Định hƣớng phát triển giáo dục đại học và giáo dục đại học ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 98)

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN

3.1.1. Định hƣớng phát triển giáo dục đại học và giáo dục đại học ngoà

công lập đến năm 2020

3.1.1.1. Định hướng phát triển giáo dục đại học đến năm 2020

Theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Đảng và Nhà nƣớc coi giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao là nhu cầu cấp bách hàng đầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do vậy đổi mới giáo dục đại học cần đảm bảo sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng, trình độ và chất lƣợng cao cho các ngành nghề, cho các thành phần kinh tế thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội góp phần nâng cao tiềm năng trí tuệ của đất nƣớc.

Với quan điểm chỉ đạo gắn kết chặt chẽ đổi mới giáo dục đại học với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, hiện đại hoá hệ thống giáo dục đại học trên cơ sở kế thừa những thành quả giáo dục đào tạo của đất nƣớc, phát huy

bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại, nhanh chóng tiếp cận xu thế phát triển giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới.

Mục tiêu đặt ra cho giáo dục đại học đến năm 2020 là giáo dục đại học phải tạo đƣợc chuyển biến cơ bản về chất lƣợng, hiệu quả và quy mô, hoàn chỉnh mạng lƣới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc, có sự phân tầng về chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, phù hợp với chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc và của các địa phƣơng.

Phát triển các chƣơng trình giáo dục đại học theo định hƣớng nghiên cứu và định hƣớng nghề nghiệp - ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chƣơng trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lƣợng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Xây dựng một vài trƣờng đại học đẳng cấp quốc tế.

Mở rộng quy mô đào tạo, đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, trong đó khoảng 70 - 80% tổng số sinh viên theo học các chƣơng trình nghề nghiệp - ứng dụng.

Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lƣợng, có phẩm chất đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ

sinh viên/giảng viên của cả hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25% đạt trình độ

tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hƣớng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nƣớc và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học.

Tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, trực tiếp giải quyết những vấn đề thực tiễn phát triển kinh tế xã hội và tăng nguồn thu cho nhà trƣờng.

Đổi mới cơ chế giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng, tín dụng sinh viên trên cơ sở xác lập những nguyên tắc chia sẻ chi phí giáo dục đại học giữa nhà nƣớc, ngƣời học và cộng đồng. Nhà nƣớc thực hiện sự trợ giúp toàn bộ hoặc một phần học phí đối với các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo và cấp trực tiếp cho ngƣời học.

Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý:

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lƣợc, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Đổi mới phƣơng thức tuyển dụng theo hƣớng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với giảng viên bao gồm tiêu chuẩn giảng viên, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy.

- Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ theo hƣớng giao cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nƣớc quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính.

3.1.1.2. Định hướng phát triển các trường Đại học Dân lập

Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020 chỉ rõ:

- Phát triển mạnh các trƣờng đại học cao đẳng ngoài công lập. Tạo điều kiện về chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển xã hội một cách bình đẳng.

- Thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; chuyển cơ sở giáo dục đại học bán công và một số cơ sở giáo dục đại học công lập sang loại hình tƣ thục; hoàn thiện mô hình trƣờng cao đẳng cộng đồng và xây dựng quy chế chuyển tiếp đào tạo với các trƣờng đại học, củng cố các đại học mở để có thể mở rộng quy mô của hai loại trƣờng này. Khuyến khích mở cơ sở giáo dục đại học trong các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu mô hình tổ chức và có kế hoạch cụ thể sáp nhập cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở nghiên cứu khoa học để gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh.

- Định hƣớng đến năm 2010, tỷ lệ sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm tỷ trọng 40% tổng số sinh viên để đƣa quy mô sinh viên đến năm đó đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân.

Thực hiện chủ trƣơng đó của Đảng và Nhà nƣớc, trong quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học, cao đẳng cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa việc thành lập các trƣờng đại học ngoài công lập để đẩy mạnh tốc độ xã hội hóa giáo dục. Điều đó cũng có nghĩa là chuyển đại học ngoài công lập từ vị trí nhỏ bé sang một vị thế mới trong hệ thông giáo dục đại học của Việt Nam.

Ngày 29/5/2006 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định số

122/2006/QĐ-TTg cho phép 19 trƣờng Đại học Dân lập chuyển sang loại hình

trƣờng Đại học Tƣ thục và hoạt động theo quy chế trƣờng Đại học Tƣ thục. Việc chuyển trƣờng Đại học Dân lập sang loại hình trƣờng Đại học Tƣ thục phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, rõ ràng minh bạch về mặt tài sản, vốn; đảm bảo quyền lợi chính đáng của những ngƣời đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển Trƣờng, quyền lợi của ngƣời lao động và quyền lợi của ngƣời học, phù hợp với điều lệ và quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng Đại học Tƣ thục và phù hợp với pháp luật hiện hành.

3.1.2. Chiến lƣợc phát triển trƣờng Đại học Phƣơng Đông đến năm 2020

3.1.2.1. Chiến lược tổng quát

Xây dựng và phát triển ĐH Phƣơng Đông đến năm 2020 thành một cơ sở đào tạo đại học hoàn chỉnh với quy mô trên 15.000 sinh viên, ngang tầm với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Những nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện là:

+ Đổi mới cơ bản và toàn diện các mặt hoạt động mang lại cho giảng viên, cán bộ trong trƣờng một môi trƣờng làm việc thuận lợi, có thể phát huy năng lực và trí tuệ cho sự nghiệp đào tạo và NCKH;

+ Không ngừng nâng cao chất lƣợng giảng dạy với những kiến thức tiên tiến hiện đại và các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết giúp cho ngƣời học luôn có khả năng sáng tạo, lập nghiệp và tiến thân trong nền kinh tế thị trƣờng.

+ Tạo cho ngƣời học một môi trƣờng học tập, nghiên cứu năng động, hấp dẫn;

+ Phấn đấu xây dựng thƣơng hiệu của một cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc gia, ngang tầm với khối các trƣờng đại học trong nƣớc, tiếp cận trình độ các trƣờng tiên tiến trong khu vực và thế giới.

3.1.2.2. Chiến lược cụ thể

* Chiến lược phát triển quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo

+ Loại hình đào tạo, cấp đào tạo:

- Loại hình đào tạo: hệ chính quy, hệ không chính quy, hệ bồi dƣỡng. - Cấp đào tạo: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, ngắn hạn.

Nhà trƣờng đề ra mục tiêu tiếp tục duy trì các ngành nghề đào tạo, chuẩn bị các điều kiện để khi đã quản lý tốt các ngành đã có thì có thể mở các ngành nghề đào tạo mới, ƣu tiên phát triển bậc đại học, hệ chính quy, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao theo yêu cầu thị trƣờng lao động.

+ Cơ cấu ngành nghề, nội dung, chƣơng trình đào tạo:

- Cơ cấu ngành nghề (tập trung cho đào tạo đại học, sau đại học) đáp ứng tối đa yêu cầu phát triển kinh tế xã hội phù hợp với khả năng của đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị học đƣờng.

- Nội dung, chƣơng trình đào tạo cho các bậc học đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại, tác nghiệp, sát với thực tiễn, mang sắc thái của ĐH Phƣơng Đông; trang bị cho ngƣời học năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng nghề nghiệp để khi tốt nghiệp có thể chuyển năng lực học tập thành năng lực lao động, biết tìm việc và tự tạo việc làm. Chuẩn bị cho việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo sau đại học vào năm 2010.

yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện, đổi mới phƣơng pháp đào tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá và sáng tạo thông qua các phƣơng tiện học tập nhƣ sách vở, phƣơng tiện nghe nhìn, công nghệ thông tin...

* Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ-giảng viên, nâng cao năng lực tổ chức quản lý nhà trường

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu là yếu tố quyết định:

- Đến 2012: Đạt tỷ lệ 50% giảng viên cơ hữu trên tổng số giảng viên (trong đó, 50% có trình độ thạc sĩ, 30% TS, GS, PGS), đảm nhiệm 50% khối lƣợng giảng dạy. Phấn đấu để 50% giảng viên cơ hữu có đề tài NCKH.

- Đến 2020: Đạt tỷ lệ 70% giảng viên cơ hữu trên tổng số giảng viên (trong đó, 70% có trình độ thạc sĩ, 35% TS, GS, PGS), đảm nhiệm 75% khối lƣợng giảng dạy. Phấn đấu để 60% giảng viên cơ hữu có đề tài NCKH.

+ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý: đủ trình độ quản lý chuyên môn

và nghiệp vụ, chuẩn bị và bồi dƣỡng đội ngũ kế cận, đảm bảo khả năng thay thế sau 2010. Tăng cƣờng công tác tổ chức, đối ngoại, thanh tra, kiểm tra ...

+ Sử dụng đội ngũ cán bộ bán cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng vào công

tác giảng dạy, bồi dƣỡng giảng viên trẻ, biên soạn bài giảng, NCKH, hƣớng dẫn sau đại học ...

+ Nâng cao năng lực tổ chức quản lý nhà trường, tin học hóa các khâu

công tác quản lí (ICT - Công nghệ thông tin viễn thông là phƣơng tiện điều hành, nối mạng, hoạt động trang Web hiệu quả) tiến tới điện tử hóa ĐH Phƣơng Đông.

* Chiến lược phát triển NCKH và chuyển giao công nghệ

+ Xây dựng ĐH Phƣơng Đông thành một cơ sở vừa giảng dạy vừa NCKH, chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ phục vụ sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, CNH-HĐH đất nƣớc. Hợp tác NCKH và chuyển giao công nghệ với các cơ sở trong và ngoài nƣớc.

+ Thực hiện các dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trƣờng.

+ Nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo, tổ chức, quản lý của Trƣờng.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu các đề tài khoa học chuyên ngành (Công nghệ thông tin, kiến trúc công trình, công nghệ sinh học, cơ điện - điện tử, tài chính ngân hàng, quản lý kinh tế...) và triển khai ứng dụng phục vụ sự nghiệp phát triển nhà trƣờng nói riêng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc nói chung.

+ Tập trung nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục, cải tiến phƣơng pháp dạy học và nâng cao chất lƣợng hiệu quả đào tạo, công tác tin học hoá quản lý nhà trƣờng, ...

+ Mở rộng các dịch vụ NCKH và chuyển giao công nghệ với các tổ chức sản xuất kinh doanh có nhu cầu.

* Chiến lược phát triển các mối liên kết với môi trường KT-XH và hội nhập quốc tế

+ Liên kết với các Trƣờng, các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc để đào tạo tại chức, đào tạo sau đại học, NCKH và gửi cán bộ sinh viên đi bồi dƣỡng, đào tạo.

+ Tăng cƣờng và phát triển hợp tác quốc tế, phấn đấu tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới.

+ Tận dụng tổ chức tốt các đợt thực tập tập trung, thực tập tốt nghiệp cho HSSV tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan...

+ Tuyên truyền, quảng cáo các chƣơng trình đào tạo của Trƣờng thông qua Website của Trƣờng và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.

+ Thƣờng xuyên khảo sát thị trƣờng nhân lực, phân tích nhu cầu đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

+ Lấy ý kiến của các tổ chức kinh tế xã hội về sản phẩm đào tạo và kết quả hoạt động của Nhà trƣờng.

+ Xây dựng mô hình tổ hợp liên kết đào tạo - NCKH, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

* Chiến lược phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật

+ Từng bƣớc hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ - thuật, phƣơng tiện giảng dạy tiên tiến, phấn đấu hoàn chỉnh cơ sở vật chất của một trƣờng đại học qui mô trung bình, có trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm trung tâm, trung tâm Thông tin - Tƣ liệu - Thƣ viện.

+ Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo, NCKH (giảng đƣờng, phòng học đa năng...). Tổ chức khai thác và hoạt động hiệu quả cơ sở vật chất, tạo điều kiện mở rộng và tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trƣờng.

+ Có kế hoạch xin đất, huy động mọi nguồn vốn đầu tƣ tiếp tục xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)