Một số hạn chế trong liên kết bốn nhà:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá kết quả của liên kết bốn nhà

3.3.2. Một số hạn chế trong liên kết bốn nhà:

Có thể thấy hạn chế cơ bản nhất trong liên kết bốn nhà ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng là sự chia sẻ lợi nhuận giữa ngƣời sản xuất và doanh nghiệp, nông dân không bán hoặc chỉ bán một phần sản phẩm cho doanh nghiệp. Ngƣợc lại, doanh nghiệp trì trệ trong việc mua sản phẩm của nông dân khi giá cả xuống. Điều này đã tạo ra sự thiếu lòng tin lẫn nhau nên sự e dè trong liên kết là điều tất yếu.

Nhận thức thị trƣờng của nông dân còn hạn chế, nông dân chỉ tập trung vào sản xuất và bán hàng. Vì vậy, họ muốn làm thế nào bán hết sản phẩm càng nhanh càng tốt mà chƣa nghĩ đến việc tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng để tạo thị trƣờng bền vững, lâu dài. Bên cạnh đó, năng lực và quy mô sản xuất của nông dân và các tổ chức kinh tế hợp tác còn nhiều hạn chế. Đây chính là vấn đề khó khăn của ngƣời nông dân, bởi vì vị thế trên thị trƣờng của ngƣời nông dân luôn ở thế bất lợi so với ngƣời mua - doanh nghiệp. Với lƣợng sản phẩm nhỏ nên không kích thích ngƣời mua liên kết do chi phí thu mua cao. Hơn nữa, do năng lực sản xuất của nông dân hạn chế nên thƣờng tạo ra sản phẩm với chất lƣợng không cao nên chi phí trung gian sẽ tăng lên. Mặc dù dƣới sự hỗ trợ của Tỉnh trong việc phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nhƣng chất lƣợng hợp tác chỉ mới dừng lại ở dạng sơ khai, chủ yếu là hỗ trợ lẫn nhau về kỹ thuật sản xuất. Trong khi đó, liên kết với nhau trong góp vốn sản xuất, mở rộng diện tích, cùng lên kế hoạch sản xuất kinh doanh chung, hợp tác tìm kiếm thị trƣờng để tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, cho nên năng lực sản xuất chƣa đƣợc phát huy, nên làm hạn chế khả năng liên kết với doanh nghiệp.

Ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng, cán bộ địa phƣơng mặc dù có quan tâm và nhiệt huyết cho vấn đề liên kết. Tuy nhiên, năng lực thị trƣờng và tính năng động trong hỗ trợ thực hiện liên kết còn hạn chế. Hơn nữa, Chính quyền địa phƣơng hầu nhƣ thiếu khâu cung cấp thông tin cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp, cũng nhƣ chủ động mời gọi doanh nghiệp đến với địa phƣơng. Điều này làm giảm động lực liên kết của doanh nghiệp với nông dân.

Đối với nhà khoa học ở Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng còn thiếu quá nhiều, Tỉnh đã chủ động kêu gọi các nhà khoa học ở các Trƣờng, Viện…, nhƣng sự dấn thân vào việc nghiên cứu và thúc đẩy mối liên kết này, tuy nhiên, có rất nhiều lý do chủ quan cũng nhƣ khách quan làm cho các nhà khoa học không sẵn lòng hợp tác để nghiên cứu, đó là thủ tục thanh, quyết toán quá phức tạp.

Khối lƣợng nông sản đƣợc ký kết hợp đồng tiêu thụ ở Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Quyết định 62 đã đề ra mục tiêu: mở rộng phƣơng thức ký hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá để đến năm 2020 có trên 60% sản lƣợng nông sản hàng hoá của một số ngành sản xuất hàng hoá lớn đƣợc tiêu thụ thông qua hợp đồng. Thế nhƣng, đến nay, mục tiêu 50% sản lƣợng nông sản đƣợc tiêu thụ thông qua hợp đồng là nhiệm vụ khó khả thi.

Tình trạng phá vỡ hợp đồng còn xảy ra khá nhiều đối với hầu hết các loại nông sản hàng hoá. Gần đây, ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng có hiện tƣợng doanh nghiệp bội tín, nông dân lỗ nặng, 153 hộ nông dân ở xã Vĩnh Hồng tham gia trồng chuối cho một công ty của Đài Loan trong năm 2015 không có thu nhập do công ty đầu tƣ nửa vời và rút vốn về nƣớc. Tình trạng ép giá của các doanh nghiệp thu mua hàng nông sản diễn ra phổ biến làm cho nông dân sản xuất bị thiệt thòi. Đối với hộ nông dân, chủ trang trại, hiện tƣợng không thực hiện hợp đồng cũng diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các loại nông sản hàng hoá, nhất là khi thị trƣờng có biến động về giá cả hàng nông sản.

Hợp đồng tiêu thụ nông sản thực hiện không đều giữa các vùng, các địa phƣơng trong huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng, chủ yếu diễn ra với một số nông sản xuất khẩu chủ lực và ở các vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Còn các vùng

khác về cơ bản tiêu thụ hàng nông sản vẫn diễn ra tự phát thông qua thƣơng lái, chủ nậu, chủ vƣờn, chợ nông thôn nên không ổn định.

Chƣa hình thành mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cho từng hàng nông sản, từng vùng sản xuất nên chƣa có cơ sở để tổng kết nhân rộng, có thể nhận thấy một điều từ thực tế ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng: hầu nhƣ việc liên kết giữa các chủ thể đều do thị trƣờng quyết định.

Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết. Tuy nhiên cho đến nay, số đông các cơ quan khoa học ở Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng vẫn lúng túng khi thực hiện “liên kết bốn nhà”. Vẫn còn thiếu vắng các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dạn chủ động đƣa định hƣớng liên kết thành một ƣu tiên trong việc triển khai các chƣơng trình, dự án nghiên cứu.

Xét về hiệu quả tài chính, doanh nghiệp “liên kết bốn nhà” để thúc đẩy tiêu thụ nông sản cho nông dân, tức là đầu tƣ vào nông nghiệp, nhƣng nông nghiệp lại là ngành sản xuất cực nhọc, một nắng hai sƣơng, chịu nhiều thiên tai, dịch họa, có tỷ suất sinh lợi thấp, do đó có rất ít nhà đầu tƣ bỏ vốn vào phát triển nông nghiệp, mặc dù đây là ngành kinh tế có vai trò và vị trí cực kỳ quan trọng, cả về kinh tế và cả về chính trị xã hội: “phi nông bất ổn”. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thực trạng thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn hiện còn rất hạn chế. Đầu tƣ của khối doanh nghiệp dân doanh vào nông nghiệp, nông thôn mới chỉ chiếm 13-14% và khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) mới chỉ chiếm 3-4% tổng mức đầu tƣ. Đối với nhà doanh nghiệp, dù có tâm trong sáng muốn góp phần vực nông nghiệp và nông dân lên cao để thực hiện mục tiêu đƣa đất nƣớc trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020 nhƣng mục tiêu doanh nghiệp lại là lợi nhuận cao, nếu đầu tƣ vào nông nghiệp và tham gia “liên kết bốn nhà” thì họ phải chấp nhận khó khăn, vất vả, có nhiều rủi ro, lợi nhuận lại thấp, có khả năng thua lỗ thì liệu họ có ý chí và quyết tâm “liên kết bốn nhà” hay không. Dấn thân vào nông nghiệp là một sự thử thách lớn đối với nhà doanh nghiệp, ai vƣợt qua thì sẽ thành đạt nhƣng nhìn chung các doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp đều gặp khó khăn và thu lợi thấp. Theo Viện Chính sách và Chiến lƣợc nông nghiệp, nông thôn thì đến cuối năm

2012, cả nƣớc có chỉ có 2.599 doanh nghiệp nông ,lâm, thủy sản, bằng 1,83% số doanh nghiệp cả nƣớc, trong đó có 23,6 % doanh nghiệp nhà nƣớc, hoạt động kém hiệu quả, 20% doanh nghiệp nhà nƣớc này làm ăn thua lỗ, số nợ phải trả chiếm 56% doanh thu; có 71% là doanh nghiệp tƣ nhân, 90% số doanh nghiệp tƣ nhân này là doanh nghiệp nhỏ và vừa, 70% mới thành lập, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, khả năng tiếp cận thị trƣờng và tiếp cận thông tin kém. Còn doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào nông. lâm. thủy sản chỉ chiếm 7,1% tổng số vốn và 13,7% tổng số vốn đầu tƣ. Những khó khăn của nền nông nghiệp nƣớc nhà không chỉ tác động tiêu cực tới các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nông nghiệp mà thông qua những khó khăn, thua lỗ của các doanh nghiệp này còn tác động tới các doanh nghiệp đang muốn đầu tƣ vào nông nghiệp và tham gia “liên kết bốn nhà”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp tại huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)