CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp thực hiện các mô hình“liên kết bốn nhà” trong sản xuất nông
4.2.1. Phát huy vai trò nhà nước trong quản lý quan hệ “liên kết bốn nhà”
phát triển kinh tế nông nghiệp
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng - xây dựng mối “liên kết bốn nhà" là một bƣớc chính thức hóa bằng văn bản nhà nƣớc về mối “liên kết bốn nhà”: Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Trên thực tế, từ khi bắt đầu đổi mới theo hƣớng chuyển sang phát triển kinh tế thị trƣờng, mối quan hệ này đã hình thành và từng bƣớc phát triển, nhƣng dƣới tác động của cơ chế thị trƣờng nên mối liên kết này đƣợc hình thành một cách tự phát mặc dù ai cũng thấy liên kết là cần thiết và tất yếu. Hậu quả trực tiếp là nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu chế biến và tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra, còn các nhà khoa học cũng không có điều kiện thi thố tài năng để phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp nƣớc nhà, trực tiếp là phục vụ nông dân và tăng thu nhập cho mình. Chính trong điều kiện đó, chính quyền huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng đã nhận thức đƣợc vai trò quản lý của mình, thể hiện nguyên lý “cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa”. Vai trò của quản lý nhà nƣớc trong “liên kết bốn nhà” đƣợc thể hiện cụ thể sau đây:
Thứ nhất, Chính quyền địa phƣơng đóng vai trò ngƣời khởi xƣớng.“Liên kết bốn nhà” là tất yếu, là phù hợp với quy luật và quy trình tái sản xuất nông sản hàng hóa và đã diễn ra một cách tự nguyện, tự phát vì nhu cầu và lợi ích của mỗi bên,
chƣa đƣợc chính thức hóa. Trƣớc yêu cầu bức bách về tiêu thụ nông sản hàng hóa, việc “liên kết bốn nhà” để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nông sản thông qua hợp đồng kinh tế là phù hợp với nhu cầu. Nhƣ vậy, nếu không có sự khởi xƣớng, đề xuất một quyết định kịp thời thì việc tiêu thụ nông sản sẽ bấp bênh, còn gặp nhiều khó khăn. Mặc khác, chỉ từ ý tƣởng phục vụ tiêu thụ nông sản, “liên kết bốn nhà” còn có tác dụng rộng hơn trong sự thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng phong cách kinh doanh hiện đại và thói quen cho ngƣời nông dân, đó là mọi quan hệ kinh doanh đều thông qua hợp đồng kinh tế.
Thứ hai, Nhà nƣớc đóng vai trò là ngƣời tổ chức các mối “liên kết bốn nhà”. Bản thân sự liên kết là một tổ chức, tức là gồm nhiều bộ phận hợp thành. Tổ chức đó lỏng hay chặt là phụ thuộc mối ràng buộc pháp lý giữa các thành viên. Nếu không đƣợc tổ chức thì mối liên kết cũng tự động hình thành xuất phát từ quan hệ lợi ích nhƣng sẽ bị phá bỏ khi lợi ích bị xung đột. Trái lại, nếu tổ chức một cách cƣỡng bức, quá chặt và không xuất phát từ quan hệ lợi ích hài hòa thì mối liên kết sẽ trở nên xơ cứng, không còn động lực và các bên tham gia sẽ phá vỡ mối liên kết, biến nó trở thành phản tác dụng. Ở đây, từ khi có Quyết định 80 về “liên kết bốn nhà”, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng đã nhìn thấy tính tất yếu khách quan của liên kết và đề xuất, hƣớng dẫn, phát huy tính tự giác của mỗi bên trên cơ sở cùng có lợi để tham gia liên kết, đề xuất phƣơng thức tổ chức liên kết phù hợp và hiệu quả. Tất nhiên, vai trò tổ chức này có phát huy đƣợc hay không còn tùy thuộc vào sự nhận thức của các cấp chính quyền trong việc phát huy quyền làm chủ của các bên tham gia liên kết trên cơ sở đảm bảo lợi ích, đặc biệt nông dân ta rất thực tế, nếu không đem lại lợi ích thiết thực cho họ mà chỉ là lời hứa suông thì họ cũng không hào hứng tham gia vào tổ chức “liên kết bốn nhà”.
Thứ ba, Chính quyền huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng “Nhà nƣớc” là ngƣời hƣớng dẫn. Quan hệ kinh tế trong cơ chế thị trƣờng, nhất là thị trƣờng nƣớc ta còn mang nhiều yếu tố sơ khai, rủi ro, thiếu bền vững thì vai trò hƣớng dẫn của “Nhà nƣớc” là hết sức quan trọng. Khách quan mà nói, các bên tham gia liên kết bao giờ
cũng đặt lợi ích của mình lên trên hết, trƣớc hết nên họ cũng ít quan tâm đến lợi ích của bên đối tác. Đặc biệt ngƣời nông dân “Nhà nông” là bên yếu thế nhất, trình độ có hạn nên dễ bị thiệt thòi, họ phải có ngƣời tƣ vấn. Họ có thể tham khảo ý kiến “Nhà khoa học” công tâm nhƣng để thật khách quan thì họ phải đƣợc sự hƣớng dẫn của các cơ quan nhà nƣớc, các cấp chính quyền. Hơn nữa, “Nhà nƣớc” là ngƣời nắm đƣờng lối, chính sách, chiến lƣợc phát triển, có đầy đủ thông tin thị trƣờng trong và ngoài nƣớc nên có khả năng hƣớng dẫn, thuyết phục các bên tham gia liên kết, đảm bảo cho mối “liên kết bốn nhà” bền vững và hiệu quả.
Thứ tƣ, “Nhà nƣớc” là ngƣời hỗ trợ, tạo điều kiện cho “liên kết bốn nhà” hoạt động thuận lợi. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ có tính chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trƣớc hết là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong nền nông nghiệp chƣa có một mối “liên kết bốn nhà” hoàn chỉnh và đồng bộ nên Nhà nƣớc buộc phải tham gia vào việc hình thành, phát triển, hoàn thiện đồng bộ các mối liên kết. Nhƣ vậy, vai trò của “Nhà nƣớc” đối với quá trình “liên kết bốn nhà” chính là vài trò “bà đỡ” cho “liên kết bốn nhà” hình thành và phát triển, cũng là hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.
Vai trò hỗ trợ của “Nhà nƣớc” thể hiện ở chỗ: quyền lợi, nghĩa vụ... của các bên tham gia hợp đồng sản xuất phải đƣợc luật hoá, ai vi phạm (kể cả đồng loã, tiếp tay) sẽ bị xử lý theo pháp luật và cơ quan công quyền phải coi đây là nhiệm vụ của mình. Vai trò hỗ trợ của “Nhà nƣớc” còn thể hiện ở chỗ có những chính sách khuyến khích, giúp đỡ để doanh nghiệp yên tâm đầu tƣ, nông dân yên tâm sản xuất... Ví dụ chính sách khi doanh nghiệp đọng vốn do nông dân mất mùa chƣa trả đƣợc nợ. Nhà nƣớc tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, xúc tiến thƣơng mại, đồng thời là ngƣời kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.
Thứ năm, “Nhà nƣớc” giữ vai trò trọng tài. Trong “liên kết bốn nhà” thì việc ký và thực hiện hợp đồng chủ yếu là ba nhà: nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, còn Nhà nƣớc chủ yếu là nhà quản lý. Các hợp đồng đƣợc ký có thể song phƣơng (tay đôi): nhà nông-nhà khoa học, nhà nông- nhà doanh nghiệp, nhà khoa học- nhà doanh nghiệp, hoặc cũng có thể là hợp đồng đa phƣơng (tay ba): nhà nông- nhà khoa học-nhà doanh nghiệp. Trong tất cả các loại hợp đồng đó thì nhà nông là ngƣời yếu thế nhất do trình độ và tiềm lực kinh tế có hạn, do đó nông dân thƣờng gánh chịu thua thiệt. Để tránh gây thua thiệt quá đáng cho nhà nông thì Nhà nƣớc phải làm trọng tài cả khi ký hợp đồng và khi thanh lý hợp đồng, nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng, hợp lý và cùng có lợi cho mỗi bên. Tuy nhiên cũng xẩy ra nhiều trƣờng hợp nhà nông phá vỡ hợp đồng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì Nhà nƣớc cũng phải đứng trung gian hòa giải, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, giữ cho mối “liên kết bốn nhà” đƣợc bền vững, cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng cho nhà nông. Cũng có thể xẩy ra các trƣờng hợp xung đột lợi ích, thậm chí là kiện cáo thì Nhà nƣớc phải là ngƣời xử lý, làm trung gian hòa giải, hoặc phải giải quyết ở tòa án kinh tế thì cũng do Nhà nƣớc xử, đảm bảo khách quan, hợp tình, hợp lý, giữ vững kỷ cƣơng phép nƣớc Do đó có thể nói rằng, Nhà nƣớc đóng vai trò “trọng tài” trong quá trình “liên kết bốn nhà”.
Thứ sáu: Các chính sách của Nhà nƣớc trong liên kết bốn nhà cần thiết thực và đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Nhƣ sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về mức cho vay không bảo đảm đối với hộ sản xuất, chủ trang trại chủ hợp tác ở địa bàn nông thôn, mức cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết. Bên cạnh đó chính sách cho phép và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp. Việc tích tụ đất nông nghiệp là xu thế tất yếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn, theo chuỗi liên kết.