Phƣơng pháp nghiêncứu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực kho bạc nhà nước ninh bình (Trang 38 - 41)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU LUẬN VĂN

2.2. Phƣơng pháp nghiêncứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.

Trên cơ sở tập hợp các tư liệu, số liệu đã được công bố liên quan đến đề tài, đề tài kế thừa chọn lọc, phân tích và rút ra những nội dung cần được đưa ra nghiên cứu phù hợp với thực trạng của KBNN hiện nay để nâng cao chất lượng thực tiễn của đề tài.

2.2.2. Phương pháp thống kê

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

- Thống kê mô tả (Descriptive statistics): là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là công tác quản lý NNL tại KBNN Ninh Bình.

- Thống kê suy luận (Inferential statistics): là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn. Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng

công tác quản lý NNL của KBNN Ninh Bình nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phântích.

2.2.3. Phương pháp so sánh

So sánh là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.

Trong luận văn này, tác giả đã sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị so sánh số liệu 3 năm (2014 -2016) để nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý NNL của KBNN Ninh Bình dưới các hình thức: so sánh số liệu số lượng cán bộ, trình độ chuyên môn, so sánh về cơ cấu CBCC theo độ tuổi, giới tính... ở các mốc thời gian khác nhau giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện về chất lượng của đội ngũ CBCC của KBNN Ninh Bình để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm nhằm hoàn thiện công tác quản lý NNL của KBNN Ninh Bình.

2.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất

của nó. Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấpbậc. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổbiến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý nguồn nhân lực. Để hiểu được nội dung quản lý nhân lực là gì, trước tiên chúng ta cần phải hiểu được các khái niệm về quản lý và thế nào là nguồn nhân lực.

Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luậnvăn.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiêncứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khácnhau.

Tác giả áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét xem có các nghiên cứu nào liên quan đến công tác quản lý nguồn nhân lực KBNN tỉnh đã được nghiên cứu, các nghiên cứu đó đã được thực hiện như thế nào, kết quả của các nghiên cứu là gì?... phân tích tổng hợp để phát hiện những “khoảng trống” trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.

2.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học

Tác giả thiết kế phiếu điều tra gồm 5 câu hỏi xoay quanh việc đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực tại Kho bạc Nhà nước Ninh Bình.

+ Đối tượng là CBCC đang làm việc tại KBNN Ninh Bình.

+ Do một số lý do khách quan nhất định trên tổng số 162 công chức, tác giả phát ra 122 phiếu và thu về 122 phiếu hợp lệ.

+ Cơ cấu điều tra: 82/102 CBCC nữ và 40/62 CBCC nam. Trong đó, bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 12 trưởng-phó phòng, 2 chuyên viên chính, 1 bảo vệ, 2 lái xe và 103 chuyên viên, cán sự. Tác giả đề cao và tập trung vào ý kiến của các CBCC, họ sẽ là người có cái nhìn khách quan nhất trong công tác quản lý của cấp trên. Tuy nhiên tác giả cũng rất quan tâm đến sự tự đánh giá và đánh giá chéo của các cấp quản lý.

+ Mục đích điều tra phục vụ vào phân tích thực trạng QLNNL ở chương 3 của luận văn, để làm rõ các vấn đề và đánh giá thiết thực nhất công tác QLNNN tại KBNN Ninh Bình từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế còn tồn đọng để làm cơ sở tìm ra giải pháp hoàn thiện công tác QLNN KBNN tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực kho bạc nhà nước ninh bình (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)