Một số đặc điểm của trƣờng Đại học Dân lập Phƣơng Đông có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 67 - 69)

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG

2.1.4. Một số đặc điểm của trƣờng Đại học Dân lập Phƣơng Đông có

quan đến công tác quản trị nhân lực

Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông là trƣờng đại học ngoài công lập ra đời tƣơng đối sớm, là một trong những trƣờng ĐHDL đầu tiên của Hà Nội và của

các trƣờng ĐHDL khác trên địa bàn Hà Nội, khác các trƣờng ĐHCL, các trƣờng đại học Tƣ thục đƣợc thành lập các năm sau này ở một số điểm sau:

+ Trong thành phần Hội đồng quản trị từ khi Trƣờng thành lập đến nay không có đại diện của Tổ chức bảo trợ tham gia. Tổ chức bảo trợ đƣợc quy định trong Quy chế trƣờng đại học Dân lập ban hành theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2000 của Thủ tƣớng Chính phủ, tuy nhiên việc công nhận có các thành phần của Tổ chức này tham gia hay không tùy theo quan điểm của từng Trƣờng, đối với trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông, tổ chức bảo trợ chỉ có trên danh nghĩa khi làm thủ tục xin thành lập Trƣờng - đó là liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Thành phố Hà Nội.

+ Cơ chế quản lý của Nhà trƣờng cũng có những khác biệt cơ bản so với các trƣờng đại học khác. Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông áp dụng cơ chế phân cấp quản lý tài chính, quản lý đào tạo cho các Khoa, Trung tâm. Các Khoa, Trung tâm sẽ đƣợc Nhà trƣờng ủy nhiệm chi trong khoản 50% học phí thu đƣợc của Khoa, Trung tâm đó cho các hoạt động đào tạo, trả lƣơng,v.v… Bên cạnh việc đƣợc chủ động trong các khoản chi, các Khoa, Trung tâm chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý quá trình đào tạo từ khâu quản lý sinh viên, mời giảng viên giảng dạy, quản lý điểm, …

Việc phân cấp quản lý tài chính cũng nhƣ phân cấp đào tạo với mục tiêu nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị đào tạo. Tuy nhiên khâu kiểm tra không sát sao, các quy định, chế tài không chặt chẽ và cƣơng quyết cũng gây những khó khăn cho Nhà trƣờng.

+ Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông là một trƣờng đại học phát triển đa ngành, đa bậc đào tạo. Các ngành nghề đào tạo trong Trƣờng bao gồm: Kinh tế - Quản trị kinh doanh, các ngành Công nghệ, các ngành Kỹ thuật, Kiến trúc, các ngành Ngoại ngữ. Nhà trƣờng đào tạo từ bậc học Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học. Việc phát triển đa ngành học tạo thuận lợi trong

việc thu hút sinh viên theo học tại Trƣờng, tuy nhiên việc phát triển đa dạng ngành học - mà các ngành học này khác rất xa nhau cũng gây nên những khó khăn trong điều hành, quản lý đào tạo. Đồng thời việc phát triển đa dạng các ngành học mà quy mô của mỗi ngành lại tƣơng đối nhỏ cũng là một khó khăn trong hoạch định cũng nhƣ phân công công việc cho các cán bộ, đặc biệt là giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các môn học chuyên ngành, khó đảm bảo đƣợc giờ chuẩn quy định của Nhà trƣờng.

Việc phát triển theo hƣớng đa dạng các bậc đào tạo cũng gặp phải khó khăn, nhất là trong một số năm gần đây việc tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp gặp khó khăn, điều này gây khó khăn trong việc bố trí và tuyển dụng nhân sự trong Nhà trƣờng, nhất là khi Nhà trƣờng áp dụng cơ chế khoán về tài chính và đào tạo.

+ Vấn đề thu hút vốn tham gia xây dựng Trƣờng cũng là một đặc điểm riêng biệt của trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông. Nhà trƣờng quy định, tất cả giảng viên, cán bộ và nhân viên cơ hữu làm việc tại Trƣờng đều phải đóng góp tối thiểu 10.000.000 VNĐ/ngƣời (mƣời triệu đồng). Số tiền này coi nhƣ góp vốn chịu rủi ro với Nhà trƣờng không đƣợc rút ra và đƣợc Nhà trƣờng trả lãi hàng tháng với lãi suất bằng với lãi suất ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)