Quan điểm và mục tiêu phát triển KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực kho bạc nhà nước ninh bình (Trang 76 - 77)

3.1 .Khái quát về KBNNNinh Bình

4.1. Căn cứ đề ra giải pháp

4.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển KBNN

Căn cứ Quyết định số Số: 138/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, theo đó:

- Quan điểm phát triển:

Chiến lược phát triển KBNN không chỉ là những định hướng, cải cách, phát triển các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của hệ thống KBNN mà còn đề cập đến những lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống Tài chính và các ngành khác có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của KBNN. Do đó, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất cùng các ngành, các tổ chức, các đơn vị liên quan. Việc phát triển KBNN dựa trên cơ sở ổn định, an toàn và hiện đại và từng bước hoàn thiện đồng bộ 3 chức năng cơ bản của KBNN là Quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; Quản lý ngân quỹ và quản lý nợ chính phủ; Tổng kế toán nhà nước Từ đó nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính- ngân sách, đảm bảo tính công khai, minh bạch, khả năng kiểm tra, giám sát ngân sách và các hoạt động tài chính nhà nước.

Do hoạt động của KBNN có liên quan chặt chẽ đến các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước nên Chiến lược phát triển KBNN cũng phải được đặt trong tổng thể chung của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và định hướng đến 2020 của Chính phủ và Chiến lược phát triển ngành Tài chính, mặt khác cũng phải đồng bộ với chiến lược phát triển và chương trình hiện đại hóa của các ngành liên quan như: Ngân hàng, Viễn thông, Công nghệ thông tin,...

Chiến lược phát triển KBNN phải được triển khai trên cơ sở đổi mới triệt để, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực như: Thể chế chính sách và quy trình nghiệp vụ; tổ chức bộ máy; nguồn nhân lực; công nghệ quản lý, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Hoạt động của KBNN phải tiến tới các chuẩn mực, thông lệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực kho bạc, đáp ứng yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực cải cách tài chính công.

- Mục tiêu

Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực kho bạc nhà nước ninh bình (Trang 76 - 77)