Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai Hà Nội (Trang 68 - 74)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá thực trạng quản lý chi đầu tƣ xây dựng từ ngân sách nhà nƣớc

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

3.4.2.1. Những hạn chế

Công tác giao kế hoạch đầu tƣ còn bị xem nhẹ, kế hoạch hóa VĐT vẫn còn xảy ra tình trạng bố trí giàn trải, chƣa đạt yêu cầu trọng tâm, trọng điểm trong quản lý hoạt động đầu tƣ, chƣa phù hợp về mặt thời gian đã ảnh hƣởng chung đến hiệu quả quản lý chi đầu tƣ XD từ NSNN, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án. Chất lƣợng xây dựng kế hoạch của huyện nhìn chung còn hạn chế, chƣa bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Chỉ tiêu hình thức(Chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn) đƣợc quan tâm đánh giá hơn là chỉ tiêu chất lƣợng(Chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư). Chẳng hạn nhƣ trong năm 2013 kế hoạch vốn đến tận ngày 15/6/2013 mới đƣợc bố trí cho năm 2013, thời gian để bố trí kế hoạch vốn mất nửa năm, nửa năm còn lại để thực hiện đầu tƣ. Nên công việc thực hiện đầu tƣ rất gấp gáp, vội vàng mang lại hiệu quả đầu tƣ thấp.

Công tác khảo sát, lập dự án đầu tƣ và thiết kế công trình: Trong thời gian qua, mặc dù công tác này đã chú trọng và chất lƣợng từng bƣớc đƣợc cải thiện nhƣng thực tế vẫn còn nhiều dự án không đƣợc khảo sát kỹ lƣỡng để đến khi đi vào thi công phải điều chỉnh, thay đổi dự toán, thiết kế làm mất rất nhiều thời gian. Trên thực tế còn nhiều công trình chạy theo quy mô đầu tƣ, thiết kế chỉ sử dụng vật liệu đắt tiền, yêu cầu sử dụng hệ số an toàn quá mức cần thiết... hoặc thiết kế không phù hợp về mặt mỹ quan do đó sau khi hoàn thành phải tiếp tục chỉnh sửa, thậm chí phải đập bỏ làm lại gây ra lãng phí không cần thiết cho NSNN. Có thể lấy ví dụ tại dự án xây dựng Sân vận động huyện Thanh Oai đƣợc đầu tƣ xây dựng từ năm 2011 thời gian hoàn thành là

tháng 6/2014 với tổng mức đầu tƣ là 52,75 tỷ đồng đƣợc xây dựng với quy mô hoành tráng, một sân bóng đá với hai khán đài A, B mỗi khán đài có sức chứa hơm một nghìn ngƣời. Một sân tenit, một bể bơi thi đấu với một khán đài với hơn 500 chỗ ngồi xây xong để chẳng làm gì.

Bên cạnh đó công tác thiết kế chƣa bám sát mục tiêu, yêu cầu của dự án đã dẫn đến tình trạng khá phổ biến là tổng dự toán lớn hơn tổng mức đầu tƣ nên một số trƣờng hợp phải điều chỉnh tổng mức đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt. Công tác tƣ vấn liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhƣ giao thông, thủy lợi, dân dụng, công nghiệp, văn hóa, giáo dục...hoạt động rất rộng, đối tƣợng công việc phong phú nhƣng chất lƣợng tƣ vấn chƣa cao. Hầu hết các công tác tƣ vấn trên địa bàn ít khi phải đấu thầu, nên chủ đầu tƣ thƣờng chọn các đơn vị ”có mối quan hệ” mà không chú trọng đến kinh nghiệm của họ dẫn đến tình trạng sai sót nhiều, phải bổ sung nhiều lần, làm chậm tiến độ, lãng phí thất thoát vốn đầu tƣ.

Chất lƣợng công tác lập, thẩm định dự toán thiết kế kỹ thuật chƣa cao còn nhiều sai sót về khối lƣợng, đơn giá, định mức trong XD, chƣa phát hiện đƣợc hết các lỗi về giải pháp kiến trúc, kết cấu và dự toán. Do chất lƣợng công tác thẩm định bị buông lỏng nên thực tế dẫn đến tình trạng các quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ khi triển khai thực hiện phải liên tục điều chỉnh, bổ sung tổng dự toán nhằm hợp pháp hóa các chi phí phát sinh nhƣ: Đƣờng Bích Hòa - Cự Khê, trƣờng tiểu học Bình Minh A, trƣờng tiểu học Thanh Cao...

Công tác kiểm tra, thanh tra chƣa đƣợc chú trọng hoặc có thanh tra thì chỉ khi công trình làm xong rồi mới thanh tra chứ không thanh tra toàn diện, xuyên suốt cả quá trình đầu tƣ từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ. Các sai phạm gây ra thất thoát lãng phí vốn đầu tƣ XD từ NSNN phát hiện đƣợc xử lý cũng chƣa nghiêm đã góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

Công tác đấu thầu, chỉ định thầu còn nhiều hạn chế. Quy trình tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp mất nhiều thời gian, mặc dù trong các quy định hiện hành về đấu thầu đã đƣa ra quy định về thời gian thực hiện việc xét thầu nhƣng trên thực tế thời gian cho công việc này thƣờng bị kéo dài. Hồ sơ mời thầu không rõ ràng, nhiều lỗi, các tiêu chí thƣờng mâu thuẫn lẫn nhau, khó hiểu, gây nhầm lẫn trong quá trình lập hồ sơ dự thầu cũng nhƣ trong quá trình xét thầu, một số chủ đầu tƣ còn cố tình lập hồ sơ mời thầu có tiêu chí quá cao so với tiêu chuẩn của gói thầu. Công tác chỉ định thầu cũng còn nhiều bất cập, lựa chọn nhà thầu thiếu hoặc không có kinh nghiệm hoặc tình hình tài chính thiếu lành mạnh làm cho các dự án kém chất lƣợng.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là, do VĐT bị hạn chế, Thanh Oai là một huyện khó khăn của thành phố Hà Nội, mặc dù đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế xã hội nhƣng vẫn ở mức thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tiết kiệm thấp nên nguồn vốn NSNN dành cho đầu tƣ XD còn hạn chế nên khi lập kế hoạch đầu tƣ XD bị ràng buộc bởi nguồn lực về vốn dẫn đến tình trạng bị co kéo đáp ứng cùng một lúc nhiều mục tiêu nên hiệu quả kinh tế thấp.

Thứ hai là, cơ chế quản lý ĐTXD và kế hoạch hóa hoạt động đầu tƣ chƣa đồng bộ và còn nhiều bất cập, sơ hở để bị lợi dụng do bị hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai các quy định của Nhà nƣớc từ đó gây thất thoát, lãng phí vốn NSNN, không đảm bảo đƣợc hiệu quả hoạt động đầu tƣ. Chính vì vậy, cần phải xem xét lại một cách có hệ thống, toàn diện cơ chế chính sách quản lý trong đầu tƣ XD bằng vốn NSNN để kịp thời phát hiện, sửa chữa bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế nhƣng cũng phải đảm bảo tính ổn định của chính sách quản lý.

chung và của huyện Thanh Oai nói riêng trong 5 năm gần đầy cũng chịu ảnh hƣởng chung của tình hình suy thoái kinh tế, do đó các khoản thu theo dự tính không đạt kế hoạch làm bị động cho giải ngân theo tiến độ cho các dự án đƣợc triển khai, nợ đầu tƣ XD tăng. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao làm cho việc chấp hành dự toán khó khăn hơn phải điều chỉnh, bổ sung dự toán do chi phí nguyên vật liệu tăng.

Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề và lĩnh vực chƣa đƣợc quy định cụ thể và giải quyết một cách triệt để nhƣ: Quy hoạch xây dựng, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của từng bên liên quan trong từng giai đoạn của quá trình đầu tƣ. Mà đặc biệt là chƣa có cơ chế khen thƣởng để kích thích cán bộ quản lý chi đầu tƣ XD từ NSNN thực hiện tốt vai trò của mình cũng nhƣ chƣa có chế tài sử phạt thích đáng khi cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ hoặc khi có sai phạm gây thất thoát cho NSNN trong chi đầu tƣ XD.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất là, công tác thực hiện đầu tƣ nhƣ: Công tác triển khai thủ tục đầu tƣ còn chậm so với yêu cầu thực tế. Chất lƣợng công tác tƣ vấn đầu tƣ còn thấp. Hầu hết các công tác tƣ vấn trên địa bàn huyện ít phải đấu thầu, nên các chủ đầu tƣ thƣờng chọn các đơn vị ”có mối quan hệ” mà không chú trọng đến kinh nghiệm của họ dẫn đến tình trạng sai sót nhiều, phải bổ sung nhiều lần. Thậm chí nhiều dự án chƣa kịp khởi công đã phải phê duyệt điều chỉnh dẫn đến kéo dài thời gian triển khai thực hiện các thủ tục CBĐT, chuẩn bị phê duyệt dự án.

Thứ hai là, năng lực của một số chủ đầu tƣ còn chƣa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện mới, thiếu cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nên quá trình triển khai thực hiện đầu tƣ còn nhiều lúng túng, mất thời gian nhất là khâu hoàn thiện thủ tục hành chính. Bên cạnh đó cũng có hiện tƣợng chủ đầu tƣ ở một số xã vô trách nhiệm phó mặc cho đơn vị tƣ vấn triển khai thực hiện

chuẩn bị thực hiện dự án đầu tƣ. Năng lực yếu kém của chủ đầu tƣ cũng làm một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng tới hiệu quả đầu tƣ.

Thứ ba là, vấn đề công tác chất lƣợng hoạch định, quy hoạch đầu tƣ còn hạn chế. Mối quan hệ về công khai quy hoạch và công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khiếm khuyết do đó ảnh hƣởng tới công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án trên địa bàn huyện, nhiều chủ trƣơng đầu tƣ phê duyệt sai vị trí, địa điểm đầu tƣ, thời điểm đầu tƣ.

Thứ tư là, đội ngũ cán bộ luôn thiếu và trình độ không đồng đều trong khi đó khối lƣợng công việc thƣờng xuyên phát sinh tăng luôn là vấn đề bức xúc. Áp lực công việc, phải làm thêm ngoài giờ, làm cả ngày thứ bẩy, chủ nhất diễn ra ở phòng Tài chính kế hoạch, phòng Quản lý đô thị, BQL dự án ĐTXD huyện trong điều kiện thu nhập không tăng tƣơng xứng dẫn đến một số cán bộ chuyển ngành khác trong khi đó việc thi tuyển công chức, viên chức hàng năm để bổ sung cho ngành ngày càng khó khăn, chất lƣợng không cao.

Kết luận chƣơng 3

Trong 5 năm(2010-2014) chi đầu tƣ XD từ NSNN trên địa bàn huyện Thanh Oai ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thạnh Oai, quản lý chi đầu tƣ XD từ NSNN trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, quản lý chi đầu tƣ XD từ NSNN trên địa bàn huyện vẫn còn một số bất cập. Vì vậy trong chƣơng này thực trạng trong từng khâu quản lý(từ khâu lập dự toán.... đến công tác thanh tra, kiểm tra) chi đầu tƣ XD từ NSNN trên địa bàn huyện đƣợc phân tích, chứng minh bằng các số liệu cụ thể để từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu nhất trong từng khâu quản lý.

Đồng thời các nguyên nhân của hạn chế cũng đƣợc kiểm định bằng phƣơng pháp hồi quy thống kê nhằm chỉ ra các nguyên nhân chính gây ra các hạn chế trên. Đây là cơ sở sát đáng cho các đề xuất các giải pháp ở chƣơng tiếp theo. Các giải pháp sẽ tập trung vào những hạn chế nhất và giải quyết các nhân tố có ảnh hƣởng nhiều nhất đến tăng cƣờng quản lý chi đầu tƣ XD từ NSNN trên địa bàn huyện Thanh Oai trong thời gian tới.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN THANH OAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai Hà Nội (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)