CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý chi đầu tƣ xây dựng tại huyện thanh oai giai đoạn
3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra
Trong giai đoạn 2010-2014 hoạt động đầu tƣ XD từ NSNN trên địa bàn huyện Thanh Oai đã góp phần to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện Thanh Oai, tạo sự chuyển biến quan trọng về hạ tầng kinh tế xã hội, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực, chuyển biến nhanh của nhiều ngành, nghề, cải thiện đô thị và nông thôn.
Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XD từ nguồn vốn NSNN còn nhiều yếu kém, hạn chế đặc biệt là các chủ đầu tƣ cấp xã, thị trấn. Nhiều dự án, công trình có tình trạng thi công chậm tiến độ, kéo dài làm tăng tổng mức đầu tƣ, thiếu vốn, phát sinh nợ đọng trong XD ngày một nhiều; Quyết định chủ trƣơng và quyết định đầu tƣ khi chƣa thực sự cần thiết, chƣa căn cứ vào khả năng huy động, bố trí nguồn vốn; tình trạng đầu tƣ dàn trải, nhỏ lẻ, manh mún làm giảm hiệu quả vốn đầu tƣ, hiện tƣợng lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ XD còn nhiều... Theo báo cáo tổng hợp của thanh tra nhà nƣớc huyện Thanh Oai, qua công tác thanh tra từ năm 2010 đến năm 2014 đã phát hiện sai phạm và thu hồi về ngân sách nhà nƣớc số tiền là hơn 3,57 tỷ đồng.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc kém hiệu quả trong công tác quản lý đầu tƣ XD là do: Cơ chế, chính sách về đầu tƣ XD chƣa đồng bộ, thiếu chặt chẽ và thƣờng xuyên thay đổi. Cơ chế quản lý và ĐTXD chƣa rõ ràng, không ổn định. Thông qua hàng loạt các văn bản pháp quy từ Luật, Nghị
định quản lý đến các văn bản dƣới Luật khá đầy đủ nhƣng chƣa đồng bộ và còn có những sơ hở đã bị lợi dụng trong quá trình thực thi các văn bản. Hệ thống văn bản quy định về xây dựng liên tục thay đổi nên tạo ra nhiều khe hở gây thất thoát, lãnh phí VĐT.
Điển hình nhƣ qua thanh tra chƣơng trình xóa bỏ phòng học nhờ học tạm trên địa bàn huyện Thanh Oai theo đề án 135 của UBND thành phố Hà Nội đã phát hiện sự bất hợp lý trong văn bản giữa Bộ xây dựng và Sở xây dựng tham mƣu cho UBND thành phố ký văn bản.
Hệ thống chuẩn mực, định mức áp dụng để quản lý đầu tƣ công trình còn nhiều hạn chế. Tình trạng quản lý đầu tƣ công hiện nay còn nhiều bất cập đã gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng nhiều. Một phần là ở việc xây dựng các chuẩn mực để lập dự toán, thanh quyết toán còn nhiều hạn chế. Các chuẩn mực, định mức này của ta vừa thừa vừa thiếu vừa lạc hậu, có những tiêu chuẩn từ những năm 2000 vẫn còn đƣợc áp dụng và nhất là không đồng bộ. Mặc khác các bộ định mức chuẩn về chi phí chung, về các loại công tác xây lắp, về chi phí vận chuyển, về hệ số đào đắp, vận chuyển đất đá, cát, các quy định về giá cho công trình trọng điểm, cho khu vực và địa phƣơng... vẫn còn chứa đựng nhiều bất cập và gây tranh cãi, khó khăn cho việc quản lý chƣa nói đến vấn đề hiểu sai gây hậu quả cho quản lý.
Có thể lấy ví dụ tại công trình đƣờng giao thông nông thôn xã Dân Hòa nếu áp dụng phần chi phí lán trại là 1% chứ không áp dụng là 2% thì đã tiết kiệm đƣợc 213, 425 triệu đồng. Phần đào đất đổ đi nếu tính đào máy 95%, đào thủ công 5% chứ không tính đào máy 70%, đào thủ công 30% thì đã tiết kiệm đƣợc 325,782 triệu đồng. Hoặc nhƣ phần vận chuyển nếu nhƣ đơn vị thi công hợp đồng đổ thải tại bãi đổ thải của UBND xã Dân Hòa thì sẽ gần hơn rất nhiều với bãi đổ thải của UBND xã Liên Châu thì đã tiết kiện đƣợc 143,12 triệu đồng... Chính điều này đã chứng minh rằng bản thân các cơ chế, chính
sách đã bao hàm những khả năng dẫn tới lãng phí, thất thoát. Từ những vấn đề đó chúng ta cần phải nhanh chóng xây dựng, sửa đổi, bổ sung để có đƣợc một chuẩn mực khách quan, phù hợp, hiệu quả trong quản lý, bảo vệ đƣợc lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể doanh nghiệp và ngƣời lao động. Trong quản lý nếu thiếu hệ thống chuẩn mực này dù có cố gắng đến đâu cũng không đem lại hiệu quả thẩm chí còn phản tác dụng và gây hậu quả.