Kích thích lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc nghiên cứu trường hợp công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay (Trang 26 - 31)

7. Bố cục luận văn

1.3 Phƣơng hƣớng tạo động lực

1.3.3 Kích thích lao động

Kích thích lao động là một lĩnh vực quản trị rộng lớn và hết sức quan trọng. Kích thích lao động gồm kích thích vật chất và kích thích tinh thần.

1.3.3.1 Kích thích vật chất

Kích thích vật chất là động lực quan trọng thúc đẩy NLĐ làm việc có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và hăng say trong công việc. Kích thích vật chất bao gồm:

a. Sử dụng tiền lương/ tiền công, phụ cấp

- Tiền lƣơng: là số tiền trả cho NLĐ một cách cố định và thƣờng xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Dạng thù lao này đƣợc áp dụng đối với lao động gián tiếp.

- Tiền công: là số tiền trả cho NLĐ tùy thuộc vào số lƣợng thời gian làm việc thực tế, số lƣợng sản phẩm sản xuất ra hay khối lƣợng công việc hoàn thành. Tiền công đƣợc áp dụng đối với công nhân sản xuất hoặc nhân viên bảo dƣỡng…

- Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng, thì tiền lƣơng, tiền công đƣợc coi là giá cả của sức lao động do đó nó phụ thuộc chủ yếu vào chất lƣợng của sức lao động và thị trƣờng lao động. Tuy nhiên, để công tác trả lƣơng thật sự hiệu quả và là đòn bẩy cho công tác tạo động lực làm việc thì nó phải đảm bảo các yêu cầu và nguyên tắc trong trả lƣơng:

+ Tiền lƣơng phải đảm bảo tái sản xuất lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ, làm năng suất lao động tăng lên và tiền lƣơng phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu.

+ Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức tiền lƣơng: trả lƣơng ngang nhau cho lao động nhƣ nhau để đảm bảo tính công bằng; đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lƣơng bình quân; đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lƣơng giữa những NLĐ làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

- Tiền lƣơng, tiền công là hình thức khuyến khích vật chất quan trọng đối với NLĐ. Do đó các nhà quản lý phải nâng cao vai trò kích thích vật chất của tiền lƣơng, tiền công; phải xác định đúng đắn mối quan hệ trực tiếp giữa tiền lƣơng với cống hiến của NLĐ để nó trở thành động lực kích thích NLĐ hăng say làm việc; khuyến khích họ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát huy tinh thần sáng tạo và gắn bó hơn với công việc.

• Phụ cấp là khoản tiền mà tổ chức chi trả cho NLĐ do họ đảm nhiệm thêm các chức vụ khác, phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chƣa đƣợc tính đến khi xác định lƣơng cơ bản. Có rất nhiều loại phụ cấp khác nhau nhƣ: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp lƣu động...[20, tr.143].

Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích NLĐ thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thƣờng. Để phụ cấp thực sự phát huy vai trò kích thích lao động thì các khoản phụ cấp cần đƣợc tính toán hợp lý và công bằng.

b. Sử dụng các khoản thưởng

Tiền thƣởng là khoản thù lao phụ thêm ngoài tiền lƣơng, tiền công để trả cho sự thực hiện công việc tốt hơn mức tiêu chuẩn. Tiền thƣởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với NLĐ trong quá trình làm việc, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng, rút ngắn thời gian làm việc. Để tiền thƣởng có tác dụng tạo động lực cho NLĐ thì công tác trả thƣởng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Lựa chọn các hình thức thƣởng và quyết định mức thƣởng phù hợp + Thƣởng phải kịp thời

+ Đảm bảo công bằng, hợp lý

Khi NLĐ đƣợc đối xử công bằng thì họ sẽ làm việc tích cực hơn, năng suất lao động cao hơn và sẽ cố gắng phát huy hết khả năng của mình để có thể đạt đƣợc kết quả cao nhất [20, tr.218].

c. Sử dụng các loại phúc lợi

- Phúc lợi là khoản bù đắp cho NLĐ ngoài lƣơng và tiền thƣởng, đƣợc trả dƣới dạng hỗ trợ về cuộc sống cho NLĐ bao gồm cả tiền mặt, các dịch vụ đƣợc hƣởng với giá rẻ hoặc không mất tiền. Nó có tác dụng động viên NLĐ

yên tâm hơn trong công việc của mình, đảm bảo cuộc sống, làm tăng uy tín của công ty.

- Có 2 loại phúc lợi chủ yếu là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện: + Phúc lợi bắt buộc: là khoản phúc lợi tối thiểu mà tổ chức phải đƣa ra theo yêu cầu của pháp luật. Nó gồm 5 chế độ Bảo hiểm xã hội cho NLĐ: trợ cấp ốm đau, chế độ thai sản, chế độ hƣu trí, tử tuất và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

+ Phúc lợi tự nguyện là các loại phúc lợi do tổ chức đƣa ra. Nó phụ thuộc vào khả năng của từng tổ chức và bao gồm khám sức khoẻ định kỳ, đi tham quan, du lịch, các hoạt động văn hóa thể thao, trợ giúp những gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

Chúng ta thấy đƣợc rằng, trong tổ chức, tất cả các yếu tố tiền lƣơng, tiền công, tiền thƣởng, phụ cấp, phúc lợi cần đƣợc sử dụng có hiệu quả nhằm tạo ra động lực kích thích cao nhất đối với NLĐ. NLĐ thƣờng mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ đƣợc đánh giá và khen thƣởng xứng đáng. Những mong đợi này đƣợc hình thành và NLĐ sẽ xác định mục tiêu, mức độ thực hiện công việc cần đạt đƣợc trong tƣơng lai. Ngƣợc lại, nếu các chính sách quản trị trong Công ty để NLĐ thấy rằng sự cố gắng vất vả và mức độ thực hiện công việc tốt của họ sẽ không đƣợc đền bù tƣơng xứng, họ sẽ không cố gắng làm việc, dần dần có thể hình thành tính ỳ, thụ động trong tất cả lao động của Công ty.

1.3.3.2 Kích thích tinh thần

Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần là hai loại nhu cầu luôn cùng tồn tại với nhau. Khi thỏa mãn nhu cầu vật chất thì NLĐ luôn cần thỏa mãn các nhu cầu tinh thần tƣơng ứng. Vì vậy, nhu cầu tinh thần ngày càng trở nên quan trọng và là yếu tố tạo động lực cho NLĐ.

a. Tạo việc làm ổn định

Đầu tiên, cần phải tạo việc làm ổn định cho NLĐ. Công việc không những đảm bảo cuộc sống mà còn phát huy mọi khả năng, sở trƣờng của NLĐ. Khi có công việc ổn định thì tâm lý làm việc sẽ ít có dao động, tin vào công việc, tin vào tổ chức và từ đó gắn bó hơn với công việc.

Tiếp theo là phải xây dựng, thiết kế công việc có nhiều hứng thú bằng cách tăng tính trách nhiệm và mức phấn đấu, tăng sự đa dạng, nâng tầm quan trọng của công việc cũng nhƣ tạo cơ hội thăng tiến.

b. Bố trí NLĐ làm công việc phù hợp

Việc sắp xếp, bố trí NLĐ làm công việc phù hợp với khả năng và trình độ của họ có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức. Điều đó không chỉ nâng cao năng suất lao động mà còn đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của NLĐ nhằm tạo động lực để họ hăng say làm việc, yêu nghề và gắn bó với doanh nghiệp.

c. Xây dựng bầu không khí tâm lý xã hội tốt trong các tập thể lao động

Bầu không khí tâm lý xã hội là một hệ thống các giá trị, các niềm tin, các thói quen đƣợc chia sẻ trong phạm vi một tập thể lao động nhất định. Nó tác động vào cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và tạo ra một chuẩn mực về hành vi cho NLĐ trong tổ chức đó.

Bầu không khí tâm lý xã hội của một doanh nghiệp đƣợc xem nhƣ là một môi trƣờng tích cực để NLĐ thực hiện tốt công việc của mình. Những NLĐ làm việc trong bầu không khí tâm lý xã hội lành mạnh thì sẽ có thái độ tinh thần tích cực, vì nó xuất hiện mối quan hệ tƣơng trợ đoàn kết giúp đỡ nhau, do vậy tập thể đạt đƣợc hiệu quả cao. Đặc biệt họ xây dựng đƣợc sự đồng cảm và niềm tin giữa những NLĐ trong toàn doanh nghiệp, tạo ra sự gắn bó giữa NLĐ với tập thể, với công việc và khuyến khích họ phát huy đƣợc năng lực sở trƣờng của mình.

d. Huấn luyện và đào tạo

Đào tạo là tiến trình nỗ lực cung cấp cho nhân viên những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức, công việc trong tổ chức cũng nhƣ mục tiêu. Thêm vào đó đào tạo đƣợc thiết kế để giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên tiếp tục có những đóng góp tích cực cho tổ chức và giúp nhân viên hoàn thành công việc hiện tại tốt hơn.

Mục tiêu chính của huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực là để nâng cao kỹ năng chuyên môn và tay nghề cho NLĐ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức và theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Có thể nói đào tạo là chính sách cơ bản để nâng cao chất lƣợng lao động, đồng thời cũng là cách thức để tạo động lực cho NLĐ ngày càng cống hiến năng lực của mình cho tổ chức nhiều hơn. Đào tạo là một trong những nhu cầu bậc cao của con ngƣời. Tâm lý NLĐ là luôn có ý thức muốn vƣơn lên trong cuộc sống và nâng cao địa vị của mình trong tổ chức thì đào tạo sẽ mang lại cơ hội đó cho họ. Ngày nay, các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới công tác huấn luyện, đào tạo và áp dụng các hình thức đào tạo thích hợp để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của NLĐ.

Để một chƣơng trình đào tạo có hiệu quả cao thì cần phải thực hiện đúng tiến trình: đánh giá nhu cầu đào tạo; xác định các mục tiêu đào tạo cụ thể; lựa chọn các phƣơng pháp, phƣơng tiện thích hợp; thực hiện chƣơng trình đào tạo; đánh giá chƣơng trình đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc nghiên cứu trường hợp công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)