CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phƣơng pháp phân tíchvà đánh giá
- Phƣơng pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê: Phƣơng pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê đƣợc sử dụng phổ biếntrong nhiều tạp chí cũng nhƣ công trình nghiên cứu khoa học. Thống kê là một hệ thống các phƣơng pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Thống kê thƣờng nghiên cứu 2 lĩnh vực: thống kê mô tả (bao gồm các phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu) và thống kê suy diễn (bao gồm các phƣơng pháp ƣớc lƣợng các đặc trƣng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tƣợng nghiên cứu, dự đoán hoặc đề ra các quyết định trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc). Đề tài nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật thƣờng sử dụng nhƣ sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt (dƣới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. - Phân tích là phƣơng pháp dùng để chia cái toàn thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm
sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn để luận giải đƣợc những vấn đề về hiệu quả của hoạt động huy động vốn, lý luận chia nhỏ thành những vấn đề cụ thể hơn nhƣ: khái niệm, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn…
Phƣơng pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện có huyện Bình Giang nhƣ các sổ sách, báo cáo hoạt động và một số thông tin, số liệu thu thập trên internet, sách báo và tạp chí; thực hiện phân chia theo các nhóm đối tƣợng..; tiến hành phân tích và đánh giá các chỉ tiêu đánh giá các mối lien kết giữa các bên.
- Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Xác định số gốc để so sánh: Luận văn lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trƣớc để nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu và lấy gốc là kế hoạch do ngân hàng đề ra để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của ngân hàng.
- Điều kiện để so sánh đƣợc các chỉ tiêu kinh tế: phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lƣợng, thời gian và giá trị.
- Mục tiêu so sánh: nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối: đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tƣơng đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về công tác quản lý qua các năm, tỷ lệ nợ đọng, tỷ lệ thu nợ ...so sánh gồm các dạng:
+ So sánh theo các khu vực
+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tƣợng tƣơng tự
CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỐI “LIÊN KẾT BỐN NHÀ” TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH GIANG
TỈNH HẢI DƢƠNG
3.1. Khái quát chung về sản xuất nông nghiệp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Bình Giang là một trong 12 huyện thuộc tỉnh Hải Dƣơng. Bình Giang nằm trên quốc lộ 5, quốc lộ 39B, cách thành phố Hải Dƣơng 20 km. Huyện có ranh giới giáp với tỉnh Hƣng Yên, huyện Thanh Miện, huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Lộc.
Bốn mặt huyện Bình Giang đều có sông: sông Sặt ở phía Bắc; sông Đình Hào ở phía Đông; sông Cửu An ở phía Tây; sông cầu Lâm, Cầu Cốc ở phía Nam. Trong đó sông Sặt bắt nguồn từ sông Hồng, qua cống Xuân Quan, qua cầu Lực Điền, cầu của đƣờng 39A, nối quốc lộ 5 với thị xã Hƣng Yên, tiếp cận với Bình Giang tại vị trí sát làng Tranh Ngoài, xã Thúc Kháng. Đến đây sông có nhánh chạy dọc theo phía Tây huyện, gọi là sông Cửu An; một nhánh chạy dọc phía Bắc huyện gọi là sông Sặt, thông với sông Thái Bình, qua Âu Thuyền, thành phố Hải Dƣơng.
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Bình Giang năm 2015
Nguồn: Phòng NN huyện Bình Giang- tháng 02.2016
Bình Giang là một huyện chủ yếu là nông nghiệp, đang chuyển sang công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại. Năm 2015 tốc độ tăng trƣởng kinh tế một số ngành chủ yếu tăng 9,7% so với năm 2014 (KH tăng 9,5% trở lên); Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, Công nghiệp - Xây dựng, Thƣơng mại - Dịch vụ đạt 20,9%-43,7%-35,4%
0
021%
044% 035%
Cơ cấu kinh tế huyện Bình Giang
Nông nghiệp
Công nghiêp - Xây dựng
(KH 21,0-43,8-35,2). Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn huyện ƣớc đạt 140 tỷ 391 triệu đồng, đạt 158,1% kế hoạch tỉnh giao , bằng 150,6% kế hoạch huyện phấn đấu; thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 30 triệu/ngƣời/năm.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang từ năm 2011 đến năm 2015 nhƣ sau:
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang Giai đoạn 2011 -2015
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Tổng giá trị Trong đó
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Năm 2011 850.715 610.913 205.534 34.268 Năm 2012 1.096.236 786.771 270.728 38.737 Năm 2013 971.360 672.775 233.594 64.991 Năm 2014 1.018.016 707.738 254.695 55.583 Năm 2015 1.100.735 711.496 304.173 85.066
Nguồn: Báo cáo Đảng bộ huyện Bình Giang 2010-2015.
Qua bảng số liệu cho thấy giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang không ổn định qua các năm 2011 đến năm 2015 và trong 5 năm chỉ tăng trƣởng bình quân là 5,8%/năm thấp hơn tốc độ tăng trƣởng kinh tế cả huyện là 8,5%/năm. Chứng tỏ sản xuất nông nghiệp đang mang lại giá trị thấp hơn và mức độ rủi ro đang cao hơn các ngành khác. Dẫn đến việc đầu tƣ cho nông nghiệp đang giảm dần. Ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời nông dân. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh kinh tế cả nƣớc nói chung trong giai đoạn 2011-2015.
Cuối năm 2014, dƣới sự trị đạo quyết liệt của UBND huyện Bình Giang toàn bộ 18 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hoàn thành xong dồn ô đổi thửa. Bình quân 1 hộ gia đình sau khi dồn ô đổi thửa xong có đƣợc bình quân là 2 mẫu ruộng/1 hộ. Đây là yếu tố quan trọng đã tạo điều kiện cho nông nghiệp huyện nhà phát triển , các hộ gia đình có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, mạnh dạn vay vốn đầu tƣ
theo hƣớng quy mô tập trung, sản phẩm nông nghiệp chất lƣợng cao. Số lƣợng trang trại đƣợc thành lập tăng vọt. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Bình Giang.
Sau khi có đƣợc số lƣợng diện tích đất sản xuất tƣơng đối lớn, các hộ gia đình đã tập trung đầu tƣ sản xuất nông nghiệp sản lƣợng trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản tăng mạnh về số lƣợng nhƣng giá trị thì không tăng nhiều.Do đƣợc mùa thì giá cả sản phẩm lại rẻ, bà con chỉ đầu tƣ sản xuất chƣa tính đến đầu ra cho sản phẩm của mình. Đây chính là lúc bà con xem lại cách thức sản xuất nông nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, mô hình liên kết của nông dân ở Bùi Xá và Nhữ Thị thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơngvới Công ty cổ phần Công nghệ xanh Yên Bình đã tạo ra mối liên kết khá chặt chẽ, đạt hiệu quả. Công ty CP Yên Bình tìm đƣợc đối tác với Isarel cần mua gạo sạch có chất lƣợng cao. Công ty đã ký hợp đồng với nông dân Nhữ Thị và Bùi Xá để sản xuất lúa sạch và bao tiêu sản phẩm, tổng số diện tích ban đầu là 50ha (kể cả một số địa phƣơng khác). Về phía nhà khoa học, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng vi sinh Biogro sản xuất phân vi sinh từ nguồn rơm rạ trên chính ruộng lúa sạch của nông dân cũng vào cuộc. Liên kết “ba nhà” này đƣợc tổ chức khá chặt chẽ, Nhà nƣớc bảo đảm chính sách ổn định và cơ quan nông nghiệp, khuyến nông hƣớng dẫn chọn giống và ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa sạch. Công ty cùng cam kết với nông dân sử dụng giống lúa Tẻ Đỏ do Công ty đề xuất, đầu tƣ vật tƣ cho nông dân, sau 2 - 3 năm quy trình ủ rơm vi sinh vật sẽ đƣợc chuyển giao lại cho nông dân để họ tự làm. Khi thu hoạch, công ty thu mua lúa kèm theo rơm rạ với giá 9.000 đ/kg, trong lúc lúa thƣờng trên thị trƣờng cùng thời gian chỉ bán đƣợc 3.500 đ/kg. Làm theo phƣơng thức liên kết trên, sau khi trừ các chi phí, ngƣời nông dân đã thu lãi đƣợc 40 - 42 triệu đồng /ha. Từ trƣớc đến nay, trên vùng đất này, chƣa có cây gì trồng sau 4 tháng có tiền lãi nhƣ vậy. Mô hình này đã tạo tiếng vang trong toàn huyện cũng nhƣ toàn tỉnh Hải Dƣơng.
+ Chính lúc này đã có những yếu tố giúp đã thúc đẩy hình thành liên kết trong nông nghiệp tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng.
3.2. Thực trạng liên kết trong sản xuất nông nghiệp huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng Hải Dƣơng
3.2.1. Sự cần thiết của “liên kết bốn nhà” ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Mặc dù, ngành kinh tế nông nghiệp của ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã trở thành thế mạnh của ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng nhƣ: gạo, cá…Đời sống của ngƣời nông dân cũng từng bƣớc đƣợc cải thiện. Tuy vậy, nông nghiệp ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức, nhất là trong quá trình hội nhập WTO hiện nay. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung vẫn là kiểu sản xuất nhỏ, manh mún thiếu quy hoạch và định hƣớng. Ngƣời nông dân vẫn đang loay hoay với những biến động của thị trƣờng thế giới, hết trồng lại chặt theo sự lên xuống của giá cả thị trƣờng, với dịch bệnh và thiên tai bão lũ; đời sống chƣa đƣợc ổn định, đảm bảo.
Ngành sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ và chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện tự nhiên nhƣ đất đai, khí hậu, dịch bệnh. Do vậy, thị trƣờng nông sản cũng có những qui luật đặc thù riêng phù hợp với cung cầu và giá cả hàng nông sản. Do phần lớn nông dân có trình độ thấp, phƣơng thức canh tác lạc lậu nên rất khó thích ứng với cơ chế thị trƣờng với sự biến động khó lƣờng về cung cầu, giá cả.
Tiêu thụ hàng nông sản vẫn là vấn đề nan giải đối với đa số nông dân. Bài toán nuôi con gì? trồng cây gì? Số lƣợng chất lƣợng ra sao? Bán ở thị trƣờng nào là bài toán khó đối với nông dân trong suốt thời gian qua và đến nay, họ vẫn loay hoay không giải đƣợc! Nhƣợc điểm chính là khó khăn lớn nhất trên con đƣờng phát triển sản xuất hàng hóa lớn nông nghiệp. Không có một hệ thống dịch vụ sản xuất nào có thể vƣợt qua rủi ro và bù đắp nổi chi phí giao dịch để tiếp cận với hộ nông dân. Những hộ tiểu nông ở ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng, trung bình có 0,7 ha sau khi dồn ô đổi thửa. Nhƣng với diện tích trên các hộ nông dân ở địa bàn huyện Bình Giang vẫn chƣa mạnh dạn cải tạo đƣa máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp đƣợc. Việc tích tụ ruộng đất gặp nhiều khó khăn do chính sách của Nhà nƣớc chƣa rõ ràng.
Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa đang có những “luật chơi” không công bằng, bất lợi cho nông nghiệp của các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam nói chung và ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Nông dân tỉnh nghèo không chỉ phải cạnh tranh với nông dân tỉnh giàu mà trƣớc hết còn phải vƣợt qua mức trợ cấp to lớn của chính phủ các nƣớc này. Trung bình nông dân ở 30 nƣớc thuộc nhóm OECD hàng năm nhận hỗ trợ bằng 30% tổng giá trị nông nghiệp của họ. Vì thế, cuộc cạnh tranh giữa những nông dân nhỏ Việt Nam với hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện đại, qui mô lớn, đựơc tổ chức chặt chẽ và đƣợc trợ cấp dồi dào là không cân sức. Ngƣời nông dân lại càng không có khả năng thƣơng lƣợng, hợp tác làm ăn với hệ thống các doanh nghiệp nƣớc ngoài giầu có về vốn liếng, mạnh về tổ chức, đƣợc kết nối với các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh để đƣa các hàng nông nghiệp ra thị trƣờng thế giới. Do vậy, mặc dù thị trƣờng quốc tế đƣợc rộng mở, nhƣng ngƣời nông dân khó có thể tự mình tham gia vào “sân chơi” chung ấy với kiểu sản xuất nhỏ lẻ manh mún và tự phát.
Để giải quyết tất cả những vấn đề trên và hỗ trợ cho nông dân, cần có sự “nhập cuộc” của nhiều chủ thể: doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản, các nhà khoa học và sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc. Có nhƣ vậy mới tạo ra đƣợc một hợp lực đủ mạnh để hàng nông sản Việt Nam có chỗ đứng bền vững trên thị trƣờng quốc tế và ngay trên thị trƣờng nội địa. Do vậy, sự “liên kết bốn nhà” là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển sản xuất nông sản hàng hóa hiện nay.
3.2.2. Những thách thức trong “Liên kết bốn nhà” ở huyện Bình Giang:
Mô hình liên kết bốn nhà là một hình thức liên kết phù hợp giúp ngƣời nông dân nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung của huyện Bình Giang phát triển bền vững, nhƣng trong quá trình triển khai còn có rất nhiều thách thức đối với bốn bên tham gia vào mối liên kết này.
*/.Về phía Nhà nƣớc:
- Chính sách về liên kết chƣa hoàn thiện, đồng bộ.
- Việc tổ chức thực hiện về quán triệt chủ trƣơng, chính sách liên kết; việc tổ chức tạo sự gắn kết các nhà…chƣa tốt. Do vậy, các Nhà chƣa có nhận thức, hiểu đầy đủ về chủ trƣơng, chính sách liên kết.
-Cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi…) còn hạn chế, gây khó khăn và cản trở phát triển sản xuất kinh doanh của các Nhà, cũng nhƣ tạo điều kiện gắn kết các Nhà với nhau.
- Công tác quy hoạch còn nhiều hạn chế, bất cập.
- Trình độ học vấn, chuyên môn của các Nhà còn thấp, hạn chế (kể cả nhà khoa học ở địa phƣơng, ngƣời trực tiếp gắn với sản xuất kinh doanh nhà nông).
- Mối liên kết chƣa thực sự bền chặt một phần do nguyên nhân giữa các Nhà chƣa có sự tin tƣởng với nhau.
- Trình độ, nguồn lực của các Nhà còn nhiều hạn chế, khó khăn. */.Về phía Nhà nông
-Trình độ học vấn, chuyên môn còn rất hạn chế.
- Nguồn lực còn hạn chế (nhất là quy mô đất đai), do đó sản xuất chủ yếu chủ yếu có quy mô nhỏ, manh mún từ đó hạn chế đến sự liên kết với các Nhà (nhất là liên kết chính thống).
- Nguồn lực về vốn, tƣ liệu sản xuất cơ bản còn hạn chế, lạc hậu từ đó gây khó