3.2.1. Nhóm các giải pháp chính
3.2.1.3. Công tác thi công
- Trƣớc hết để bảo đảm chất lƣợng của dự án phải làm tốt khâu tuyển chọn nhà
thầu (với các hạng mục công ty không tự thực hiện) qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, nhà thầu phải đủ năng lực, tín nhiệm thực hiện đúng thiết kế các hạng mục của dự án (đối với những dự án lớn, phức tạp cần phải đƣợc thẩm tra và lấy ý kiến của tƣ vấn phản biện để có phƣơng án tối ƣu). Phải gắn trách nhiệm của nhà thầu cùng trách nhiệm của CĐT, khi công trình xảy ra mất an toàn, không đảm bảo chất lƣợng thì chủ đầu tƣ và nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm là chính, không đổ lỗi cho các đơn vị và tổ chức có liên quan.
- Đội ngũ công nhân của nhà thầu, công ty phải tiến hành thƣờng xuyên công tác kiểm tra, sát hạch tay nghề của công nhân, đồng thời hƣớng dẫn, đào tạo họ thông qua các khóa ngắn hạn tại công trƣờng về an toàn lao động, nâng cao tay nghề. Ý thức và trình độ tay nghề đƣợc nâng cao đồng nghĩa với tiến độ và chất lƣợng đƣợc đảm bảo. Ngoài ra, công ty phải có chế độ về tài chính tốt hơn để thu hút những công nhân có tay nghề cao. Hiện nay mức thu nhập của công nhân ngành xây dựng nói chung và trong công ty nói riêng là tƣơng đối thấp.
- Biện pháp thi công xây dựng công trình bảo đảm đúng quy trình quy phạm về kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn lao động. Phải phù hợp với điều kiện thực tế của dự án, của năng lực nhà thầu và đƣợc TVGS, CĐT (Ban QLDA) thông qua trƣớc khi thi công.
- Yêu cầu về chất lƣợng của các công trình ngày một cao vì thế thiết bị, vật tƣ phục vụ thi công phải luôn đƣợc bổ sung, cải tiến để theo kịp trình độ phát triển chung của ngành xây dựng.
- Vật liệu thi công phải đƣợc lên kế hoạch từ trƣớc khi triển khai dự án. Nếu có sự khan hiếm, hoặc tăng giá đột biến trên thị trƣờng các bên tham gia dự án phải trình CĐT và cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giá (nếu trong hợp đồng các bên đã ký có điều khoản này). Không đƣợc phép tùy tiện thay thế bằng các loại vật liệu khác. Ban quản lý dự án phải có quy trình chặt chẽ để nghiệm thu, giám sát vật liệu đầu vào, tránh tình trạng cán bộ TVGS và nhà thầu có móc ngoặc để đƣa những vật liệu không đạt chất lƣợng vào dự án.
Thực hiện:
- Tuân thủ đúng các Quy trình thi công/giám sát đã ban hành.
- Công ty đang phụ thuộc nhiều vào các nhà thầu nhân công, dẫn đến thiếu tính chủ động trong công việc, là một trong những nguyên nhân các công trình chậm tiến độ. Để khắc phục, công ty phải chủ động tuyển chọn, đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao, ký hợp đồng lao động với họ. Muốn vậy, công ty phải có chính sách đãi ngộ tốt (đóng bảo hiểm, mức lƣơng phù hợp, có chế độ khi chờ việc…). Công ty cần phải thực hiện việc tuyển chọn trong thời gian sớm nhất.
- Để phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, công ty phải giao cho phòng kết hợp với Ban QLDA kiểm tra, giám sát biện pháp thi công của các nhà thầu trƣớc khi triển khai thi công, đồng thời rà soát lại các dự án đang triển khai. Tránh tình trạng biện pháp thi công nhà thầu lập ra không đúng quy trình, quy phạm, xa rời với điều kiện thiết bị thực tế của nhà thầu hiện có. Đề xuất này cần phải đƣợc thực hiện sớm để giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra trong quá trình thi công.
- Công ty cần có kế hoạch đầu tƣ giàn giáo, cốppha, vận thăng và một số thiết bị, máy thi công khác để đáp ứng yêu cầu công việc tại các dự án. Hiện công ty thƣờng xuyên phải ký hợp đồng thuê ngoài với các loại vật tƣ, thiết bị nêu trên, điều này làm giảm tính chủ động trong triển khai công việc, trong dài hạn cũng không có lợi về mặt kinh tế. Để thực hiện đề xuất này, công ty cần phải kiểm tra, xem xét, tính toán giữa nhu cầu và thực tế. Đồng thời có lộ trình đầu tƣ hợp lý, tránh lãng phí trong quá trình đầu tƣ.
3.2.1.4. Đơn vị tư vấn
- Các điều khoản trong hợp đồng TVGS phải quy định rõ các điều khoản để nâng cao và ràng buộc trách nhiệm của họ khi giám sát công trình. Để giám sát có tính khách quan phải bảo đảm đơn vị giám sát độc lập với tổ chức thi công xây lắp. Ban QLDA cần phải xử lý nghiêm khắc nếu có trƣờng hợp giám sát kết hợp với đơn vị thi công xây lắp làm sai thiết kế, rút ruột công trình.
- Về công tác khảo sát thiết kế, nhà nƣớc cần phải có các quy định rõ về trách nhiệm của tổ chức này. Phải kiên quyết thực hiện việc xác định trách nhiệm của ngƣời khảo sát, tƣ vấn thiết kế đối với những sai sót trong công tác khảo sát thiết kế và dự toán giá trị công trình, khắc phục tình trạng khảo sát, thiết kế sơ sài qua loa, xa rời thực tế. Tập trung đầu tƣ nâng cao năng lực của các đơn vị tƣ vấn khảo sát thiết kế về con ngƣời và trang thiết bị, rà soát lại các đơn vị có nhiệm vụ tƣ vấn khảo sát thiết kế, những tổ chức và cá nhân không đủ tiêu chuẩn thì kiên quyết xử lý, tránh hiện tƣợng thuê hoặc mƣợn danh nghĩa để khảo sát thiết kế công trình.
3.2.2. Nhóm các giải pháp khác cho công ty
3.2.2.1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý
- Tổ chức sắp xếp lại cơ cấu các phòng ban của công ty một cách hợp lý nhất với lƣợng cán bộ vừa đủ, tăng cƣờng lực lƣợng chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo gọn nhẹ và hiệu quả, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo hƣớng chuyên môn hóa công việc, tức là các thành viên, các phòng ban đảm nhiệm một nhiệm vụ xác định. Giúp cho việc hoàn thành công việc đƣợc tốt nhất và nhanh nhất.
- Tăng cƣờng công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên thành những ngƣời có khả năng làm việc tốt hơn, thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng đƣợc sự thay đổi không ngừng của thị trƣờng.
- Xây dựng các chính sách khen thƣởng hợp lý nhằm thúc đẩy và phát huy đƣợc một cách tốt nhất khả năng của các thành viên trong công ty. Khi một ngƣời hay một nhóm nào đó làm tốt nhiệm vụ của mình, hoặc đƣa ra đƣợc các biện pháp thi công sáng tạo, tiết kiệm chi phí hoặc tạo ra lợi nhuận lớn cho công ty thì cần có mức thƣởng hợp lý.
3.2.2.2. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng
- Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề nhƣ phong tục tập quán, chỗ ở tái định cƣ của ngƣời dân, giá cả đền bù…vấn đề này không chỉ riêng công ty có thể thực hiện đƣợc, nó cần sự hỗ trợ của các cơ quan có liên quan.
- Để giải phóng mặt bằng hiệu quả và đạt thời gian nhanh chóng thì cần chọn
những ngƣời có kinh nghiệm trong vấn đề này, có những ngƣời có khả năng thuyết phục và am hiểu về phong tục tập quán, những ngƣời này sẽ giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng và các thủ tục, hồ sơ đƣợc nhanh hơn.
- Công ty cần nghiên cứu và đƣa ra một giá cả đền bù hợp lý cho ngƣời dân,
đây là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định. Vấn đề này muốn thực hiện tốt cần phải có sự hỗ trợ của của chính sách nhà nƣớc. Nếu xử lý không tốt sẽ dẫn đến khiếu kiện, tranh chấp kéo dài, ảnh hƣởng lớn tiến độ dự án.
- Xây dựng khu tái định cƣ (nếu có) hợp lý cho ngƣời dân trong diện đƣợc đền
bù, làm cho ngƣời dân có chỗ ở mới, hợp lý thì vấn đề đền bù sẽ đƣợc giải quyết nhanh chóng.
- Tăng cƣờng hơn nữa sự liên kết của công ty và các cơ quan hành chính có
liên quan làm cho thủ tục cũng nhƣ quá trình giải phóng mặt bằng đƣợc nhanh hơn và tiện lợi hơn không ảnh hƣởng tiến độ của dự án.
Ngoài những giải pháp đã nêu trên, để hoạt động quản lý dự án mang tính đồng bộ và có hiệu quả, công ty cũng cần phải lưu ý đến một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của tổ chức: Các hoạt động quản lý của một
dự án phải đƣợc đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã nêu ra của dự án và phải đƣợc tiến hành quản lý để mục tiêu đó đƣợc thực hiện.
- Mục tiêu thống nhất về các chức năng: Dù bộ máy quản lý dự án tổ chức theo dạng nào, thì tất cả các bộ phận đó phải đảm bảo sự thống nhất trong điều hành nhằm đảm bảo các mục tiêu của dự án không bị sai lệch.
- Nguyên tắc tinh gọn biên chế cũng nhƣ các bậc quản lý: Với những dự án
quy mô nhỏ thì chỉ nên có một bộ phận quản lý dự án đủ gọn và khi quy mô của dự
án lớn thì phải sử dụng cán bộ của bộ máy một cách thích hợp, có thứ bậc quản lý cụ thể.
- Nguyên tắc về trách nhiệm của từng cá nhân tổ chức: Mỗi một ngƣời trong
ban dự án phải đƣợc giao trách nhiệm cụ thể và phải chịu trách nhiệm về pháp lý và vật chất với nhiệm vụ đƣợc giao, những cán bộ quản lý cấp nào cũng đƣợc xác định quy mô và phạm vi quản lý của mình, trong dự án không có vấn đề nào không đƣợc và không có ngƣời quản lý.
- Nguyên tắc quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân trong tổ chức phải đảm
bảo.
- Nguyên tắc tập trung và lãnh đạo thống nhất.
- Nguyên tắc giám sát và lãnh đạo, giám sát thông qua kế hoạch và giám sát
thông qua các báo cáo và sự kiểm soát của các bộ phận kiểm soát.
- Nguyên tắc kiểm soát: Kiểm soát mang tính thƣờng xuyên để mỗi giai đoạn
cụ thể của của từng dự án nêu trong kế hoạch dƣợc đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và nội dung.
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần Sông Đà – HTC đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của mình trên thị trƣờng xây dựng Việt Nam. Giá trị sản lƣợng của công ty đến nay đã đạt mức gần 300 tỷ đồng/năm, với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm là 20%. Mặc dù vậy, trong năm 2013 do công tác QLDA còn nhiều hạn chế, yếu kém nên giá trị sản lƣợng của công ty không đạt chỉ tiêu.
Với đề tài “Các giải pháp quản lý dự án đầu tư hiệu quả trong Công ty cổ phần Sông Đà - HTC”, trên cơ sở phân tích lý thuyết về các hoạt động quản lý dự án, luận văn đã đƣa ra những đánh giá, nhận định một cách khách quan, khoa học về thực trạng công tác QLDA của công ty hiện nay. Qua phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp phiếu điều tra và kết hợp với các báo cáo đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tác giả đã tìm ra các nguyên nhân chính làm ảnh hƣởng đến sự hiệu quả trong công tác QLDA. Đồng thời đƣa ra các giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với nguồn lực hiện có của công ty, giúp công tác quản lý dự án đƣợc hoàn thiện và hiệu quả hơn. Ngoài ra, luận văn còn khắc họa đƣợc một bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý dự án, thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu sẽ giúp Ban lãnh đạo có cái nhìn tổng quát từ đó đƣa ra những quyết định chính xác cho phát triển chung của công ty. Nghiên cứu đề tài còn giúp tác giả có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách logic, khoa học, biết vận dụng những lý thuyết đã học trong chƣơng trình Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh vào giải quyết vấn đề cụ thể đang tồn tại trong công ty, nơi tác giả đang công tác.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, luận văn vẫn còn những mặt hạn chế, khi chỉ sử dụng hai phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp phỏng vấn và phƣơng pháp phiếu điều tra, trong khi có thể sử dụng thêm các phƣơng pháp nghiên cứu khác. Mặt khác, QLDA là một vấn đề rộng và phức tạp gồm nhiều nội dung khác nhau, vì vậy trong phạm vi của luận văn này tác giả chỉ tập trung phân tích hai nội dung (quản lý chất lƣợng và quản lý thời gian dự án) trong số chín nội dung cơ bản của
hoạt động quản lý dự án, mà chƣa thể đi sâu phân tích các nội dung khác. Đó sẽ là các nội dung cần đƣợc nghiên cứu trong các đề tài tiếp theo.
Dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn, trình độ về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các thầy, cô trong Khoa Quản Trị Kinh Doanh – Trƣờng Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội, cùng các bạn đọc để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Xuân Trƣờng, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh và các đồng nghiệp trong Công ty cổ phần Sông Đà – HTC đã tận tình giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I . Tài liệu tiếng Việt.
1. PGS.TS Từ Quang Phƣơng (2008), Giáo trình Quản lý dự án – NXB Đại
học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội
2. GS.TS. Nguyễn Huy Thanh (2003), Giáo trình tổ chức thi công xây dựng, NXB Xây dựng Hà Nội
3. Nguyễn Đình Thám, Nguyễn Ngọc Thanh (2001), Lập kế hoạch, Tổ chức và
chỉ đạo thi công, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
4. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2007), Tổ chức & Điều hành dự án,
NXB Tài Chính
5. Luật Đấu thầu của Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số
61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
6. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tƣ (2012), Tổng hợp công tác giám sát, đánh giá tổng
thể đầu tư năm 2011
7. Công ty cổ phần Sông Đà - HTC (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2011, 2012, 2013
8. Công ty cổ phần Sông Đà - HTC (2014), Báo cáo tài chính các năm 2011,
2012 và 2013
II. Tài liệu tiếng Anh.
1. Nguyễn Đăng Minh (2009), The Empirical Process design In Japanese
Automobile Manufacturing Plants – Luận văn Tiến sĩ, Đại học Tổng hợp Nagoya, 2. Glenn A.Sears, Richard H. Clough, S.Keoki Sears (2011), Construction Project Management.
3. Project Management Institude (2013), Project Management Body of
Knowledge (PMBOK Guide)– Fifth Edition.
PHỤ LỤC 1
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN I. Phần giới thiệu thông tin của ngƣời phỏng vấn
II. Nội dung của phỏng vấn
Ngƣời đƣợc phỏng vấn, ông………Chức vụ…………..……….
Giới thiệu và giải thích mục đích của cuộc phỏng vấn. Thực hiện phỏng vấn lần lƣợt theo các câu hỏi: 1. Theo ông điểm mạnh và điểm yếu trong các hoạt động quản lý dự án tại công ty là gì?... ……… ……… ……… ……… ………
2. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý dự án của công ty? ………
………
………
………..………
3. Theo ông nhà nước cần hỗ trợ gì cho các công ty xây dựng để quản lý dự án hiệu quả hơn?...
………
………
………..……
4. Ông có đề xuất gì để công ty quản lý hiệu quả dự án đầu tư? ……… ……… ……… ……… ……… Phỏng vấn đƣợc thực hiện vào…..h….ngày…………..… Tại……..………...……….…………