1.4. Các mô hình quản trị chấtlƣợng và giới thiệu chung về hệ thống quảnlý chất
1.4.2. Lý do áp dụng ISO9000
Động lực thúc đẩy các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 có thể phân loại theo hai loại chính: động lực bên trong và động lực bên ngoài. Động lực bên trong chủ yếu liên quan đến mục tiêu cải tiến tổ chức, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, cải tiến các quá trình nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, kiến thức, kỹ năng và năng lực của cán bộ công nhân viên; còn động lực bên ngoài liên quan đến các vấn đề nhƣ quảng cáo và tiếp thị, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, cải thiện sự hài lòng của khách hàng, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới, mở rộng thị trƣờng và tăng thị phần...
Chứng chỉ ISO 9000 trong một số trƣờng hợp đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ tiếp thị (Poksinska và cộng sự, 2002). Mặt khác, Jones và cộng sự (1977) đƣa ra khái
15
niệm hai loại tổ chức khác biệt về mục đích áp dụng ISO 9000 khác nhau. Các “công ty không phát triển” đăng ký chứng chỉ ISO 9000 bởi tâm lý chỉ muốn có chứng nhận về chất lƣợng quản lý. Còn “các công ty phát triển” áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 bởi niềm tin vào lợi ích nội bộ có thể đạt đƣợc từ ISO 9000.
Cụ thể hơn, Magd và Curry (2003a) kết luận rằng những lý do quan trọng nhất thúc đẩy các tổ chức áp dụng ISO 9000, bao gồm: cải thiện hiệu quả của hệ thống chất lƣợng; áp lực từ các đối thủ cạnh tranh, đối tác nƣớc ngoài; đáp ứng nhu cầu từ phía chính phủ; và thực hiện theo yêu cầu từ phía khách hàng. Một số doanh nghiệp cũng tuyên bố nếu không có chứng chỉ ISO 9000, họ không thể đạt đƣợc một số lƣợng đáng kể các hợp đồng (Douglas và cộng sự, 2003).