Hoàn thiện việc chú trọng đến công tác hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực kho bạc nhà nước ninh bình (Trang 80 - 83)

3.1 .Khái quát về KBNNNinh Bình

4.2. Nội dung giải pháp hoàn thiện công tác quảnlý nguồn nhân lực tạ

4.2.2. Hoàn thiện việc chú trọng đến công tác hoạch định nguồn nhân lực

Có thể nói, trong các chức năng QTNNL thì chức năng thu hút là nền tảng, là tiền đề để thực hiện tốt các chức năng còn lại, trong đó công tác hoạch định NNL sẽ giúp đơn vị có đủ số lượng nhân viên với những phẩm chất phù hợp với yêu cầu công việc. Như đã phân tích ở chương 2, KBNN Ninh Bình hàng năm đều có kế hoạch NNL để đáp ứng nhu cầu thực tế; tuy nhiên, hoạt động hoạch định NNL của KBNN Ninh Bình chỉ là kế hoạch ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu trước mắt, chưa mang tính chủ động và lâu dài. Chính vì vậy, một quy trình hoạch định khoa học, rõ ràng là biện pháp cần thiết đầu tiên cho công tác QTNNL tại KBNN Ninh Bình, cụ thể:

Thứ nhất, hoạch định NNL phải căn cứ vào thực trạng NNL hiện có, mục tiêu và chiến lược phát triển của ngành KBNN đến năm 2020, trong đó cần chú ý đến nhiệm vụ mới đó là quản lý Ngân quỹ Nhà nước, tổng kế toán Nhà Nước và mục tiêu thực hiện Kho bạc điện tử .

Thứ hai, phòng Tổ chức cán bộ phải thường xuyên cập nhật dữ liệu thông tin về NNL hiện có (trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, các lớp đào tạo đang tham gia, chức danh, công việc, cán bộ diện quy hoạch, sắp nghỉ hưu...). Từ đó, thường xuyên phân tích hiện trạng NNL hiện có và đề ra các chiến lược NNL phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển chung của đơn vị.

hợp nhu cầu NNL của toàn đơn vị nên được thực hiện trên cơ sở phối hợp phân tích nhu cầu nhân lực tổng hợp từ các phòng, huyện, các nhóm chức danh và nhu cầu nhân lực được tính toán ở cấp toàn đơn vị về mối quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng công việc và nhân sự, các yếu tố ảnh hưởng.

Thứ tư, phòng Tổ chức cán bộ dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo KBNN tỉnh cần phải xây dựng chi tiết các kế hoạch, chính sách, chương trình thực hiện cụ thể về NNL trong hiện tại và tương lai.

Thứ năm, phòng Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp với lãnh đạo các đơn vị KBNN trực thuộc.

Thứ sáu, cần có sự kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh quá trình thực hiện theo kế hoạch của Ban lãnh đạo, phòng Tổ chức cán bộ để nhận định tình hình và chủ động thích ứng trước những thay đổi.

4.2.3. Hoàn thiện công tác tuyển dụng

Đối với công chức lãnh đạo nên qua thi tuyển, có trắc nghiệm tâm lý về khả năng lãnh đạo và cần được đào tạo trước bổ nhiệm.

Đối với công chức phải qua thi tuyển với các hình thức tuyển khác nhau để lựa chọn được những người giỏi trong số những người giỏi. Thi tuyển cạnh tranh, công khai và công bằng.

Công tác tuyển dụng của KBNN Ninh Bình còn một số hạn chế như: Số lượng tuyển dụng chưa đáp ứng nhu cầu do tỷ lệ thi đạt thấp; hình thức thi tuyển, nội dung thi tuyển chưa thật sự khoa học, chưa tổ chức ôn thi hoặc cung cấp tài liệu cho thí sinh; kết quả tuyển dụng chậm được thông báo dẫn đến tình trạng ứng viên thi đạt nhưng bỏ vệc gây lãng phí kinh phí trong tuyển dụng và tập sự; vẫn còn công chức chưa phát huy được năng lực làm việc.

Với cơ chế hiện nay việc tuyển dụng công chức tại KBNN Ninh Bình được thực hiện theo quy định của KBNN, do đó vấn đề cần hoàn thiện ở đây

là việc tổ chức thực hiện Quy chế tuyển dụng đã sẵn có thông qua các khâu trong tuyển dụng mà KBNN Ninh Bình thực hiện. Do đó để khắc phục tình trạng trên, tác giả đưa ra một số hướng giải quyết như sau.

Thứ nhất, hàng năm đơn vị cần chủ động xác định nhu cầu nhân sự gửi KBNN để xin chỉ tiêu biên chế hàng năm và dự tính cho những năm tiếp theo;

Thứ hai, ban lãnh đạo cần tập trung chú trọng vào việc nâng cao ý thức thực hiện thật tốt quy chế tuyển dụng đang hiện hành và có những thay đổi, cải tiến cho phù hợp với xu thế mới là điều cần thiết trước tiên để cải tiến công tác tuyển dụng; cần kiến nghị với KBNN về những bất cập trong công tác tuyển dụng.

Thứ ba, chuẩn bị bộ tài liệu ôn thi để phát cho thí sinh sau khi nhận đủ hồ sơ tuyển dụng để thí sinh nghiên cứu trước, sau đó mời các chuyên gia có hiểu biết về chuyên ngành Kho bạc để tổ chức ôn thi cho các thí sinh;

Thứ tư, cần đổi mới nội dung thi tuyển theo hướng giảm tỷ lệ thi lý thuyết tăng tỷ lệ thi thực hành, bổ sung thêm phần thi xử lý tình huống và phỏng vấn. Ví dụ phần thi thực hành xử lý tình huống về nghiệp vụ kho bạc và thực hành xây dựng văn bản, qua đó sẽ đánh giá được các kỷ năng làm việc, soạn thảo văn bản và sự nhanh nhạy trong xử lý tình huống của ứng viên, đây là những kỷ năng rất cần thiết đối với công chức ngành Kho bạc. Qua phỏng vấn sẽ đánh giá được kinh nghiệm, đặc điểm cá nhân như tính cách, khí chất, khả năng ứng xử...; từ kết quả này sẽ bố trí sử dụng vào những ví trí, công việc thích hợp.

Thứ năm, việc chọn người hướng dẫn tập sự cho Công chức dự bị cần được quan tâm đúng mức, phải chọn những người có năng lực chuyên môn giỏi,có kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm; kết quả tập sự phải được đánh giá công tâm, khách quan và phải có cơ chế trách nhiệm đối với người hướng dẫn tập sự, tránh tình trạng đánh giá cao hơn năng lực thực tế của công chức dự bị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực kho bạc nhà nước ninh bình (Trang 80 - 83)