạo dài hơn 7 mm nhƣ OM4900 (7,3 mm), BN2 (7,4 mm) và OM5629 x TP6 (7,4 mm), hai giống/dòng còn lại thì có chiều dài hạt gạo biến thiên từ 6,23 mm đến 7 mm. Tỷ lệ dài/rộng của bộ giống lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng từ 2,8 mm- 3,7 mm. Trong 5 giống/dòng lúa thì OM5629XTP6 (3,7mm) có tỷ lệ dài trên rộng lớn nhất, kế đến là OM4900 (3,4mm) và BN2 (3,4mm) có tỷ lệ bằng nhau, CTUS4 (3,2mm) thì có tỷ lệ tƣơng đối, ngắn nhất là giống CTUS5 (2,8mm). Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Chiều dài và hình dạng hạt gạo là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân loại gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia. Chiều dài hạt gạo trên thị trƣờng quốc tế hiện nay là  7 mm đối với yêu cầu hạt gạo dài (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

Bảng 3.8 Chiều dài và dạng hạt của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm của vụ Đông- Xuân 2012- 2013 tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An

TT Giống/dòng Rộng hạt Chiều dài hạt gạo Dạng hạt

Dài (mm) Phân dạng D/R Phân dạng 1 CTUS4 2,2ab 7,0b Dài 3,2c Thon dài 2 CTUS5 2,2a 6,2c Trung bình 2,8d Trung bình 3 OM4900 2,1bc 7,3a Dài 3,4b Thon dài 4 BN2 2,1c 7,4a Dài 3,4b Thon dài 5 OM5629XTP6 2,0d 7,4a Dài 3,7a Thon dài

F * * *

CV (%) 1,48 1,79 1,43

Ghi chú: những số trong cùng một cột có chữ số theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê, * = khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%

Hình 3.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm

3.3.2 Hàm lƣợng amylose

Qua kết quả Bảng 3.10 cho thấy, hàm lƣợng amylose của 5 giống/dòng lúa thí nghiệm biến thiên trong khoảng từ 16,36% - 23,95%, khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Trong đó, hàm lƣợng amylose thấp nhất là OM4900 (16,36 %), kế đến là OM5629XTP6 (18,85 %), BN2 (21,71 %) và CTUS4 (22,90 %) có hàm lƣợng amylose bằng nhau, giống có hàm lƣợng amylose cao nhất là CTUS5 (23,95 %). Từ Bảng 3.7 cũng cho thấy hàm lƣợng amylose của các giống/dòng lúa thí nghiệm đƣợc phân thành hai nhóm thấp và trung bình theo tiêu chuẩn đánh giá hàm lƣợng amylose cho lúa của IRRI (1998). Hàm lƣợng amylose càng thấp thì tính dẻo của cơm càng cao và mềm khi để nguội.

Hàm lƣợng amylose ảnh hƣởng chủ yếu lên đặc tính của cơm và là đặc tính phẩm chất quan trọng nhất quyết định cơm mềm, dẻo, bóng láng, cứng hay khô cơm sau khi nấu. Các giống lúa có hàm lƣợng amylose thấp sau khi nấu hạt cơm nở ít, cơm có độ bóng và dẻo (Nguyễn Thanh Phƣớc, 2003). Gạo có hàm lƣợng amylose thấp đến trung bình thƣờng đƣợc ƣa chuộng nhiều trên thị trƣờng mà đặc biệt là gạo có hàm lƣợng amylose trung bình. Theo Jennings et

al. (1979), hàm lƣợng amylose có thể biến động từ khoảng 6% từ mùa vụ này sang mùa vụ khác, nhiệt độ cao ở giai đoạn chín làm giảm hàm lƣợng amylose.

Một phần của tài liệu khảo nghiệm cơ bản bộ giống dõng lúa chống chịu mặn vụ đông xuân 2012 2013 tại huyện châu thành tỉnh long an (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)