MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 126 - 129)

+ Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có các văn bản hƣớng dẫn Nhà trƣờng chuyển đổi từ trƣờng ĐHDL sang loại hình trƣờng đại học Tƣ thục, nhất là quy trình chuyển đổi về tài chính, tài sản của các trƣờng ĐHDL nói chung và trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông nói riêng.

+ Đề nghị Chính phủ giúp Trƣờng quỹ đất để mở rộng cơ sở đào tạo nhằm giúp Nhà trƣờng phát triển trong tƣơng lai.

+ Bộ GD & ĐT và các cơ quan chức năng nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện các nội dung của Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020, trong đó có khâu “Đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu tuyển sinh theo hƣớng gắn với điều kiện bảo đảm chất lƣợng đào tạo, yêu cầu sử dụng nhân lực, nhu cầu học tập của nhân dân và tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học” [21]

+ Bộ GD & ĐT cũng nhƣ các cơ quan Nhà nƣớc khác cần đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, bình đẳng, xóa bỏ hẳn quan niệm phân biệt công lập - dân lập (ngoài công lập) trong tất cả các công việc, các hoạt động: tuyển dụng, đào tạo, cơ hội thăng tiến, v.v…

+ Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên làm việc trong các trƣờng đại học ngoài công lập ở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

KẾT LUẬN

Nhân lực là nhân tố quan trọng quyết định cho sự phát triển của bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ trƣờng đại học nào, nhất là trƣờng đại học ngoài công lập nếu muốn cạnh tranh đƣợc với các trƣờng đại học công lập khác. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà giáo dục đại học đang phải đối mặt với một loạt thách thức khi Việt Nam thực hiện mở cửa thị trƣờng giáo dục theo hiệp định WTO. Do vấn đề quản trị nhân lực luôn luôn đƣợc đặt lên hàng đầu và có lẽ chƣa có trƣờng đại học nào, nhất là các trƣờng ngoài công lập có một giải pháp để hoàn thiện tuyệt đối công tác này.

Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận quản trị nhân lực nói chung và những nét đặc thù trong công tác quản trị nhân lực của các trƣờng ĐHDL, luận văn “Công tác quản trị nhân lực của trƣờng Đại học Dân lập Phƣơng Đông” đã làm rõ nguyên nhân làm cho công tác quản trị nhân lực của trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông chƣa đạt hiệu quả cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển của Nhà trƣờng trong hiện tại và tƣơng lai. Luận văn đã đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này - nhất là khi trƣờng đang trong quá trình chuẩn bị chuyển sang tƣ thục. Bên cạnh những giải pháp thuộc về Nhà trƣờng cũng cần có một số giải pháp đồng bộ từ phía Nhà nƣớc, thì mới có tác động tích cực và hiệu quả hơn.

Hy vọng với các giải pháp mà luận văn đƣa ra sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của trƣờng đại học Phƣơng Đông khi chuyển sang đại học Tƣ thục Phƣơng Đông, góp phần đƣa Nhà trƣờng phát triển trở thành đại học tầm cỡ trong nƣớc và khu vực.

Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Quy chế tạm thời Đại học Dân lập, ban hành theo Quyết định số 196/TCCB ngày 21/01/1994.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Giáo dục Đại học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam 2006-

2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thống kê giáo dục và đào tạo 2006,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ giáo dục & Đào tạo (2002), Thông tư hướng dẫn một số điều của Quy

chế trường Đại học Dân lập liên quan đến tổ chức và nhân sự, ngày

22/01/2002.

6. Nguyễn Đức Chính (2003), Tài liệu kiểm định chất lượng giáo dục ĐH,

NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Kim Dung (2005), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê.

8. Vũ Thùy Dƣơng và Hoàng Văn Hải (2008), Giáo trình Quản trị nhân

lực, NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị

nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

10. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp

hoá - hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11. Vân Hạnh (2007), “Các trƣờng ĐH khủng hoảng thiếu tiến sĩ”,

http://www.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2006/12/162449.vip

12. Nguyễn Thanh Hội (2002), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê.

13. Đặng Thành Hƣng (2005), “Những cơ hội và thách thức của Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 14. Đoàn Văn Khải (2005), Nguồn lực con người trong quá trình Công nghiệp

15. Phạm Phụ (1997), “Các vấn đề tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hoá”, Kỷ yếuHội thảo

về Phát triển nguồn nhân lực, Hà Nội.

16. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, Hà Nội.

17. Thủ tƣớng Chính phủ (2000), Quy chế trường Đại học Dân lập, ban hành theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg ngày 18/7/2000.

18. Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Điều lệ trường Đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003.

19. Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường

Đại học Tư thục, ban hành theo Quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày

17/01/2005.

20. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quy chế tổ chức và hoạt động của trường

Đại học Tư thục, ban hành theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày

17/4/2009.

21. Thủ tƣớng Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định về việc cho phép 19 trường

Đại học Dân lập chuyển sang loại hình trường Đại học Tư thục, ban

hành theo quyết định số 122/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006.

23. Trƣờng Đại học Dân lập Phƣơng Đông (2003), Quy chế tổ chức và hoạt

động của trường ĐHDL Phương Đông, ban hành theo Quyết định số

506/QĐ-ĐHPĐ-HĐQT ngày 07/8/2003.

24. Trƣờng Đại học Dân lập Phƣơng Đông (2005), Kế hoạch chiến lược phát

triển trường ĐHDL Phương Đông giai đoạn 2005-2020,

25. Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông, Các báo cáo của các năm 2005-2009.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 126 - 129)