Chính sách nguồn vốn, phân bổ vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai Hà Nội (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý chi đầu tƣ xây dựng tại huyện thanh oai giai đoạn

3.3.1. Chính sách nguồn vốn, phân bổ vốn

Giai đoạn 2010 - 2014 là thời kỳ huyện Thanh Oai có nhiều biến đổi sâu sắc: Trƣớc năm 2010 huyện Thanh Oai là một huyện có nguồn thu nhập

thấp do đó không có điều kiện để phát triển HTKT, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, từ năm 2010 bằng những chủ trƣơng cho đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu ngân sách của huyện nhờ đó ngân sách huyện tăng mạnh. Việc nguồn thu ngân sách huyện tăng mạnh tạo điều kiện tốt cho chi ngân sách huyện đặc biệt là chi đầu tƣ XD của huyện. Trong giai đoạn 2010-2014, đầu tƣ XD bằng vốn NSNN đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tƣ vào các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nƣớc tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện Thanh Oai.

Bảng 3.5: Kế hoạch VĐT XD từ NSNN trong các năm 2010 - 2014 trên địa bàn huyện Thanh Oai

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Năm Chi đầu tƣ XD Tổng chi NSNN Tỷ lệ % chi XD/Chi NS 1 2010 286,003 1.060,842 26,93% 2 2011 200,560 712,469 28,15% 3 2012 242,513 825,534 29,38% 4 2013 275,686 936,750 29,43% 5 2014 219,132 827,553 25,67%

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu - chi NSNN huyện Thanh Oai ,2010-2014)

Cơ cấu sử dụng VĐT XD của huyện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: HTKT(giao thông, cấp thoát nƣớc), giáo dục và đào tạo(Xây mới, cải tạo sửa chữa, nâng cấp các trƣờng mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ), văn hóa (xây dựng, cải tạo các nhà văn hóa của các xã, các thôn, tu bổ, tôn tạo các khu di tích Đình Chùa), y tế (Xây mới, cải tạo sửa chữa các trạm y tế) nông nghiệp và đầu tƣ khác.

qua có quy mô ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng VĐT XD trên địa bàn huyện. Tình hình đầu tƣ trên cho thấy đƣợc nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng tham gia ngày càng nhiều trong các hoạt động đầu tƣ XD, đặc biệt là các công trình giao thông nông thôn, công trình thủy lợi, y tế, văn hóa, giáo dục.

Xét tình hình đầu tƣ XD bằng vốn NSNN trên địa bàn huyện Thanh Oai theo cấu thành thì theo biểu đồ ta thấy chi NSNN cho đầu tƣ xây lắp chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ ở mức ổn định, bình quân khoảng 77% so với tổng chi đầu tƣ XD từ NSNN trên địa bàn huyện. Chi NSNN cho thiết bị khoảng 8% - 9%, chi các loại từ vấn khoảng 10% - 11% còn lại là chi khác. Đầu tƣ xây lắp chủ yếu tập trung vào đƣờng khu vực giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh, mƣơng, các trƣờng học, trạm y tế... góp phần cải thiện điều kiện về cơ sở hạ tầng cho pháp triển kinh tế tới từng xã đặc biệt là các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

3.619.1 3.958.76 3.778.94 3.118.83 3.189.05 77.24 76.92 76.42 77.01 76.85 10.37 10.24 11.05 10.92 10.05 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2010 2011 2012 2013 2014 Chi phí khác Thiết bị Xây lắp Tư vấn

Biểu đồ 3.2: Tình hình thực hiện đầu tư XD bằng vốn NSNN phân theo cấu thành trên địa bàn huyện Thanh Oai.

Có thể khẳng định rằng nguồn vốn NSNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hƣớng đầu tƣ trên địa bàn, là công cụ để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành thông qua phân bổ VĐT tạo ra một khối lƣợng lớn cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của nhân dân thông qua việc đầu tƣ các công trình phúc lợi trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay nhu cầu về VĐT rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách thấp, không thể đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ XD trên địa bàn huyện. Vì vậy với lƣợng vốn từ NSNN có hạn, việc quản lý và sử dụng đạt hiệu quả tốt nhất là vấn đề đang đƣợc các cấp, các ngành trên địa bàn huyện quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai Hà Nội (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)