Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 33 - 39)

1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG TRƢỜNG ĐẠI HỌC

1.2.2. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển nhân lực là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lƣợng nhân lực của trƣờng ĐHDL; là điều kiện quyết định để các trƣờng ĐHDL có thể đứng vững và phát triển, hoàn thành tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của một trƣờng Đại học.

Đào tạo nhân lực đƣợc hiểu là các hoạt động cung cấp kiến thức và rèn

luyện kỹ năng cho giảng viên, cán bộ và nhân viên nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn nhất định để có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ công việc của mình.

Phát triển nhân lực là tổng thể các hoạt động cung cấp điều kiện và

môi trƣờng để cho cán bộ giảng viên, nhân viên thu nhận kiến thức, rèn luyện kỹ năng, tu dƣỡng phẩm chất nghề nghiệp nhằm đảm nhận các công việc khó khăn hơn, phức tạp hơn.

Trong quá trình đào tạo, ngƣời lao động sẽ đƣợc bù đắp những thiếu hụt trong học vấn, đƣợc truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn, đƣợc cập nhật hoá kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để hoàn thành tốt những công việc đƣợc giao. Trƣờng đại học ngày càng phát triển, đòi hỏi ngƣời lao động thực hiện khối lƣợng công việc càng lớn, chất lƣợng công việc càng cao, đặt ra vấn đề không ngừng nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động. Các công cụ lao động, trang thiết bị làm việc ngày càng đƣợc cải tiến do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ ngày càng hiện đại, đòi hỏi trình độ kỹ thuật của ngƣời lao động cũng phải đƣợc nâng cao để ứng dụng trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ.

Cùng với việc phát triển Trƣờng, các bộ phận tổ chức trong Trƣờng cũng không cố định mà phải thay đổi, sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu mới. Sự thay đổi này gắn liền với mục tiêu phát triển nhân sự, đó là hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp để ngƣời lao động thực hiện tốt hơn công việc đƣợc giao ở mức độ cao hơn, rộng hơn, và vƣơn lên các đỉnh cao trong sự nghiệp.

Phát triển nhân sự thƣờng đƣợc thể hiện thông qua thăng tiến, đề bạt

ngƣời dƣới quyền vào các chức vụ công tác cao hơn, hoặc giao cho nhân viên làm những công việc có yêu cầu cao hơn, quan trọng hơn, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn so với công việc mà họ đang đảm nhận. Phát triển nhân sự không chỉ nhằm có đƣợc một nguồn nhân sự đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, mà còn là một hình thức đãi ngộ nhân sự thông qua việc làm.

Trong trƣờng Đại học nói chung và trƣờng ĐHDL nói riêng vấn đề đào tạo và phát triển nhân lực là vô cùng quan trọng nhằm mục đích:

+ Trực tiếp giúp giảng viên, cán bộ và nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là khi giảng viên, cán bộ và nhân viên thực hiện công việc

không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn theo yêu cầu đã đề ra hoặc khi nhận công việc mới.

+ Cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới cho giảng viên, cán bộ và nhân viên giúp cho họ có thể thành công với các thay đổi trong công việc, trong cách thức quản lý, trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy,…

+ Giải quyết các vấn đề về tổ chức. Đào tạo và phát triển có thể giúp các nhà quản trị giải quyết các vấn đề về mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với nhà quản trị, từ đó đề ra các chính sách về quản lý nhân lực của trƣờng ĐHDL một cách có hiệu quả.

+ Hƣớng dẫn công việc cho giảng viên, cán bộ và nhân viên mới. + Chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận.

+ Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho giảng viên, cán bộ và nhân viên. Để công tác đào tạo và phát triển nhân lực đạt hiệu quả cao đòi hỏi nhà quản trị phải xác định đƣợc nhu cầu đào tạo của Trƣờng mình, trên cơ sở đó xác định đƣợc nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo thích hợp. Các trƣờng ĐHDL có thể áp dụng các phƣơng pháp đào tạo phổ biến sau:

(*) Đào tạo tại nơi làm việc:

Đây là hình thức đào tạo giảng viên, cán bộ và nhân viên cách thức thực hiện công việc ngay trong quá trình làm việc, trong đó ngƣời học sẽ học đƣợc những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thƣờng dƣới sự hƣớng dẫn của những ngƣời quản lý, những giảng viên có trình độ, có kỹ năng cao, những cán bộ, nhân viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm. Các dạng đào tạo phổ biến nhất tại nơi làm việc gồm có:

+ Kèm cặp, hƣớng dẫn tại chỗ: cách thức tổ chức đơn giản nhất trong quá trình thực hiện công việc. Ngƣời đƣợc hƣớng dẫn sẽ quan sát, ghi nhớ, học tập và thực hiện công việc theo ngƣời hƣớng dẫn đã chỉ dẫn. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để đào tạo cả giảng viên, nhân viên làm việc trực tiếp

và cán bộ quản lý. Đào tạo theo kiểu kèm cặp, hƣớng dẫn tại chỗ có các ƣu nhƣợc điểm:

Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ tổ chức, có thể đào tạo nhiều ngƣời một lúc.

- Ít tốn kém, trong quá trình đào tạo các Trƣờng không cần trang bị các phƣơng tiện, phòng học chuyên biệt, không cần bố trí đội ngũ cán bộ giảng dạy riêng, …

- Các cán bộ, giảng viên, nhân viên nắm đƣợc ngay cách thức giải quyết các vấn đề thực tế và mau chóng có thông tin phản hồi kết quả đào tạo.

Nhược điểm:

- Trong một số trƣờng hợp, với một số công việc cụ thể, ngƣời hƣớng dẫn thƣờng hạn chế về trình độ sƣ phạm, do đó có thể hƣớng dẫn không theo trình tự từ dễ đến khó, không đúng quy trình, khiến ngƣời đƣợc hƣớng dẫn khó tiếp thu. Trong một số trƣờng hợp ngƣời đƣợc hƣớng dẫn, kèm cặp còn học cả những thói quen xấu của ngƣời hƣớng dẫn, sau này sẽ khó sửa.

- Ngƣời hƣớng dẫn có thể cảm thấy học viên là mối đe dọa đối với công việc của họ nên không nhiệt tình hƣớng dẫn.

+ Luân phiên thay đổi công việc: cán bộ, nhân viên đƣợc luân phiên chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác, đƣợc học các nghiệp vụ có thể hoàn toàn khác nhau. Khi đó cán bộ, nhân viên sẽ nắm đƣợc nhiều kỹ năng thực hiện công việc khác nhau, hiểu đƣợc cách thức phối hợp thực hiện công việc của các bộ phận khác nhau trong trƣờng ĐHDL. Luân phiên thay đổi công việc có những ƣu điểm sau:

- Giúp cho cán bộ, nhân viên đƣợc đào tạo đa kỹ năng, tránh đƣợc tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng đƣợc với công việc khác nhau. Các trƣờng ĐHDL có thể bố trí cán bộ, nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp sự hoạt động

của các bộ phận linh hoạt hơn, còn cán bộ, nhân viên có khả năng thăng tiến cao hơn trong nghề nghiệp.

- Giúp cho cán bộ, nhân viên biết đƣợc điểm mạnh, điểm yếu của mình và có kế hoạch đầu tƣ phát triển nghề nghiệp phù hợp.

(*) Đào tạo ngoài nơi làm việc:

Đào tạo ngoài nơi làm việc là các hình thức đào tạo trong đó ngƣời học đƣợc tách khỏi công việc để tập trung hoàn toàn vào việc học tập. Đào tạo ngoài nơi làm việc bao gồm:

+ Tổ chức các lớp học tại các trƣờng ĐHDL: trong một số trƣờng hợp, đối với giảng viên, cán bộ và nhân viên đào tạo kèm cặp không đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng, các trƣờng ĐHDL có thể tổ chức lớp học tại Trƣờng mình. Các lớp học này có thể do Trƣờng tự xây dựng chƣơng trình giảng dạy hoặc có thể liên kết với các cơ sở giáo dục đào tạo khác để mở. Chƣơng trình đào tạo theo hình thức này thƣờng bao gồm 2 phần: lý thuyết và thực hành tại chỗ. Đào tạo theo phƣơng pháp này có các ƣu điểm và hạn chế sau:

Ưu điểm: Học viên đƣợc trang bị hóa đầy đủ và có hệ thống các kiến

thức lý thuyết và thực hành.

Nhược điểm: Cần có các phƣơng tiện và trang thiết bị riêng cho học

tập. Phƣơng pháp này gây tốn kém hơn so với đào tạo tại nơi làm việc.

+ Cử giảng viên, cán bộ và nhân viên đi học ở các trƣờng, lớp chính quy cả ở trong và ngoài nƣớc. Hình thức đào tạo này, ngƣời học sẽ đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ, hệ thống cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành.

Ưu điểm:

- Không can thiệp (ảnh hƣởng) tới việc thực hiện công việc của ngƣời khác, bộ phận khác.

- Học viên đƣợc trang bị đầy đủ và có hệ thống cả kiến thức lý thuyết và thực hành.

- Nếu cử số lƣợng giảng viên, cán bộ và nhân viên đi học nhiều ở một cơ sở có thể tiết kiệm đƣợc kinh phí. Học viên đƣợc trang bị hóa đầy đủ và có hệ thống các kiến thức lý thuyết và thực hành.

Nhược điểm: Hình thức này tốn nhiều thời gian và kinh phí.

+ Hình thức giảng chuyên đề, hội nghị và hội thảo. Học viên sẽ tiếp thu đƣợc nhiều vấn đề mới và đƣợc trao đổi kinh nghiệm làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong thực tiễn.

Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ tổ chức.

- Không đòi hỏi phƣơng tiện trang thiết bị riêng.

Nhược điểm:

- Phạm vi mỗi buổi hội thảo, hội nghị chuyên đề thƣờng hẹp theo một nội dung nhất định.

- Tốn nhiều thời gian.

+ Đào tạo từ xa qua hệ thống trợ giúp của máy tính, đỡ tốn kém thời gian và học đƣợc nhiều kỹ năng mà không cần có ngƣời dạy. Với hình thức đào tạo này ngƣời học có thể chủ động bố trí thời gian phù hợp với kế hoạch cá nhân, ngƣời học ở xa địa điểm đào tạo vẫn có thể tham gia đƣợc các khóa học, chƣơng trình đào tạo có chất lƣợng cao do các chuyên gia đầu ngành giảng dạy.

Ưu điểm:

- Có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần ngƣời dạy. - Học viên có điều kiện học hỏi cách giải quyết các tình huống giống thực tế mà chi phí lại thấp hơn nhiều.

- Cung cấp cho mọi học viên mọi cơ hội học tập trong thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng và tùy thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân và đặc biệt là cung cấp tức thời những phản hồi đối với câu trả lời của ngƣời học là đúng hay sai và sai ở đâu thông qua việc cung cấp lời giải ngay sau câu trả lời của học viên.

- Việc học tập diễn ra nhanh hơn.

- Phản ánh nhanh nhạy hơn; tiến độ học và trả bài là do học viên quyết định.

Nhược điểm:

- Chỉ hiệu quả về chi phí khi sử dụng cho số lớn học viên. - Yêu cầu nhân viên đa năng để vận hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác quản trị nhân lực của trường đại học dân lập phương đông (Trang 33 - 39)