Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý dự án của công ty?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp quản lý dự án đầu tư hiệu quả trong công ty cổ phần sông đà HTC (Trang 58)

- Cán bộ điều hành chƣa đáp ứng đƣợc công việc.

- Một số việc áp dụng những nguyên tắc máy móc, dập khuôn, chƣa hợp lý. Không linh động trong xử lý công việc.

- Kế hoạch tài chính chậm, ảnh hƣởng tiến độ cung cấp vật tƣ vật liệu. - Không lƣờng đƣợc các rủi ro: nhƣ thời tiết, giá vật tƣ vật liệu.

(3). Nhà nƣớc cần hỗ trợ gì cho các công ty xây dựng để quản lý dự án hiệu quả hơn:

- Cần có quy định cụ thể, rõ ràng hơn trong công tác QLDA. - Giảm các thủ tục hành chính.

- Hỗ trợ vốn. (4). Các đề xuất:

- Bố trí cán bộ có đủ năng lực vào các vị trí còn yếu.

- Có kế hoạch cụ thể, chi tiết về nguồn tài chính, vật tƣ, vật liệu cho từng dự án để đảm bảo tiến độ.

- Bổ sung thiết bị, máy thi công hiện đại. Có các quy định chi tiết, nghiêm ngặt về quản lý chất lƣợng.

- Đào tạo cán bộ thƣờng xuyên để nâng cao trình độ.

2.4. Những hạn chế và khó khăn trong quản lý dự án

2.4.1. Hạn chế và khó khăn

Qua phân tích các phiếu điều tra cho thấy, mặc dù nội dung quản lý thời gian, quản lý chất lƣợng dự án lần lƣợt đƣợc đánh giá rất quan trọng và khá quan trọng nhƣng hai nội dung này chỉ đạt hiệu quả ở mức trung bình và thấp. Ngoài ra, nội

dung các cuộc phỏng vấn sâu, với câu hỏi “Theo ông điểm mạnh và điểm yếu trong

các hoạt động quản lý dự án tại công ty là gì?” trả lời về những yếu điểm trong

công tác quản lý dự án của công ty, ba ngƣời đƣợc phỏng vấn đều cho rằng đó là công tác quản lý chất lƣợng và tiến độ của dự án. Ngoài ra, trong Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 ngày 13/1/2014 chỉ ra, các dự án không đạt kế hoạch, hiệu quả thấp, thất thoát, lãng phí là do chất lƣợng của dự án kém, thời gian thi công kéo dài, chậm tiến độ.

Dự án khu đô thị Minh Giang – Đầm Và một số hạng mục đã hoàn thành, bàn giao đi vào sử dụng, tuy nhiên sau một thời gian ngắn (02 tháng) đã xảy ra sụt, lún mặt đƣờng, nứt tƣờng rào…thi công kém chất lƣợng không những làm ảnh hƣởng đến uy tín, thƣơng hiệu của công ty mà còn gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế do phải khắc phục, sửa chữa…Theo kế hoạch, đến ngày 1/8/2012 sẽ thi công xong phần kết cấu Tòa CT1 – Việt Hƣng, nhƣng đến ngày 16/12/2012 mới hoàn thành, việc chậm tiến độ hơn 04 tháng dẫn đến các gói thầu khác không thể triển khai theo hợp đồng đã ký, làm chậm kế hoạch thu hồi vốn, tăng chi phí quản lý. Do thời gian thi công bị kéo dài vào thời điểm cuối năm nên giá nhân công và nguyên vật liệu đều tăng gây thiệt hại lớn về kinh tế cho công ty [7].

Các phân tích trên cho thấy, hoạt động QLDA của công ty đang không hiệu quả có nguyên nhân lớn từ hoạt động quản lý chất lƣợng và quản lý thời gian dự án. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tác giả sẽ tập trung phân tích hai hoạt động nêu trên, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác quản lý dự án

tại Công ty cổ phần Sông Đà – HTC.

Hình 2.5: Sơ đồ phân tích nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý dự án Quản lý dự án kém hiệu quả Chất lƣợng dự án kém Tiến độ dự án chậm Xuất phát từ giai đoạn thực hiện dự án Xuất phát từ gian đoạn chuẩn bị đầu tƣ Xuất phát từ giai đoạn quản lý khai thác và bảo trì Xuất phát từ giai đoạn đầu tƣ xây dựng Do các yếu tố kỹ thuật Do các chủ thể tham gia vào dự án Chậm bàn giao mặt bằng thi công Do các chủ thể tham gia vào dự án Do quy định trong quản lý khai thác, ý thức ngƣời sử dụng Phƣơng pháp thi công chƣa phù hợp. Thiếu máy, thiết bị Trình độ công nhân tham gia dự án thấp Khả năng tài chính không đáp ứng đƣợc yêu cầu thi công. Giá vật liệu có nhiều biến động Do công tác khảo sát TK còn nhiều hạn chế Công tác quản lý, giám sát không tốt Vật tƣ, vật liệu không đúng chủng loại thiết kế Sự điều hành yếu kém của BQLDA. Nhân công thiếu, năng lực thấp Phƣơng pháp, công `nghệ thi công lạc hậu, không phù hợp Các hợp đồng với các thầu phụ khác, các nhà cung cấp không chặt chẽ Lập không kỹ các vấn đề nhƣ khảo sát, tính toán phƣơng án kỹ thuật, hiệu quả Do bị điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán Do cơ chế chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng Do khảo sát thiết kế, tính toán phƣơng án kỹ thuật. Vật tƣ, vật liệu không đúng chủng loại. Phƣơng pháp, thi công chƣa phù hợp. Thiếu máy, thiết bị. . Trình độ nhân công trực tiếp thi công thấp. Công tác quản lý, điều hành, giám sát yếu kém. Khả năng tài chính không đáp ứng yêu cầu thi công.

QL DỰ ÁN KÉM HIỆU QUẢ

2.4.2. Nguyên nhân

Về tư vấn thiết kế: Nguyên nhân chất lƣợng và tiến độ dự án không bảo đảm, phụ thuộc vào việc khảo sát thiết kế, có dự án tính toán không đầy đủ các yếu tố theo quy định dẫn tới thiết kế sai phải điều chỉnh nhiều lần. Có hai vấn đề mà các dự án của công ty hay gặp phải là:

- Thiết kế thƣờng vƣợt quá yêu cầu của dự toán đầu tƣ, sử dụng các loại vật liệu đắt tiền để có tổng mức đầu tƣ cao từ đó có thiết kế phí cao, khi thẩm định và thi công do yêu cầu của tổng dự toán phải cắt bỏ một số hạng mục hoặc chi tiết lại không đƣợc tính toán kỹ do đó đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng và tiến độ dự án.

- Thiết kế không đúng tiêu chuẩn quy chuẩn, chỉ dựa trên kết quả khảo sát sơ sài. Khảo sát sai, dẫn tới thiết kế sai phải điểu chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán làm chậm tiến độ. Đồng thời, cũng là nguyên nhân chất lƣợng công trình thấp, những hiện tƣợng lún, nứt, thấm, thƣờng xảy ra. Hiện tƣợng lún, nứt tại dự án Khu đô thị Minh Giang – Đầm Và là ví dụ điển hình cho việc khảo sát không chi tiết.

Phương pháp thi công chưa phù hợp, thiếu máy, thiết bị: Đƣợc thành lập chƣa lâu nhƣng công ty đã đầu tƣ nhiều trang thiết bị phục vụ công tác thi công. Tuy nhiên, do số lƣợng các dự án công ty phải thực hiện tăng nhanh nên số trang thiết bị hiện có chƣa thể đáp ứng yêu cầu. Mặc dù công ty đã có các biện pháp cải tiến thiết bị, đi thuê những thiết bị còn thiếu, nhƣng do yêu cầu về chất lƣợng ngày càng cao, máy phục vụ thi công ngày một hiện đại, biện pháp đƣợc cải tiến liên tục nên không tránh khỏi sự thiếu đồng bộ và chƣa phù hợp với một số công trình đã và đang thực hiện. Đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lƣợng các dự án thấp và tiến độ chậm.

Vật tư, vật liệu thi công: Do giá cả vật tƣ, vật liệu, cƣớc vận tải thƣờng xuyên biến động theo xu hƣớng tăng. Một số dự án của công ty khi lập dự toán, tƣ vấn thiết kế đã áp giá theo quy định của địa phƣơng tại địa điểm xây dựng công trình. Khi triển khai dự án, công ty thấy lỗ vì giá cả vật tƣ, vật liệu, do vậy đã tìm phƣơng án xin điều chỉnh giá hoặc thay đổi chủng loại vật liệu nhằm bù đắp chi phí về giá nên cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình.

Công tác quản lý, điều hành và giám sát: Mặc dù công tác quản lý, giám sát chất lƣợng, tiến độ dự án là trách nhiệm của CĐT (Ban QLDA), tuy nhiên tại hầu hết các dự án, Ban QLDA thuê tổ chức TVGS. TVGS là nhà thầu tƣ vấn, chịu trách nhiệm về quản lý chất lƣợng, tiến độ dự án. Trong khi năng lực của Ban QLDA còn hạn chế, chƣa có kỹ năng và tính chuyên nghiệp, khi đƣợc giao những dự án có yêu cầu kỹ thuật cao đã giao phó lại toàn bộ công tác quản lý chất lƣợng, tiến độ dự án cho TVGS, mà đơn vị Tƣ vấn đó cũng còn những hạn chế, hợp đồng giữa các bên lại không quy định rõ ràng. Chính vì vậy mà trong một số trƣờng hợp khi trên công trƣờng xảy ra sự cố, hƣ hỏng…cán bộ Ban QLDA không nắm đƣợc trình tự thi công. Điều hành và giám sát dự án với năng lực kém, ý thức trách nhiệm không cao là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí của dự án, chất lƣợng dự án thấp, tiến độ dự án bị chậm. Một ví dụ điển hình về công tác điều hành, quản lý dự án yếu kém, tin tƣởng vào TVGS là tại Dự án CT1 – Khu đô thị Việt Hƣng, công việc ghép cốppha, lắp dựng thép sàn tầng 7 sau khi hoàn thành các bên mới phát hiện sai cao độ, dẫn đến phải tháo dỡ toàn bộ để thi công lạ, không những ảnh hƣởng đến tiến độ mà còn thiệt hại lớn về kinh phí [7].

Trình độ công nhân tham gia thi công trực tiếp: Nhìn chung, trình độ tay nghề, kỹ năng của công nhân lao động tham gia thi công tại các dự án của công ty còn thấp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Mặc dù trình độ nhân công thấp, nhƣng việc đầu tƣ và nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân cũng không đƣợc quan tâm. Trong khi trình độ, kỹ thuật cũng nhƣ yêu cầu về tiến độ, chất lƣợng, mỹ thuật các công trình không ngừng đƣợc nâng lên thì đây đƣợc coi là nguyên nhân gây ra việc chậm tiến độ cho dự án, cũng nhƣ chất lƣợng bị ảnh hƣởng.

Khả năng tài chính của các bên tham gia dự án: Thiếu vốn là một thách thức rất lớn với công ty cũng nhƣ với các nhà thầu tham gia dự án. Một số dự án đƣợc bố trí vốn xây dựng cơ bản thấp, công ty không còn vốn để thanh toán cho phần khối lƣợng công việc các nhà thầu đã hoàn thành. Mặc dù, một số nhà thầu đã khắc phục khó khăn, tự ứng vốn thực hiện dự án nhƣng đến nay họ cũng không muốn tiếp tục ứng vốn. Các nhà thầu cho rằng, nếu tiếp tục bỏ vốn vào dự án sẽ nhận lại tiền

chậm, trong khi đó lãi suất vay ngân hàng quá cao… nên dẫn đến thi công cầm chừng, thậm trí phải dừng thi công.

Chính sách của nhà nước về đền bù giải phóng mặt bằng: Đến thời điểm hiện tại, công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của rất nhiều dự án nói chung. Tại dự án Khu đô thị Minh Giang – Đầm Và của Công ty cổ phần Sông Đà – HTC do còn nhiều vƣớng mắc trong việc giải phóng mặt bằng mà đến nay Gói thầu số 5 vẫn chƣa thể triển khai. Theo kế hoạch đã bị chậm 14 tháng.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn phải kế đến các nguyên nhân sau:

- Do không tuân thủ các quy định nhƣ trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nƣớc trong việc ra quyết định đầu tƣ.

- Do cơ cấu hành chính của chúng ta còn nhiều bất cập và chồng chéo nhau làm cho công việc xin giấy phép cũng nhƣ làm thủ tục chậm trễ.

- Chƣa có đƣợc cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia dự án, do thiếu các quy định pháp lý có tính hiệu lực cao cũng nhƣ các cơ chế hòa nhập hiệu quả để quản lý các mặt phân giới này.

- Chƣa ứng dụng phổ biến các công cụ quản lý dự án tiên tiến vào việc quản lý thời gian và quản lý chi phí của dự án nhƣ: Sử dụng các phần mềm quản lý dự án để tối ƣu hóa việc lập kế hoạch thực hiện dự án và bổ sung nguồn lực, lập báo cáo tiến độ và điều chỉnh kế hoạch.

- Quá trình đào tạo của Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết, ít thực tế làm cho ngƣời lao động gặp nhiều lúng túng trong công việc.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - HTC

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển của công ty

3.1.1. Phương hướng

3.1.1.1. Định hướng

- Xây dựng công ty thành một doanh nghiệp có nền tài chính lành mạnh, phát triển bền vững và ổn định, đa sở hữu, đa ngành nghề, trong đó tập trung vào mũi nhọn là đầu tƣ kinh doanh nhà ở, văn phòng làm việc cao cấp và kinh doanh hạ tầng. Phát triển và củng cố lĩnh vực xây dựng dân dụng và sản xuất công nghiệp, hƣớng vào các công nghệ thi công hiện đại, tiên tiến và các chủng loại sản phẩm cao cấp. Đồng thời, phát triển và mở rộng thêm các ngành nghề có lợi nhuận cao nhƣ: kinh doanh vật tƣ, tƣ vấn đầu tƣ, kinh doanh các sản phẩm tự động hoá…

- Tăng cƣờng các hoạt động hợp tác kinh doanh với các đối tác nƣớc ngoài nhằm huy động nguồn vốn đầu tƣ và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Xây dựng đơn vị thành một doanh nghiệp hƣớng ngoại, nhạy bén và năng động đối với thị trƣờng trong nƣớc và thế giới.

- Lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, không ngừng nâng cao đời sống vật chất cũng nhƣ tinh thần của ngƣời lao động, nhằm phát huy mọi tiềm lực và khả năng sáng tạo của từng cá nhân.

3.1.1.2. Mục tiêu

- Mục tiêu về kế hoạch sản xuất kinh doanh:

+ Phấn đấu đạt mức tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 20%/ năm. + Tỷ suất lợi nhuận chia cổ tức khoảng 25%/năm.

- Mục tiêu tổ chức:

+ Xây dựng công ty thành một doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực đầu tƣ kinh doanh bất động sản và hạ tầng.

+ Thành lập chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. + Thành lập các đơn vị xây lắp, kinh doanh vật tƣ, tƣ vấn đầu tƣ ….

- Mục tiêu đầu tƣ: Hoàn thành công tác đầu tƣ các dự án kinh doanh bất động sản: Dự án khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và, Dự án khu nhà liền kề T2 - Long Biên….Tiến hành tìm kiếm thị trƣờng và triển khai đầu tƣ thêm các dự án kinh doanh bất động sản và hạ tầng tại các thành phố lớn .

- Một số chỉ tiêu chủ yếu trong 2 năm 2014 và 2015 :

- Tốc độ tăng trƣởng giá trị SXKD : bình quân 20%/ năm - Tổng giá trị SXKD đến năm 2015 : 1310 tỷ đồng. - Doanh thu đến năm 2015 : 1000 tỷ đồng. - Nộp ngân sách nhà nƣớc đến năm 2015 : 17 tỷ đồng. - Lợi nhuận sau thuế trong 2 năm : 55 tỷ đồng.

3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn công ty có thể gặp phải

3.1.2.1. Khó khăn

a. Công tác xây lắp: Công trình Chi cục thuế Gia Lâm.

Chậm tiến độ do chủ đầu tƣ thay đổi thiết kế, kết cấu của công trình phải tiến hành thiết kế lại, thời gian chờ và thi công sẽ kéo dài.

Công tác nghiệm thu của CĐT và TVGS còn chậm dẫn đến khó khăn trong quá trình thu hồi vốn.

Giá cả vật tƣ tăng mạnh ảnh hƣởng đến công tác thu tiền của khách hàng và hiệu quả kinh tế.

b. Công tác đầu tƣ:

- Dự án Minh Giang – Đầm Và:

+ Công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chƣa hoàn thiện. Một số gói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp quản lý dự án đầu tư hiệu quả trong công ty cổ phần sông đà HTC (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)